Ốm nghén song thai có khiến bà bầu mệt mỏi gấp đôi hay không?

Chúng ta vẫn thường cho rằng mang thai đôi thì tất cả mọi thứ đều sẽ gấp đôi. Vậy hiện tượng ốm nghén song thai thì sao, có khiến mẹ mệt gấp đôi không?

Cùng bau.vn tìm hiểu về ốm nghén song thai trong bàu viết dưới đây nhé.

Ốm nghén song thai có nghiêm trọng hơn đơn thai không?

om nghen song thai

Thai kỳ của mỗi người không giống nhau. Vì vậy, rất khó có thể so sánh được mức độ ốm nghén song thai có nghiêm trọng gấp đôi so với ốm nghén đơn thai hay không. Tuy nhiên, trên thực tế thì khá nhiều mẹ bị ốm nghén song thai nặng hơn thai kỳ bình thường.

Nguyên nhân chính gây ra tình trạng ốm nghén chính là hormone thai kỳ. Nồng độ hormone thai kỳ sẽ cao hơn khi mẹ bầu mang thai đôi. Do đó, mẹ bầu mang song thai sẽ cảm thấy buồn nôn nhiều hơn trong ba tháng đầu thai kỳ.

Tương tự như hầu hết các thai kỳ đơn thai, tình trạng ốm nghén song thai sẽ giảm sau 12 đến 14 tuần thai. Bên cạnh đó, không phải cứ mang thai đôi thì chắc chắn tình trạng ốm nghén sẽ nặng hơn bởi thực tế nhiều mẹ bầu đa thai cho biết họ không hề gặp phải bất cứ triệu chứng ốm nghén nào trong suốt thai kỳ.

Ốm nghén song thai có khiến bà bầu mệt mỏi gấp đôi không?

om nghen song thai

Dù rằng không phải mẹ bầu mang thai đôi nào cũng có triệu chứng ốm nghén. Tuy nhiên, khi mang thai nhiều hơn một em bé trong bụng thì mệt mỏi hơn là điều không thể tránh khỏi.

Gần như hầu hết các mẹ bầu dù mang đơn thai hay đa thai thì cũng dễ rơi vào trạng thái buồn ngủ và kiệt sức trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ. Tuy nhiên, mẹ bầu mang đa thai sẽ dễ mệt mỏi hơn vì cơ thể phải tăng cường làm việc để nuôi dưỡng nhiều hơn một em bé.

Ốm nghén song thai thoạt nghe có thể khiến mọi người liên tưởng đến mức độ ốm nghén gấp đôi so với thai kỳ bình thường bởi mẹ đang mang những hai em bé trong bụng. Tuy nhiên, mức độ ốm nghén sẽ cũng tùy thuộc vào cơ địa của thai phụ hơn là do số thai nhi trong bụng. Mặc dù vậy, khi mang song thai, bà bầu sẽ dễ bị mệt mỏi cũng như gặp nhiều rủi ro hơn thai kỳ bình thường rất nhiều. Vì vậy bà bầu cần theo dõi thai kỳ của mình thật cẩn thận và sát sao để đảm bảo sức khỏe của mình thật tốt cho đến gần ngày dự sinh.

Một số lưu ý cho mẹ mang thai đôi

Bên cạnh ốm nghén thì trọng lượng cơ thể, hàm lượng dinh dưỡng, số lần khám thai và thậm chí rủi ro cũng cao hơn rất nhiều khi mẹ mang thai đôi. Vì vậy, có một số điều mẹ bầu mang thai đôi cần lưu ý:

  • Mẹ bầu mang thai đôi cần nhiều axit folic hơn so với bình thường. Lượng axid folic cho thai kỳ đơn là khoảng 0.4mg nhưng mẹ bầu mang song thai sẽ cần đến 1mg. Axid folic rất cần thiết để giúp phòng chống khuyết tật ống thần kinh ở thai nhi đầu thai kỳ.
  • Mẹ bầu mang thai đôi sẽ gặp phải tình trạng xuất huyết khi mang thai nhiều hơn. Nếu tình trạng đốm máu nhỏ mà không kèm theo các triệu chứng khác như sốt, chuột rút, choáng váng là hiện tượng bình thường. Tuy nhiên, nếu mẹ nhận thấy có các biểu hiện khác cùng với chảy máu thì mẹ cần đến ngay các cơ sở y tế để bởi chảy máu bất thường trong giai đoạn đầu thai kỳ có thể là dấu hiệu của hiện tượng sảy thai. Đặc biệt, hiện tượng này khá phổ biến đối với các thai kỳ đa thai.
  • Mẹ bầu mang thai đôi thường sẽ chuyển dạ sinh con sớm hơn so với ngày dự sinh .Đồng thời, tỷ lệ mẹ mang song thai sinh mổ cũng phổ biến hơn bởi nguy cơ và rủi ro đối với thai kỳ đa thai cao hơn nhiều so với thai kỳ đơn thai. Vì thế các bác sĩ sẽ phải xem xét để lựa chọn phương pháp tốt nhất nhằm bảo đảm sức khỏe cho cả bà bầu và thai nhi trong bụng.

Nguồn : bau.vn

  • Mẹ bầu thèm ăn suốt ngày: Bình thường hay dấu hiệu bất ổn?

    Mẹ bầu thèm ăn suốt ngày: Bình thường hay dấu hiệu bất ổn?

    Trong suốt thai kỳ, nhiều mẹ bầu thường xuyên cảm thấy đói hoặc thèm ăn một cách bất thường — thậm chí chỉ vừa ăn xong vẫn thấy muốn ăn tiếp. Cảm giác này có thể khiến mẹ bối rối, lo lắng không biết cơ thể mình có đang gặp vấn đề gì không, liệu có ảnh hưởng đến thai nhi không. Vậy, hiện tượng thèm ăn liên tục khi mang thai có phải là điều bất thường?
  • Mẹ bầu đái tháo đường nên ăn gì? Gợi ý thực phẩm giàu vi chất, an toàn cho thai kỳ

    Mẹ bầu đái tháo đường nên ăn gì? Gợi ý thực phẩm giàu vi chất, an toàn cho thai kỳ

    Trong thai kỳ, việc kiểm soát đường huyết là vô cùng quan trọng đối với những mẹ bầu mắc đái tháo đường. Bên cạnh việc tuân thủ chỉ định y khoa, chế độ dinh dưỡng hợp lý chính là "chìa khóa vàng" giúp đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, không ít mẹ bầu băn khoăn: ăn gì để vừa kiểm soát đường huyết, vừa bổ sung đủ vi chất thiết yếu cho sự phát triển của em bé?Dưới đây là danh sách những thực phẩm giàu vi chất nhưng vẫn an toàn cho mẹ bầu bị đái tháo đường, được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị.
  • Vì sao mẹ bầu hay mất ngủ? 6 nguyên nhân thường gặp và cách cải thiện tự nhiên

    Vì sao mẹ bầu hay mất ngủ? 6 nguyên nhân thường gặp và cách cải thiện tự nhiên

    Mang thai là một hành trình kỳ diệu nhưng cũng đầy thử thách, đặc biệt là với giấc ngủ. Rất nhiều mẹ bầu than phiền về tình trạng mất ngủ, khó ngủ hoặc ngủ chập chờn trong suốt thai kỳ. Giấc ngủ không chất lượng không chỉ khiến mẹ mệt mỏi, cáu gắt mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Dưới đây là 6 nguyên nhân phổ biến gây mất ngủ khi mang thai và những cách khắc phục tự nhiên, an toàn mà mẹ bầu có thể áp dụng ngay tại nhà.
  • Lưu ý cho bà bầu khi quan hệ tình dục

    Lưu ý cho bà bầu khi quan hệ tình dục

    Nhiều người vẫn cho rằng phụ nữ mang thai cần kiêng hoàn toàn việc quan hệ tình dục để đảm bảo an toàn cho thai nhi. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết, việc quan hệ trong thai kỳ không nhất thiết phải kiêng tuyệt đối. Nếu được thực hiện đúng cách và an toàn, chuyện chăn gối trong giai đoạn này không những không gây hại mà còn mang lại lợi ích cho cả mẹ và bé. Vậy khi mang thai, cần lưu ý gì khi quan hệ tình dục để đảm bảo an toàn?
  • Thực phẩm vàng cho thai kỳ: 10 loại trái cây tốt cho sức khỏe mẹ và bé

    Thực phẩm vàng cho thai kỳ: 10 loại trái cây tốt cho sức khỏe mẹ và bé

    Ba tháng đầu thai kỳ là thời điểm quan trọng trong sự phát triển của thai nhi. Việc lựa chọn thực phẩm phù hợp, đặc biệt là trái cây giàu dưỡng chất, sẽ giúp mẹ bầu cải thiện sức khỏe, giảm ốm nghén và hỗ trợ bé yêu phát triển toàn diện ngay từ những ngày đầu.
  • Mang thai vẫn nên vận động: Vì sao tập thể dục lại tốt cho mẹ và bé?

    Mang thai vẫn nên vận động: Vì sao tập thể dục lại tốt cho mẹ và bé?

    Mang thai là hành trình tuyệt vời nhưng cũng đầy thay đổi đối với cơ thể người phụ nữ. Bên cạnh việc nghỉ ngơi và dinh dưỡng hợp lý, tập thể dục nhẹ nhàng cũng đóng vai trò rất quan trọng để giúp mẹ bầu khỏe mạnh và chuẩn bị tốt nhất cho hành trình "vượt cạn". Dưới đây là 5 lý do mẹ bầu nên duy trì việc tập thể dục đều đặn trong thai kỳ.