Góc giải đáp: Bà bầu ăn được lá lốt không? Công dụng của lá lốt

Bà bầu có được ăn lá lốt không? Nếu đây là thắc mắc của bạn, thì hãy cùng Bau.vn tìm câu trả lời dưới bài viết này nhé!

1. Công dụng của lá lốt

Lá lốt giàu chất chống oxy hóa, đặc biệt tốt cho người bị bệnh tim và cao huyết áp. Vị cay nồng của lá lốt giúp dậy mùi món ăn. Trong y học, lá lốt có tác dụng làm ấm bụng, giảm đau nhức xương khớp, trị nôn mửa, đầy hơi…

ba bau an la lot

cay-la-lot-chua-dau-nhuc-xuong-khop

Lá lốt không phải là thực phẩm chú trọng cho phụ nữ mang thai, tuy nhiên các mẹ bầu ăn vào cũng không gây hại cho sức khỏe.

2. Bà bầu ăn được lá lốt không?

Kinh nghiệm dân gian cho rằng bà bầu có thể ăn lá lốt để hỗ trợ tiêu hóa, giảm ốm nghén, ăn uống ngon miệng hơn. Lá lốt có tính kháng sinh và sát khuẩn nhẹ, ngoài ra còn chứa nhiều vitamin.

Tuy nhiên, những người tiền sử mang thai khó thì nên hỏi ý kiến bác sĩ về việc ăn lá lốt. Món ăn này bạn có thể sử dụng 1-2 lần 1 tuần, vì ăn thường xuyên sẽ dẫn đến tích tụ nhiệt trong người, không tốt cho bà bầu.

Một số thông tin cho rằng, phụ nữ sau sinh đang cho con bú ăn lá lốt có thể dẫn đến tình trạng mất sữa. Đây là thông tin chưa có sự xác thực. Nếu mẹ bầu nào thấy việc ăn lá lốt khiến trẻ không thích bú mẹ thì nguyên nhất rất có thể do vị cay nồng của lá lốt. Khi ấy, các mẹ nên ngừng việc ăn lá lốt.

3. Công dụng của lá lốt đối với bà bầu

Lá lốt giúp mẹ bầu trị bệnh phụ khoa 

Khi mẹ bầu mang thai có thể bị viêm nhiễm âm đạo, bị nấm, ra nhiều khí hư khiến ngứa ngáy khó chịu. Trong trường hợp này, các mẹ có thể nấu nước lá lốt để rửa vùng kín.

ba bau an la lot

Nước lá lốt đun sôi chữa bệnh phụ khoa

Cách làm: bạn chuẩn bị 50 gram lá lốt, 20 gram phèn chua, ít nghệ. Cho tất cả vào nồi, đổ nước ngập 2 đốt ngón tay rồi đun sôi. Sau khi nồi nước sôi, bạn vặn nhỏ lửa, đun liu riu từ 10-15 phút cho tới khi chỉ còn một bát nước thì chắt đổ vào thau. Thêm nước lạnh vào cho đỡ nóng rồi dùng rửa âm đạo.

Lá lốt giúp mẹ bầu trị tàn nhang, nám, nổi mụn

Lá nốt chứa chất phenol, có khả năng ức chế hoạt động của vi khuẩn gây ra mụn, giảm viêm sưng tại các ổ mụn. Vitamin và chất xo trong lá lốt khi thấm vào làn da sẽ giúp cân bằng độ pH, tránh tình trạng đổ dầu gây bít lỗ chân lông.

Lá lốt cũng giúp tẩy da chết nhẹ, giúp da phục hồi nhanh sau mụn. Hoạt chất alcaloid trong lá lốt không chỉ có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm da mà còn giúp làn da trắng sáng hơn, chữa tình trạng nám sạm khi mang thai.

Cách xông mặt với lá lốt: Bạn đun sôi một nắm lá lốt với nước, rắc thêm tí muối vào để tăng tính sát khuẩn. Đun liu riu thêm 3 phút thì tắt bếp. Bạn đặt nồi nước trước mặt, để cách xa chừng 25 cm rồi trùm khăn lên đầu để xông hơi. Sau đó, bạn có thể lấy lá lốt và xoa xoa lên mặt ở mọi ngóc ngách, từ cánh mũi đến rìa mắt. Lá lốt ấm nóng đem lại cảm giác dễ chịu cho da mặt. Dùng nước lá lốt vắt khăn rửa mặt rất tốt.

 

 

Nguồn : Sức khỏe 24h