Hôn nhân nếu không vun vén chỉ là tình yêu một chiều

Hôn nhân là hành trình cả 2 người tự nguyện nắm tay nhau cùng đương đầu với thử thách. Tuy nhiên, có những cặp đôi khi yêu nhau nồng cháy, nhưng bước vào hôn nhân sự gắn kết giữa 2 người không còn nữa.

Trong bất kỳ một mối quan hệ nào, mỗi người đều muốn được đối phương yêu thương trọn vẹn và hết lòng. Quan hệ vợ chồng cũng không ngoại lệ, nhưng có một số người chỉ trông chờ nửa kia dốc lòng vì mình mà bản thân lại không sẵn sàng làm điều đó. Đấy là mối quan hệ một chiều, thiếu tích cực và dễ làm hôn nhân dẫn đến bờ vực tan vỡ.

Cuộc sống vợ chồng của tôi đã không còn mặn nồng, không còn sự yêu thương và chia sẻ cho nhau. Tôi cảm thấy bí bách, lạc lõng, không muốn tiếp tục một mình duy trì cuộc hôn nhân này nữa.

hon nhan

Tôi luôn chăm lo từng miếng cơm, manh áo cho chồng, làm điều gì tôi cũng nghĩ đến chồng đầu tiên. Nhưng thay vì chọn đi đón tôi tan làm lúc đêm khuya anh chơi game với bạn bè, anh chọn đi nhậu… Những lúc tôi cần anh đều không có mặt.

Mục đích của hôn nhân là cùng nhau sẻ chia mọi điều chứ không phải “tìm nơi trú ẩn an toàn cho cuộc đời”. Ai rồi cũng sẽ mệt mỏi với mối quan hệ chỉ có một người muốn duy trì và vun đắp cho nó.

Khi cả hai bước vào cuộc sống hôn nhân nghĩa là cùng “đồng cam cộng khổ”, cùng gánh vác trách nhiệm để gìn giữ hôn nhân bền vững. Thế nên, những cuộc hôn nhân hay những mối quan hệ mang tính chất một chiều rất dễ có nguy cơ tan vỡ. Bởi, chúng ta không thể dốc lòng yêu thương một người, nhưng nửa kia coi đó là điều hiển nhiên và không có sự đáp lại.

Hôn nhân mà chỉ có một phía chịu trách nhiệm, còn nửa kia vẫn mải mê theo đuổi mục đích của riêng họ, đó sẽ là “địa ngục”. Đó là nơi chôn vùi tình yêu. Ai cũng muốn trú mưa, tránh gió thì ai sẽ là bến đỗ?

Ai cũng có những áp lực và câu chuyện riêng của mình, nếu chẳng thể sẻ chia hoặc luôn “nhân hóa” nỗi đau của mình, câu chuyện hôn nhân sẽ dễ rơi vào bế tắc. Cuộc sống vợ chồng chính là cùng chia sẻ và cảm thông, giúp nhau vượt qua khó khăn và cùng gồng gánh những trách nhiệm.

hon nhan

Hôn nhân của chúng ta sẽ tốt đẹp hơn khi cả hai bên đều yêu thương và chiều chuộng lẫn nhau. Hạnh phúc không gì khác chính là cùng nhau gánh nỗi đau và chia sẻ hạnh phúc. Nỗi đau nào cũng qua đi, mệt nhọc nào cũng được xoa dịu nếu đối phương luôn cảm nhận được sự động viên, hỗ trợ từ người bạn đời của mình.

Hôn nhân không phải là điều ép buộc, mà đó là điều thiêng liêng của mỗi đời người. Vậy nên, mỗi người hãy sống chậm lại, cảm nhận và yêu thương nhiều hơn để “hôn nhân không là nấm mồ của tình yêu”.

Nguồn : bau.vn

  • Cách thiết lập giới hạn với con mà không cần quát mắng

    Cách thiết lập giới hạn với con mà không cần quát mắng

    Nhiều cha mẹ chia sẻ cảm giác bất lực, tổn thương và giận dữ khi con cái cư xử hỗn hào, bướng bỉnh hoặc thờ ơ với lời dạy bảo. Trẻ quát lại, không nghe lời, hoặc cư xử thiếu tôn trọng – khiến người lớn có lúc muốn “buông xuôi”. Trong hoàn cảnh ấy, Định luật con quạ đang được nhiều chuyên gia tâm lý gợi ý như một cách tiếp cận khác biệt nhưng hiệu quả, giúp cha mẹ lấy lại bình tĩnh và thiết lập lại quyền uy đúng cách.
  • "Mẹ hiền sinh con quý": Những nguyên tắc dạy con vượt thời gian

    Trong xã hội hiện đại ngày nay, khi mọi thứ đều thay đổi nhanh chóng, nhiều bậc phụ huynh vẫn tìm lại những giá trị truyền thống mà thế hệ trước đã gìn giữ. Một trong những giá trị đó là phương pháp giáo dục con cái của các bà mẹ hiền, không chỉ truyền dạy kiến thức mà còn nuôi dưỡng tâm hồn, hình thành nhân cách vững vàng. Câu nói “Mẹ hiền sinh con quý” không chỉ là lời ca ngợi những người mẹ mà còn chứa đựng những bài học quý giá trong cách dạy con mà chúng ta có thể học hỏi.
  • Sống ảo ở biển không khó – Chỉ cần nhớ 5 mẹo ‘triệu like’ sau

    Sống ảo ở biển không khó – Chỉ cần nhớ 5 mẹo ‘triệu like’ sau

    Mỗi mùa hè là một cơ hội tuyệt vời để lưu giữ thanh xuân qua những khung hình bên bờ biển. Nếu bạn đang tìm cách để có những bức ảnh thật lung linh, 5 mẹo nhỏ sau sẽ là “trợ thủ đắc lực” cho bộ ảnh hè hoàn hảo.
  • Vì sao nhiều trẻ thân với bà ngoại hơn? Lý giải từ khoa học và tâm lý học

    Vì sao nhiều trẻ thân với bà ngoại hơn? Lý giải từ khoa học và tâm lý học

    Trong nhiều gia đình, mối quan hệ giữa trẻ và hai người bà – bà nội và bà ngoại – có thể khác nhau một cách rõ rệt. Có trẻ gắn bó với bà ngoại như “hình với bóng”, trong khi một số bé lại quấn quýt bên bà nội mỗi ngày. Vậy điều gì chi phối sự khác biệt này? Đó đơn thuần là thói quen sống, hoàn cảnh cụ thể, hay có lý do nào từ khoa học và tâm lý học?Hãy cùng tìm hiểu cách các nhà khoa học lý giải sự gắn bó khác biệt giữa trẻ với bà nội và bà ngoại.
  • Nuôi dưỡng cậu con trai ấm áp-hành trình của sự lắng nghe và yêu thương

    Nuôi dưỡng cậu con trai ấm áp-hành trình của sự lắng nghe và yêu thương

    Trong một thế giới nơi nam giới thường được kỳ vọng phải mạnh mẽ, lý trí và ít bộc lộ cảm xúc, việc nuôi dạy một cậu con trai biết sống tử tế, thấu cảm và ấm áp dường như trở thành một hành trình đi ngược lại dòng chảy. Nhưng đó cũng chính là hành trình đẹp đẽ nhất, khi cha mẹ chọn cách gieo vào tâm hồn con những hạt giống yêu thương – để lớn lên, con trở thành người đàn ông không chỉ vững chãi mà còn biết dịu dàng với chính mình và với thế giới.
  • Phụ nữ thông minh tuyệt đối không giao phó đời mình cho 3 kiểu đàn ông

    Phụ nữ thông minh tuyệt đối không giao phó đời mình cho 3 kiểu đàn ông "nghèo" này!

    Người đàn ông "nghèo" ở 3 phương diện này, chắc chắc người phụ nữ thông minh nên tránh để không khổ đau, đổ vỡ trong tình yêu và hôn nhân.