Chị Lê Trung Thu Hằng (TP. Hồ Chí Minh) hiện đang là cô giáo dạy Hóa và đang kinh doanh cửa hàng yến sào (do nhà nuôi) mới đây đã chia sẻ với Bầu.vn một số cách chưng tổ yến cực hấp dẫn.
Trải lòng với Bầu.vn: “Mình luôn trân trọng hạnh phúc ngày hôm nay vì với vợ chồng mình đó là hành trình đầy khó khăn và vất vả. Hai vợ chồng là dân tỉnh lẻ lên Sài Gòn học Đại học và ở lại lập nghiệp. Mình đã trải qua 1 lần sảy thai đến mức bị trầm cảm vì luôn cho rằng do mình không cẩn thận nên mới làm mất con. Rồi thời gian và sự động viên của chồng cũng làm mình dần nguôi ngoai nỗi đau. Hơn nửa năm sau vợ chồng mình đón tin vui khi mang thai lần 2, hạnh phúc thật sự vỡ òa với vợ chồng mình. Và trong hành trình 9 tháng mang thai con đã không biết bao lần chồng mình đưa 2 mẹ con ra vào bệnh viện, lúc thì phẫu thuật răng bị nhiễm trùng, lúc thì chọc ối, lúc thì tầm soát nhiễm sắc thể…Và mỗi lần như vậy phải hồi hộp chờ kết quả trong 1-2 tuần làm mình lo lắng đến mất ăn mất ngủ. Mình vẫn còn nhớ như in cảm giác tự tay cầm kim tiêm để tiêm thuốc vào bụng mỗi ngày tại nhà do mình đi dạy nên đến bác sỹ thường xuyên bất tiện. Hai tháng cuối, mỗi ngày mình phải đi chích thuốc trợ phổi vì bác sỹ sợ sinh sớm. Mỗi ngày vợ chồng đều cầu mong sinh con ra được an toàn và khỏe mạnh. Rồi ngày đó cũng đến khi bác sỹ chỉ định mổ bắt con. Hạnh phúc vỡ òa khi nghe tiếng con khóc chào đời đã làm bao vất vả tan biến hết.”
Hình ảnh chị Lê Hằng cùng chồng và con trai: Những chuyến du lịch giúp gia đình tăng thêm hạnh phúc
Có thể thấy hành trình làm mẹ của chị Lê Hằng khá vất vả khi ngày đầy tháng con nhập viện vì viêm phổi và nằm 2 tuần ở viện. Đến tháng thứ 9 con chị Lê Hằng nhập viện để mổ hạch ở tay và bị nhiễm trùng. Còn bản thân chị Lê Hằng với nghề đứng trên bục giảng, nói nhiều nên thường xuyên khan tiếng và bệnh cảm.
Thật may mắn khi sau đó sức khỏe của gia đình dần dần được cải thiện, chị Lê Hằng chia sẻ thêm: “Khi con tròn 1 tuổi, bà nội thu hoạch những tổ yến thô đầu tiên và tặng cho 2 mẹ con. Mình lần đầu tiên biết đến tổ yến, bắt đầu nhặt lông và chưng lên để 2 mẹ con cùng dùng. Và thật may mắn kể từ đó mẹ khỏe, con khỏe, không phải ra vào bệnh viện nữa. Ông xã mình ban đầu khỏe mạnh nên không dùng nhưng một ngày nọ vì đi gặp đối tác nên uống nhiều. Đêm đó mệt không ngủ được nên anh dậy và uống hủ yến trong tủ lạnh. Vậy mà ngủ êm tới sáng và hôm sau không bị mệt, đau đầu như mọi lần. Từ đó mỗi lần đi công việc phải uống thì đều dặn vợ chưng yến sẵn.”
Nhân ngày Gia đình Việt Nam 28/6, chị Lê Hằng đã vào bếp biến tấu những món tổ yến chưng cùng trái cây, rau củ tự nhiên cho 2 tình yêu của mình. Cụ thể:
1.Món tổ yến hầm bí non
Trong tổ yến hứa hơn 30 loại axit amin giúp quá trình trao đổi chất diễn ra tốt hơn, sản sinh ra nhiều tế bào mới giúp da mịn màng và đầy sức sống, người bệnh nhanh hồi phục, trẻ em và người già hấp thụ chất dinh dưỡng được nhiều hơn. Trong bí non có thành phần trị được quáng gà, tăng cường trí não, giảm béo, trị tiểu đường, thiếu máu, thông tim mạch.
Công thức nấu món tổ yến hầm bí non
Chuẩn bị:
- 10gram yến tươi.
- 1 trái bí non 100gram.
- Đường phèn, nước lọc.
Thực hiện:
Bước 1:
- Ngâm tổ yến và rửa sạch.
- Rửa bí non, lấy hạt trong trái bí non.
Bước 2:
Ngâm tổ yến trước khi sơ chế
- Cho yến vào bên trong trái bí non, cho thêm 1 muỗng canh đường phèn.
- Sau đó cho ít nước lọc vừa tới mép trái bí, không đổ quá đầy.
- Chưng cách thủy 30 phút là có thể dùng được
Lưu ý:
Nước trong trái bí phải ngập hết lượng yến muốn chưng. Để có đủ nước cho yến nở đều, bạn không nên cho nước quá ít khi làm món tổ yến hầm bí non. Nhưng tùy theo khẩu vị của mỗi người mà bạn có thể gia giảm nước để tạo ra món ăn đặc hay lỏng theo ý thích. Nhưng các bạn nên cho nước ngập hết phần yến bên trong.
Mực nước bên trong trái bí (bao gồm yến, nước) không nên vượt quá 70 – 80% (khoảng ¾) chiều cao của quả bí. Phần yến bên trong khi hầm sẽ từ từ nở ra khi nhiệt độ tăng lên, lượng nước bên trong sẽ dâng lên và có thể mang theo một lượng yến trào ra ngoài (nếu nước quá nhiều), vô cùng lãng phí.
2.Yến sào hầm đu đủ
Nguyên liệu
- 30g yến sào đã ngâm nở, rửa sạch, ráo nước
- 1 trái đu đủ
- 1 ly sữa tươi
- 40g đường phèn (tùy khẩu vị mỗi người)
- 2 ly nước sôi
Cách chế biến
Bước 1. Rửa đu đủ còn vỏ. Cắt ngang khoảng 2/5 trái. Lấy phần nhỏ làm nắp. Gọt phẳng đuôi đu đủ của phần 3/5 còn lại. Bỏ hột ra. Bọc phần đu đủ này bằng giấy kiếng gói đồ ăn để đu đủ không bị vỡ khi hấp.
Bước 2. Ðổ đường phèn cùng 2 ly nước vào nồi đun sôi cho đến khi tan đường. Cho tổ yến, sữa tươi và nước đường vào trong đu đủ. Ðậy nắp đu đủ và dùng tăm ghim lại cho chắc. Hấp khoảng 1 giờ là có thể dùng được.
3.Tổ yến chưng dừa tươi
Nguyên liệu:
- 10g tổ yến (Khoảng 1 tai yến)
- 1 trái dừa xiêm
- 5 trái táo đỏ
- 20 hạt kỉ tử
- 30g đường phèn.
Cách thực hiện tổ yến chưng dừa tươi:
Bước 1: làm sạch tổ yến
Bước 2: táo đỏ và kỉ tử rửa sạch, táo cắt miếng nhỏ
– Dừa xiêm cắt phần trên của trái dừa thành 1 cái nắp, giữ lại phần nắp này, bớt phần nước trong trái dừa xiêm cho khỏi bị tràn.
– Cho tổ yến, táo, kỉ tử, đường phèn vào nước dừa xiêm trong quả và niêm phong bằng giấy. Chưng cách thủy trong 30 phút.
Thưởng thức:
– Để nguyên cả vỏ trái dừa và sẵn sàng để dùng. Món này dùng nóng hay lạnh đều rất ngon.
– Tốt nhất là ăn trước khi đi ngủ để cơ thể có thể hấp thu trọn vẹn chất dinh dưỡng từ món ăn này.
– Món ăn này rất tốt cho hệ hô hấp và hệ tim mạch, nuôi dưỡng phổi, loại bỏ nhiệt và làm giảm huyết áp.
4.Tổ yến chưng lê
Từ xưa tới nay tổ yến và quả lê được coi là hai vị quý có tác dụng thần kỳ trong việc trị ho, bổ phổi. Yến sào theo đông y có vị ngọt, tính bình vào hai kinh phế và vị nên có tác dụng làm sạch phổi, tăng sức đề kháng với siêu vi có tác dụng giúp cải thiện chức năng của phổi: Bổ phổi, ngừa ho, giảm tổn thương phổi, chữa các bệnh hen suyễn, khó thở, ho mãn tính, đờm có máu, ho ra máu, viêm phế quản.
Theo Y học cổ truyền, quả lê có vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc cơ thể rất tốt. Trong trái lê có nhiều vitamin C, Acid folic và khoáng chất cần thiết cho cơ thể như canxi, phopho, sắt. Những chất này làm giảm tình trạng khan cổ, ngứa cổ vô cùng hiệu quả. Ngoài ra quả lê còn nhiều dưỡng chất tốt cho hệ tiêu hóa, xương khớp và nâng cao hệ thống miễn dịch của cơ thể.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 1 quả lê tươi
- 2gr-4gr tổ yến
- 2 thìa mật ong
- 1-2 lát gừng
Cách làm:
Bước 1: Bạn đem tổ yến ngâm vào nước sạch cho yến nở mềm.
Bước 2: Quả lê đem rửa sạch, gọt vỏ, dùng muỗng để khoét bỏ phần ruột quả lê, khoét cẩn thận để tạo hình cái chén có thành khoảng 1cm, cẩn thận đừng làm thủng đáy. Phần ruột lê bạn cắt nhỏ hạt lựu để chưng cùng tổ yến
Bước 3: Tổ yến đã nở mềm, phần lê đã cắt, bạn đem cho vào trong chén lê đã khoét đậy nắp lê đem bỏ vào một cái tô nhỏ rồi tiến hành chưng cách thủy.
Bước 4: Hòa hai muỗng mật ong với một chút nước, đợi khi tổ yến đã nở đều (thời gian chưng khoảng 25-30 phút), bạn đem rưới mật ong vào chén lê chưng, thêm 1-2 lát gừng tùy khẩu vị người dùng, rồi chưng thêm 5 phút nữa là có thể dùng được.
Chia sẻ bí quyết nấu một số món ăn từ tổ yến, cô giáo xinh đẹp còn muốn nhắn nhủ: “Mình luôn quan niệm căn bếp nhỏ với những món ăn ngon và nấu từ tâm chính là sợi dây gắn kết tình cảm và hạnh phúc gia đình“. Bên cạnh đó muốn dành lời nhắn đặc biệt tới chồng và con trai: “Mẹ hạnh phúc vì 2 ba con luôn bên cạnh, là niềm vui, là động lực mạnh mẽ cho Mẹ trong cuộc sống. Chúng ta hãy cùng nhau xây dựng gia đình với tràn ngập tình yêu thương chồng nhé. Yêu anh và con.”
Cô giáo Lê Hằng còn gửi đến chị em của Bau.vn: “Chỉ cần luôn nỗ lực cố gắng và làm mọi việc từ tâm thì hạnh phúc sẽ mỉm cười với bạn.”
Bau.vn xin cảm ơn chị Lê Hằng vì những chia sẻ này!
Nguồn : bau.vn