Khó có con vì niêm mạc tử cung quá dày hoặc quá mỏng ?

Niêm mạc tử cung quá dày hay quá mỏng đều có ảnh hưởng không tốt đến quá trình thụ thai của người phụ nữ, nguy cơ gây ra tình trạng hiếm muộn. Vậy niêm mạc tử cung dày bao nhiêu thì có thai?

Niêm mạc tử cung là gì?

Niêm mạc tử cung hay còn gọi là nội mạc tử cung là một lớp mô bao phủ lấy toàn bộ bề mặt phía bên trong tử cung. Lớp niêm mạc này đóng vai trò quan trọng đối với khả năng thụ thai và bảo vệ cho quá trình mang thai ở người phụ nữ. Dưới sự tác động của hormone sinh dục nữ estrogen, lớp niêm mạc tử cung sẽ trở nên dày lên tùy theo từng thời điểm cụ thể trong tháng. Niêm mạc tử cung dày lên là dấu hiệu chuẩn bị để cho trứng đã thụ tinh vào làm tổ trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt.

Mặt khác, nếu như trứng không được thụ tinh thì lớp niêm mạc này sẽ bị bong tróc và được đẩy ra ngoài cơ thể. Đây chính là nguyên nhân gây nên hiện tượng hành kinh ở chị em phụ nữ. Trong trường hợp nếu quá trình thụ thai diễn ra thì nội tiết tố nữ tiếp tục tác động để lớp niêm mạc này dày hơn và chuẩn bị sẵn sàng cho quá trình làm tổ của thai nhi.

Lớp niêm mạc này đóng vai trò quan trọng đối với khả năng thụ thai và bảo vệ cho quá trình mang thai ở người phụ nữ.

Niêm mạc tử cung có cấu tạo gồm 2 phần:

  • Lớp đáy (lớp nội mạc căn bản): Bao gồm các tế bào biểu mô trụ tuyến và mô đệm, không chịu sự tác động của chu kỳ kinh nguyệt.
  • Lớp nông (lớp nội mạc tuyến): Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi sự biến đổi trong chu kỳ kinh nguyệt.

Độ dày của niêm mạc tử cung có ảnh hưởng như thế nào tới khả năng thụ thai

1. Niêm mạc tử cung mỏng quá mức

Đối với những chị em có niêm mạc tử cung mỏng hơn 8 mm thì chắc chắn sẽ gặp phải không ít khó khăn trong quá trình thụ thai, cụ thể là quá trình làm tổ của thai nhi.

Ngay cả khi thai nhi đã làm tổ thì khả năng giữ lại thai trong tử cung trong suốt quá trình mang thai vẫn rất khó khăn. Nguyên nhân là vì lớp niêm mạc tử cung mỏng quá mức, không đủ khả năng giữ thai nhi lại. Hậu quả là thai nhi dễ bị bong ra, nguy cơ dẫn đến tình trạng sảy thai hoặc thai chết lưu.

Niêm mạc tử cung mỏng khó giữ thai

2. Niêm mạc tử cung quá dày quá mức

Phụ nữ có lớp niêm mạc tử cung dày hơn 20mm thì được xem là niêm mạc tử cung quá dày. Đây cũng là trường hợp gây bất lợi cho quá trình thụ thai.

Nguyên nhân là vì hàm lượng estrogen sản xuất quá mức trong cơ thể của phụ nữ, kích thích lớp niêm mạc tử cung phát triển dày lên, cản trở quá trình làm tổ của thai nhi.

Do đó, nếu lượng estrogen này bị đẩy lên quá cao, chị em sẽ phải đối mặt với những hiện tượng rong kinh, vô kinh thứ phát, buồng trứng đa nang, rối loạn phóng noãn… Tất cả những hiện tượng này đều có thể cản trở quá trình thụ thai.

Độ dày của niêm mạc bao nhiêu là bình thường?

Vậy thì phụ nữ nên có niêm mạc khoảng bao nhiêu là bình thường, hãy đối chiếu thông tin dưới đây:

– Giai đoạn vừa qua chu kỳ kinh nguyệt: Lớp niêm mạc dày khoảng 3 – 4mm.

– Giai đoạn gần đến chu kỳ rụng trứng (giữa kỳ hành kinh): Lớp niêm mạc khoảng 8 – 12cm là bình thường.

– Giai đoạn sắp đến chu kỳ kinh nguyệt: Lớp niêm mạc dày khoảng 12 – 16cm, nếu như vào giai đoạn này sự thụ thai không diễn ra thì niêm mạc tử cung sẽ bong tróc và tràn ra ngoài tạo thành kinh nguyệt.

Nguồn : Sức khỏe cộng đồng