Hỏi – đáp: Mẹ bầu gãi bụng có ảnh hưởng đến thai nhi hay không?

Một trong những vấn đề bà bầu thường gặp là tình trạng ngứa bụng dữ dội và phải gãi. Vậy mẹ bầu gãi bụng có ảnh hưởng tới thai khi hay không?

“Chào chuyên gia, tôi đang mang thai đến tháng thứ 8, thường xuyên có hiện tượng ngứa ngáy khó chịu ở vùng bụng và phải gãi rất nhiều. Vậy chuyên gia cho tôi hỏi, mẹ bầu gãi bụng có ảnh hưởng đến thai nhi hay không?
Rất mong sớm nhận được sự tư vấn cụ thể từ chuyên gia!
Tôi cảm ơn!”

Chào bạn! Cảm ơn bạn vì đã tin tưởng Bau.vn để gửi câu hỏi về cho chúng tôi giải đáp. Sau đây là giải đáp về thắc mắc của bạn với chúng tôi.

Mẹ bầu gãi bụng có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Các bác sĩ sản khoa cho rằng, hiện tượng mẹ bầu bị ngứa bụng là hoàn toàn bình thường, không ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của em bé trong bụng. Tuy nhiên, đôi khi mẹ bầu bị ngứa bụng lại xuất phát từ các lý do bệnh lý. Lúc này, mẹ cần đến gặp bác sĩ để chẩn đoán và điều trị kịp thời.

me bau gai bung co anh huong den thai nhi

Khi mẹ bị mẩn đỏ ở vùng bụng và xuất hiện những nốt đỏ phân tán, sau đó tụ thành mảng lớn, có thể mẹ bị nổi mề đay. Nếu như vết mẩn đỏ phát triển lớn hơn, khả năng cao bạn bị sẩn ngứa. Ngoài ra, bà bầu bị ngứa bụng còn là dấu hiệu mẹ bầu bị ứ mật trong gan, là tình trạng mật bị ứ đọng trong gan dẫn đến axit trong máu tăng lên, lượng mật của cơ thể có thể tăng lên và lắng đọng vào da, gây ngứa dữ dội.

Tuy nhiên, việc mẹ bầu gãi bụng có thể làm da tổn thương, lớp biểu bì da bị bào mỏng, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng khi vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào vùng da tổn thương. Tình trạng mẹ bầu gãi bụng hay xoa bụng cho bớt ngứa cũng không tốt cho thai nhi, vì hành động đụng chạm vào bụng bầu có thể gây nên những cơn co thắt.

Cách xử lý khi mẹ bầu bị ngứa bụng

Khi bị ngứa bụng, bạn tránh gãi bụng mà nên áp dụng các biện pháp dưới đây:

  • Thoa kem dưỡng ẩm để làm dịu cơn ngứa, mẹ nên chọn loại kem dịu nhẹ và không có hương thơm
  • Dùng kem chống ngứa hoặc dầu có chứa vitamin E cũng là cách giúp làm giảm ngứa bụng
  • Tắm nước ấm cũng là cách là giảm ngứa bụng ở mẹ bầu, tuy nhiên, mẹ lưu ý nhiệt độ nước tắm nên vừa phải, vì nhiệt độ quá cao sẽ khiến da khô hơn, dẫn đến ngứa nhiều hơn
  • Tránh da khô bằng cách dùng máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ, tuy nhiên cần thận trọng khi sử dụng tránh gây dị ứng và làm vi khuẩn phát tán
  • Mẹ bầu gãi bụng có thể gây kích ứng da và làm cho tình trạng ngứa nghiêm trọng hơn, do đó, mẹ không nên gãi bụng khi ngứa.

me bau gai bung co anh huong den thai nhi

Đồng thời, để hạn chế tình trạng ngứa bụng khi mang thai, mẹ nên vệ sinh cơ thể sạch sẽ, chọn sữa tắm không gây kích ứng da, không tắm nước nóng quá lâu dưới vòi hoa sen. Ngoài ra, nên thường xuyên tập thể dục với các động tác nhẹ nhàng để máu lưu thông tốt hơn. Đặc biệt, nên tránh ra ngoài lúc trời nắng nóng để hạn chế mồ hôi tiết ra nhiều. Ngoài ra, mẹ cần uống nhiều nước, ăn các thực phẩm giàu vitamin A, vitamin D, tránh các thức ăn dễ gây dị ứng.

Khi bị ngứa toàn thân kèm theo hiện tượng vàng da, sốt phát ban, da bị tổn thương, nóng rát âm đạo… mẹ cần nhanh chóng đến bệnh viện để được thăm khám, điều trị.

Nguồn : bau.vn

  • Không chỉ cá hồi, loại quả dân dã này cũng chứa đầy omega-3, cực tốt cho mẹ bầu

    Không chỉ cá hồi, loại quả dân dã này cũng chứa đầy omega-3, cực tốt cho mẹ bầu

    Không cần tìm đến những món ăn đắt đỏ như cá hồi, mẹ bầu hoàn toàn có thể bổ sung omega-3 – dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của thai nhi – thông qua một loại quả quen thuộc, dễ tìm, giá cả phải chăng. Loại quả này còn được giới chuyên gia dinh dưỡng mệnh danh là “thuốc bổ tự nhiên” nhờ những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe.
  • Bí quyết giữ dáng và thư giãn tinh thần cho mẹ bầu qua các bài tập đơn giản

    Bí quyết giữ dáng và thư giãn tinh thần cho mẹ bầu qua các bài tập đơn giản

    Mang thai là hành trình kỳ diệu nhưng cũng đầy thử thách với cơ thể và tinh thần của người phụ nữ. Để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh, bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp lý, việc vận động nhẹ nhàng và đúng cách đóng vai trò vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số bài tập được khuyến nghị giúp mẹ bầu duy trì sức khỏe và cảm thấy thư giãn trong suốt thai kỳ
  • Chỉ cần thay đổi vài thói quen, mẹ bầu đã có thể tránh ốm suốt 9 tháng thai kỳ

    Chỉ cần thay đổi vài thói quen, mẹ bầu đã có thể tránh ốm suốt 9 tháng thai kỳ

    Mang thai là giai đoạn cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về nội tiết và miễn dịch, khiến họ dễ bị cảm cúm, ho sốt, nhiễm siêu vi hơn bình thường. Làm sao để mẹ bầu vẫn khỏe mạnh suốt thai kỳ, ít ốm vặt mà không cần dùng đến thuốc? Dưới đây là những cách đơn giản, khoa học giúp tăng cường hệ miễn dịch an toàn cho bà bầu, đã được bác sĩ khuyến khích áp dụng.
  • Mẹ bầu thèm ăn suốt ngày: Bình thường hay dấu hiệu bất ổn?

    Mẹ bầu thèm ăn suốt ngày: Bình thường hay dấu hiệu bất ổn?

    Trong suốt thai kỳ, nhiều mẹ bầu thường xuyên cảm thấy đói hoặc thèm ăn một cách bất thường — thậm chí chỉ vừa ăn xong vẫn thấy muốn ăn tiếp. Cảm giác này có thể khiến mẹ bối rối, lo lắng không biết cơ thể mình có đang gặp vấn đề gì không, liệu có ảnh hưởng đến thai nhi không. Vậy, hiện tượng thèm ăn liên tục khi mang thai có phải là điều bất thường?
  • Mẹ bầu đái tháo đường nên ăn gì? Gợi ý thực phẩm giàu vi chất, an toàn cho thai kỳ

    Mẹ bầu đái tháo đường nên ăn gì? Gợi ý thực phẩm giàu vi chất, an toàn cho thai kỳ

    Trong thai kỳ, việc kiểm soát đường huyết là vô cùng quan trọng đối với những mẹ bầu mắc đái tháo đường. Bên cạnh việc tuân thủ chỉ định y khoa, chế độ dinh dưỡng hợp lý chính là "chìa khóa vàng" giúp đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, không ít mẹ bầu băn khoăn: ăn gì để vừa kiểm soát đường huyết, vừa bổ sung đủ vi chất thiết yếu cho sự phát triển của em bé?Dưới đây là danh sách những thực phẩm giàu vi chất nhưng vẫn an toàn cho mẹ bầu bị đái tháo đường, được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị.
  • Vì sao mẹ bầu hay mất ngủ? 6 nguyên nhân thường gặp và cách cải thiện tự nhiên

    Vì sao mẹ bầu hay mất ngủ? 6 nguyên nhân thường gặp và cách cải thiện tự nhiên

    Mang thai là một hành trình kỳ diệu nhưng cũng đầy thử thách, đặc biệt là với giấc ngủ. Rất nhiều mẹ bầu than phiền về tình trạng mất ngủ, khó ngủ hoặc ngủ chập chờn trong suốt thai kỳ. Giấc ngủ không chất lượng không chỉ khiến mẹ mệt mỏi, cáu gắt mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Dưới đây là 6 nguyên nhân phổ biến gây mất ngủ khi mang thai và những cách khắc phục tự nhiên, an toàn mà mẹ bầu có thể áp dụng ngay tại nhà.