Góc giải đáp: mẹ bị tắc tia sữa nên chườm nóng hay lạnh? Bật mí cách chườm hiệu quả

Bị tắc tia sữa là nỗi lo chung của các mẹ sau sinh. Và nên chườm nóng hay chườm lạnh là thắc mắc của các mẹ khi rơi vào tình trạng này.

Tắc tia sữa là một vấn đề mà nhiều mẹ đang cho con bú gặp phải. Một trong những biện pháp khắc phục vấn đề này là chườm khăn. Tuy nhiên, nhiều mẹ băn khoăn không biết mẹ bị tắc tia sữa chườm nóng hay lạnh.

Mẹ bị tắc tia sữa nên chườm nóng hay lạnh?

Tắc tia sữa chườm lạnh có tốt không?

Tắc tia sữa chườm nóng hay lạnh? Chườm lạnh là một phương pháp quen thuộc và thường được sử dụng trong nhiều trường hợp khác nhau. Vậy, tắc tia sữa chườm lạnh có tốt không? Để biết được tắc tia sữa chườm nóng hay lạnh, cùng tìm hiểu xem phương pháp chườm lạnh được ứng dụng trong trường hợp nào.

Chườm lạnh là phương pháp dùng khăn lạnh, nước lạnh, đá lạnh… có nhiệt độ thấp dưới 15 độ C để chườm vào vị trí bị tổn thương nhằm:

  • Hạ thân nhiệt
  • Giảm sung huyết cục bộ
  • Giảm đau cho người bị chấn thương.

me bi tac tia sua

Đối với câu hỏi có nên chườm lạnh khi bị tắc tia sữa, phương pháp này chỉ nên áp dụng cho những đối tượng bị chấn thương vùng ngực dẫn đến tắc tia sữa. Chẳng hạn như, nếu ngực bị tụ máu, sưng tấy, phù nề do tác động của ngoại lực, thì phương pháp chườm lạnh là sự lựa chọn phù hợp. Trong những trường hợp này, chườm lạnh giúp giảm đau, giảm sưng hiệu quả.

Mặc dù vậy, đối với vấn đề tắc tia sữa nên chườm nóng hay lạnh thì câu trả lời là nên hạn chế chườm lạnh. Nguyên nhân là vì chườm lạnh không có nhiều tác dụng trong việc điều trị tắc tia sữa. Mà ngược lại, còn có thể khiến tình trạng tắc sữa nghiêm trọng hơn. Khi bị tắc tia sữa mà chườm lạnh thì chất béo của sữa bên trong vú sẽ đông lại. Đồng thời, mạch máu và tuyến sữa cũng co lại. Từ đó ngăn cản sự lưu thông của dòng sữa, gây tắc nghẽn ống dẫn sữa. Điều này khiến tình trạng tắc tia sữa trầm trọng hơn, thậm chí gây đau nhức, căng tức vùng ngực hơn cho các mẹ.

Tắc tia sữa chườm nóng có tốt không?

Nhiều người thắc mắc không biết tắc tia sữa chườm nóng hay lạnh. Thực tế, chườm nóng cũng là một phương pháp phổ biến và thường được ứng dụng trong trường hợp như có cơn đau mãn tính hoặc chấn thương sau 48 giờ. Vậy, tắc tia sữa chườm nóng hay lạnh?

1. Tác dụng của chườm nóng khi mẹ bị tắc tia sữa

Nếu bạn đang băn khoăn tắc tia sữa chườm nóng hay lạnh, đây là câu trả lời dành cho bạn. Mục đích của việc chườm nóng là:

  • Làm giãn các động mạch nhỏ và mao mạch tại chỗ
  • Hỗ trợ tăng cường tuần hoàn
  • Giúp giảm co thắt
  • Giảm đau với các chứng đau mãn tính…

Vậy, tắc tia sữa chườm nóng hay lạnh? Tắc tia sữa có nên chườm nóng không? Đáp án chính là chườm nóng. Bởi khi bị tắc tia sữa, chườm nóng để có thể cải thiện và khắc phục vấn đề. Việc chườm nóng khi bị tắc tia sữa có thể có những lợi ích sau:

  • Làm tan khối sữa bị đông đặc, giúp sữa trong bầu vú lưu thông tốt hơn
  • Giãn mạch máu, ống dẫn sữa
  • Thúc đẩy máu lưu thông nhanh chóng đến vùng bị tổn thương
  • Thả lỏng cơ, dây chằng
  • Tăng tuần hoàn tại chỗ hiệu quả
  • Giảm đau, giảm sưng tấy cho mẹ nhờ vào công dụng làm giãn ống dẫn sữa giúp giảm căng tức ngực
  • Giảm kích thích thần kinh
  • Kích thích sữa mẹ nhiều và đều đặn.

me bi tac tia sua

Tắc tia sữa chườm nóng hay lạnh? Từ những lợi ích trên, chườm nóng được xem là một phương pháp điều trị tắc tia sữa hiệu quả. Khi khí huyết không lưu thông, hệ tuần hoàn ứ trệ, vùng ngực sưng đỏ, đau nhức, sữa bị tắc… chườm nóng được xem là một phương pháp hữu hiệu để giải quyết vấn đề. Việc kết hợp chườm nóng với những phương pháp điều trị tắc tia sữa khác sẽ đem lại hiệu quả đáng kể.

2. Cách chườm nóng hiệu quả khi mẹ bị tắc tia sữa

Sau khi đã biết tắc tia sữa chườm nóng hay lạnh, cùng tìm hiểu cách chườm nóng hiệu quả để cải thiện tình trạng tia sữa bị tắc.

Có rất nhiều biện pháp chườm nóng khác nhau. Tuy nhiên, cần lưu ý nhiệt độ và thời gian chườm để có được hiệu quả điều trị tốt nhất. Khi chườm nóng, mẹ có thể dùng khăn lông sạch và làm theo các bước sau:
  • Bước 1: Chuẩn bị một thau nước nóng sạch có nhiệt độ lý tưởng từ 41 độ C đến dưới 60 độ C
  • Bước 2: Nhúng khăn lông vào thau nước, rồi vắt khô
  • Bước 3: Chườm nhẹ nhàng khăn ấm lên vùng ngực bị đau nhức trong tối đa 20 phút. Việc chườm nóng lâu hơn có thể gây kích ứng, bỏng rát da.
  • Bước 4: Trong quá trình chườm nóng, bạn có thể massage nhẹ nhàng bầu ngực để giúp việc điều trị tắc tia sữa hiệu quả hơn.

Một miếng gạc ấm hoặc túi chườm ấm, chai nước ấm với nhiệt độ tương tự cũng có thể là cách phù hợp. Thời điểm bạn nên thực hiện phương pháp chườm ấm là trước khi cho con bú hoặc trước khi hút sữa vài phút. Điều này giúp kích hoạt phản xạ tiết sữa, có thể giúp thông ống dẫn sữa bị tắc và giảm đau.

me bi tac tia sua

Ngoài ra, bạn cũng có thể ngâm mình trong bồn tắm nước ấm hoặc ngâm bầu ngực vào thau nước ấm bằng cách nghiêng người qua một bên. Thời gian ngâm nước ấm nên là từ 10 – 20 phút. Khi ngâm, bạn cũng nên xoa bóp vùng bị tắc sữa, bắt đầu gần núm vú hơn và di chuyển lên trên bầu vú.

Như vậy, đối với vấn đề tắc tia sữa chườm nóng hay lạnh thì câu trả lời là mặc dù mỗi phương pháp đều có những ưu điểm riêng. Nhưng khi bị tắc tia sữa, bạn nên chườm nóng.

Hy vọng những thông tin trên đã giúp mẹ bị tắc tia sữa chườm nóng hay lạnh, hình thức chườm nào sẽ mang lại hiệu quả tốt.

Nguồn : bau.vn