Hỏi – đáp: Phụ nữ sau sinh bao lâu thì được ăn cua?

Sau sinh bao lâu được ăn cua nói riêng và ăn hải sản nói chung là vấn đề của nhiều bà mẹ. Bài viết này của Bau.vn sẽ giúp bạn giải đáp thắc đó nhé!

“Chào chuyên gia, em mới sinh thường được hơn 2 tháng, gần 3 tháng. Trộm vía, 2 mẹ con đều khỏe mạnh. Tuy nhiên, có rất nhiều món các mẹ bắt kiêng cữ. Đặc biệt là hải sản vì mẹ bảo tôm, cua, cá rất dễ gây lạnh bụng sẽ khiến bé bị tiêu chảy… Trong khi đó em là đứa rất thích cua, các món ăn liên quan đến cua đều bị “nghiện”, đặc biệt là cua biển. Chuyên gia có thể cho em hỏi sau sinh bao lâu thì được ăn cua?
Rất mong sớm nhận được sự tư vấn cụ thể từ chuyên gia!
Em cảm ơn!”

Chào bạn! Cảm ơn bạn vì đã tin tưởng Bau.vn để gửi câu hỏi về cho chúng tôi giải đáp. Sau đây là giải đáp về thắc mắc của bạn với chúng tôi.

Sau sinh bao lâu được ăn cua?

Có người thì cho rằng phụ nữ sau khi sinh không nên ăn cua, nhưng có người lại cho rằng cua rất tốt cho sản phụ. Cả 2 ý kiến đều đúng vì cua có cua đồng và cua biển. Phụ nữ sau sinh không nên ăn cua đồng nhưng có thể ăn được cua biển.

Mặc dù cua đồng rất giàu dinh dưỡng nhưng lại không tốt với mẹ sau sinh. Bởi vì hệ tiêu hóa của các mẹ yếu, cua đồng có tính lạnh, lại hơi độc, có vị mặn nên không tốt cho hê tiêu hóa. Điều này sẽ ảnh hưởng đến việc hấp thu chất dinh dưỡng vào cơ thể cho con.

sau sinh bao lau duoc an cua

Ngược lại với cua đồng, cua biển có vị mặn ngọt, nhiều khoáng chất, sắt, kali, vitamin tốt cho mẹ và sự phát triển của bé. Ngoài ra, cua biển còn rất tốt cho tim mạch vì chứa omega3, magnesium, calcium,.. Vì thế, phụ nữ sau khi sinh 2, 3 tháng nên ăn cua biển. Chúng có tác dụng bổ máu, giải nhiệt, giúp nhanh hồi phục thể trạng yếu của các mẹ sau sinh.

Sau sinh bao lâu thì được ăn hải sản?

Theo kinh nghiệm truyền lại, mẹ sau sinh cần kiêng hải sản vì hàm lượng đạm cao trong hải sản có thể khiến mẹ khó tiêu, đầy bụng, táo bón hoặc dị ứng. Đặc biệt với các mẹ sinh mổ càng không nên vội ăn hải sản vì có nguy cơ để lại sẹo.

sau sinh bao lau duoc an cua

Nhưng như đã nói trên, hải sản là một loại thực phẩm lành mạnh. Do đó mẹ sau sinh không phải kiêng hải sản hoàn toàn, ngay cả khi đang cho con bú.

Mẹ sau sinh bao lâu thì ăn được hải sản? Mặc dù không phải tuyệt đối kiêng khem nhưng vẫn phải cân nhắc thời điểm sau sinh bao lâu thì ăn được hải sản. Tốt nhất sau 2-3 tháng đối với sinh mổ và sau 6 tuần đối với sinh thường, mẹ có thể thêm cá vào thực đơn.

sau sinh bao lau duoc an cua

Nếu mẹ (bố) có tiền sử hoặc bị dị ứng với hải sản, mẹ cần kiêng hải sản trong thời gian cho con bú vì bé bú mẹ cũng có thể bị dị ứng hải sản.

Đây là chuyên mục tư vấn trực tuyến của Bau.vn. Nếu bạn có thắc mắc cần tư vấn vui lòng gửi câu hỏi qua Fanpage Bau.vn hoặc email info@bau.vn.

 

 

Nguồn : bau.vn

  • Chế độ ăn dành cho mẹ bầu bị đa ối-Ăn làm sao cho mẹ khỏe,con an toàn ?

    Chế độ ăn dành cho mẹ bầu bị đa ối-Ăn làm sao cho mẹ khỏe,con an toàn ?

    Mang thai là hành trình kỳ diệu, nhưng đôi khi cũng không tránh khỏi những “bất thường” cần mẹ quan tâm hơn một chút – như tình trạng đa ối. Nếu bác sĩ chẩn đoán bạn bị đa ối, đừng hoang mang. Ngoài việc theo dõi sát sao y tế, mẹ hoàn toàn có thể kiểm soát lượng nước ối phần nào qua chế độ ăn uống khoa học và hợp lý.
  • Mẹ bầu nuôi thú cưng: Cẩn trọng với những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn

    Mẹ bầu nuôi thú cưng: Cẩn trọng với những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn

    Thú cưng từ lâu đã là người bạn thân thiết, mang lại niềm vui và sự gắn kết cho nhiều gia đình. Tuy nhiên, khi trong nhà có mẹ bầu, việc chăm sóc thú cưng cần được cân nhắc kỹ càng hơn. Dù hầu hết các loài thú nuôi đều khá an toàn nếu được chăm sóc tốt, nhưng vẫn tồn tại những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn mà mẹ bầu không nên xem nhẹ.
  • Sốt xuất huyết khi mang thai: Cảnh báo những biến chứng nguy hiểm cho mẹ và bé

    Sốt xuất huyết khi mang thai: Cảnh báo những biến chứng nguy hiểm cho mẹ và bé

    Mỗi năm, vào mùa mưa, số ca mắc sốt xuất huyết lại tăng cao ở nhiều địa phương. Đây là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do muỗi Aedes aegypti truyền virus dengue. Đặc biệt, với phụ nữ đang mang thai, sốt xuất huyết không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn tiềm ẩn nhiều rủi ro nghiêm trọng cho thai nhi, từ sảy thai đến sinh non, thậm chí tử vong.Việc hiểu rõ mức độ nguy hiểm, dấu hiệu cảnh báo và cách phòng ngừa là điều hết sức cần thiết để mẹ bầu có thể bảo vệ bản thân và em bé trong bụng một cách tốt nhất.
  • Những yếu tố nào ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi ?

    Những yếu tố nào ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi ?

    Cân nặng của thai nhi là một trong những chỉ số quan trọng phản ánh sự phát triển toàn diện trong bụng mẹ. Tuy nhiên, không phải lúc nào thai nhi cũng đạt cân nặng tiêu chuẩn, và điều này chịu ảnh hưởng từ rất nhiều yếu tố khác nhau. Cùng tìm hiểu những yếu tố quyết định đến cân nặng của bé ngay từ khi còn trong bụng mẹ.
  • 5 cách giảm cân sau sinh mổ an toàn mà vẫn nhiều sữa cho mẹ

    5 cách giảm cân sau sinh mổ an toàn mà vẫn nhiều sữa cho mẹ

    Nhiều mẹ sau sinh mổ thường đau đầu về vấn đề cân nặng và béo bụng. Vậy có những cách nào để giảm cân sau sinh mổ an toàn mà vẫn nhiều sữa?
  • "Đẻ không đau" và những tác dụng phụ có thể mẹ chưa biết

    Đẻ không đau đang là một phương pháp được nhiều mẹ lựa chọn khi chuẩn bị vượt cạn. Đẻ không đau có thật sự như tên gọi hay tiềm ẩn nhiều nguy cơ khác?