Hé lộ cách chăm sóc vết mổ sau sinh nhanh lành và hạn chế sẹo

Có những mẹ may mắn có thể sinh thường và chỉ cần chăm sóc đơn giản cũng có thể hồi phục nhanh chóng. Nhưng với một số mẹ, trong quá trình chuyển dạ, vì một lý do nào đó mà bác sĩ sản khoa phải chỉ định sinh mổ. Mổ đẻ để lại sẹo luôn là vấn đề được các mẹ quan tâm và lo lắng. Dưới đây là cách chăm sóc vết mổ sau sinh nhanh lành, không để lại sẹo.

Chăm sóc vết mổ trong tuần đầu khi mới sinh con

  • Ở tuần đầu tiên, vết mổ chưa khô, vì thế các bác sĩ phụ sản sẽ vệ sinh vết mổ cho bạn. Sản phụ thường dùng những loại thuốc kháng sinh, giảm đau, co hồi tử cung, để tránh.tình trạng vết mổ bị nhiễm trùng hay các biến chứng nguy hiểm khác. Khi mới mổ xong và hết thuốc tê, bạn sẽ cảm thấy đau  ở vị trí mổ. Trong trường hợp bị đau quá, bạn nên gọi bác sĩ đến kiểm tra lại để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
  • Các mẹ cũng lưu ý chỉ khâu đa phần là loại chỉ có thể thấm hút, loại chỉ này ở trong.cơ thể và sẽ tự tiêu hết sau 6 tuần mà không cần các phương pháp cắt chỉ khác. Tuy nhiên, do cơ địa và do vấn đề vệ sinh, một số sản phụ sau sinh có thể xuất.hiện dấu hiệu cơ thể không chấp nhận chỉ khâu, dẫn đến nhiễm trùng, vết thương mưng mủ.
  • Vì vậy, bạn cần để ý kỹ, nếu trong khoảng 2 tuần vết mổ có dấu hiệu ngày.càng đau hơn, chảy nhiều mủ… thì nên đến bệnh viện cắt chỉ, chăm sóc đặc biệt nhằm ngăn ngừa nguy cơ viêm nhiễm vết mổ.

Chăm sóc vết mổ đẻ tuần thứ hai sau sinh

  • Sau khi các mẹ sinh mổ thành công, ở tuần thứ 2 trở đi các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra vết mổ rồi cắt chỉ. Tuy nhiên, nếu bạn khâu bằng chỉ tự tiêu thì không phải làm việc này. Ở tuần này bạn nên lau người, vệ sinh cơ thể sạch sẽ bằng nước ấm. Nếu thấy cơ thể khỏe mạnh, thì có thể tắm nhanh bằng nước ấm. Không nên ngâm mình trong nước quá lâu sẽ làm ảnh hưởng tới vết mổ. Sau khi tắm xong, nên lau người sạch sẽ, dùng bông thấm khô xung quanh vết mổ.

Chăm sóc vết mổ sau sinh nhanh lành và hạn chế sẹo - ảnh 2

  • Nên dùng dung dịch sát khuẩn lành tính, không gây kích ứng da để lau vết mổ. và vùng da xung quanh để giúp vết mổ mau lành, tránh bị nhiễm trùng. Đặc biệt, nên để vết mổ khô thoáng tự nhiên, không nên dùng bông băng bịt kín.
  • Sau khoảng 2 đến 3 tuần vết mổ tạo thành sẹo. Vết sẹo trong thời kỳ hồi phục bắt đầu sẽ có hiện tượng sưng, phồng nhẹ, màu sắc cũng đậm hơn so với màu da bình thường. Nhưng trong vòng 6 tuần sau khi phẫu thuật, vết sẹo sẽ co lại rõ rệt.
  • Vết thương do mổ đẻ chỉ dài khoảng 11-15cm. Cùng với việc vết mổ lành lạiu, màu sắc của vết sẹo cũng dần dần gần với màu da hơn vàco lại, về cơ bản không ảnh hưởng gì đến thẩm mỹ bên ngoài. Bạn có thể thấy xuất hiện hiện tượng đau ngứa trong quá trình này. Lưu ý là không được gãi, nhằm tránh kích thích da mạnh hơn, gây tổn thương vết mổ.

Cách chăm sóc vết mổ sau sinh nhanh lành và không để lại sẹo

  • Nhớ thay băng theo lịch của bác sĩ và rửa tay thật sạch trước khi tiến hành thay băng gạc.
  • Mặc quần áo rộng rãi giúp vết mổ thoáng khí, ngăn ngừa việc cọ xát, kích thích đến vết mổ.
  • Việc giữ cho vết mổ sạch sẽ, không bị nhiễm trùng, sẽ giúp cho vết mổ nhanh lành.
  • Sử dụng các dung dịch kháng khuẩn để rửa vệ sinh vết mổ. Do đặc thù vết mổ là vết thương hở, nên các mẹ nên lựa chọn các dung dịch sát khuẩn hiệu quả cao.mà không gây xót, có khả năng giúp vết thương nhanh lành.

Vận động sau sinh mổ như thế nào để nhanh hồi phục?

Sau sinh mổ, các sản phụ được khuyến cáo là nên vận động sớm để tăng lưu thông toàn hoàn giúp vết mổ nhanh liền,  chống dính ruột và nhanh hồi phục. Sản phụ sẽ được hướng dẫn vận động nhẹ nhàng tại giường ngay trong ngày đầu tiên sau mổ đẻ; sau đó sẽ tập ngồi dậy, ra khỏi giường. Sang ngày thứ 3, sản phụ sẽ tập đi lại quanh phòng và sinh hoạt gần như bình thường.

Khoảng 4 – 6 tuần sau sinh, sản phụ có thể tham gia các bài tập thể dục trở lại bình thường.

Bên cạnh đó các chị em cũng cần phải chú ý tới chế độ ăn uống hợp lý, bởi vì chế độ ăn cũng là yếu tố khá quan trọng quyết định tới việc vết mổ hạn chế để lại sẹo.

Nguồn : bau.vn

  • Mẹ bầu nên ăn gì để không bị tăng cân quá mức mà con vẫn phát triển toàn diện

    Mẹ bầu nên ăn gì để không bị tăng cân quá mức mà con vẫn phát triển toàn diện

    Rất nhiều mẹ bầu lo lắng về việc tăng cân quá nhiều nhưng con vẫn thiếu cân. Để thai nhi phát triển khỏe mạnh mà mẹ không bị tăng cân quá mức, cần có một chế độ ăn uống đủ chất, đúng cách. Dưới đây là những nguyên tắc và thực phẩm giúp vào con mà không vào mẹ!
  • Một số mẹo chữa bệnh trĩ cho phụ nữ sau sinh dễ thực hiện tại nhà

    Một số mẹo chữa bệnh trĩ cho phụ nữ sau sinh dễ thực hiện tại nhà

    Bệnh trĩ sau sinh gây ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý cũng như sức khoẻ của người mẹ. Lúc này điều trị nội khoa là phương pháp hữu hiệu nhất đối với mẹ cho con bú.
  • Ứ mật thai kỳ là gì? Những vấn đề xoay quanh ứ mật thai kỳ

    Ứ mật thai kỳ là gì? Những vấn đề xoay quanh ứ mật thai kỳ

    Ứ mật thai kỳ hay còn gọi là cholestesis là một hội chứng xảy ra ở phụ nữ mang thai. Khi đó gan không thể bài tiết mật, gây ngứa dữ dội.
  • Mẹ bầu nên ăn gì để bổ sung canxi cho cơ thể suốt thai kỳ

    Mẹ bầu nên ăn gì để bổ sung canxi cho cơ thể suốt thai kỳ

    Khi mang thai, mẹ bầu cần bổ sung rất nhiều dưỡng chất cho cơ thể, trong số đó canxi là dưỡng chất bắt buộc. Vậy mẹ bầu nên ăn gì để bổ sung canxi?
  • Mẹ bầu nên làm gì để chuyển dạ dễ dàng hơn ?

    Mẹ bầu nên làm gì để chuyển dạ dễ dàng hơn ?

    Chuyển dạ là một trong những giai đoạn quan trọng và thử thách nhất trong hành trình mang thai của người phụ nữ. Đối với nhiều mẹ bầu, cảm giác hồi hộp, lo lắng và thậm chí là sợ hãi trước “giờ G” là điều hoàn toàn dễ hiểu. Tuy nhiên, nếu được chuẩn bị kỹ càng từ thể chất đến tinh thần, mẹ hoàn toàn có thể vượt qua giai đoạn này một cách nhẹ nhàng, chủ động và an toàn hơn.Dưới đây là những lời khuyên hữu ích và thiết thực giúp mẹ bầu có một cuộc chuyển dạ thuận lợi, giảm đau và tăng cơ hội sinh thường thành công.
  • Chế độ ăn dành cho mẹ bầu bị đa ối-Ăn làm sao cho mẹ khỏe,con an toàn ?

    Chế độ ăn dành cho mẹ bầu bị đa ối-Ăn làm sao cho mẹ khỏe,con an toàn ?

    Mang thai là hành trình kỳ diệu, nhưng đôi khi cũng không tránh khỏi những “bất thường” cần mẹ quan tâm hơn một chút – như tình trạng đa ối. Nếu bác sĩ chẩn đoán bạn bị đa ối, đừng hoang mang. Ngoài việc theo dõi sát sao y tế, mẹ hoàn toàn có thể kiểm soát lượng nước ối phần nào qua chế độ ăn uống khoa học và hợp lý.