Không nên tiêm vaccine cho trẻ trong trường hợp nào?

Tiêm chủng sẽ giúp trẻ chống lại các bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp không nên tiêm vaccine cho trẻ.

Cùng bau.vn tìm hiểu những trường hợp không nên tiêm vaccine cho trẻ là khi nào nhé.

Những loại vaccine phổ biến trẻ cần được tiêmkhong nen tiem vaccine

Dưới đây là một số loại vaccine được các bác sĩ khuyến cáo nên tiêm cho trẻ:

  • Vaccine bạch hầu, uốn ván, ho gà (vaccine DTaP)
  • Vaccine bại liệt (vaccine IPV)
  • Vaccine sởi, quai bị, rubella (vaccine MMR)
  • Vaccine thủy đậu (vaccine Varicella)
  • Vaccine viêm gan A
  • Vaccine viêm gan B
  • Vaccine H influenzae (vaccine Hib)
  • Vaccine pneumococcal (vaccine PCV13)
  • Vaccine Rotavirus (vaccine RV)
  • Vaccine cúm
  • Vaccine viêm màng não do cầu khuẩn (vaccine MPSV4/MCV4)
  • Vaccine HPV

Không nên tiêm vaccine cho trẻ trong trường hợp nào?

Đối với vaccine cúmkhong nen tiem vaccine

Trẻ nhỏ hơn 6 tháng hoặc đang bị bệnh thì không nên tiêm phòng cúm. Bên cạnh đó, trong trường hợp trẻ từng có phản ứng dị ứng vaccine cúm thì các bác sĩ sẽ cân nhắc có nên tiêm loại vaccine này cho trẻ một lần nữa hay không.

Ngoài ra, nếu trẻ có những dấu hiệu dưới đây thì bố mẹ nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia y tế trước khi tiêm:

  • Nhỏ hơn 2 tuổi
  • Có tiền sử bệnh hen hoặc có biểu hiện thở khò khè trước đó
  • Trẻ mắc bệnh mãn tính: bệnh tim, bệnh gan hoặc hen suyễn
  • Trẻ có triệu chứng khó thở do một số bệnh về cơ hoặc thần kinh nào đó
  • Trẻ miễn dịch yếu
  • Một người trong gia đình có hệ thống miễn dịch bị tổn thương
  • Trẻ được điều trị aspirin dài hạn

Không nên tiêm vaccine viêm gan A cho trẻ trong trường hợp nào?khong nen tiem vaccine

Tương tự các loại vaccine khác, trẻ phải khỏe mạnh thì mới có thể tiến hành tiêm vaccine viêm gan A. Bên cạnh đó, nếu trẻ đã từng có các phản ứng dị ứng do tiêm phòng viêm gan A thì không nên tiêm mũi nhắc lại. Trong trường hợp trẻ bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của vaccine thì các bác sĩ cũng khuyến cáo rằng không nên tiêm phòng.

Khi nào không nên tiêm vaccine viêm gan B cho trẻkhong nen tiem vaccine

Trong trường hợp trẻ được xác định là bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của vaccine hoặc đã từng có phản ứng dị ứng với vaccine thì không nên tiêm phòng viêm gan B. Bên cạnh đó, nếu trẻ đang có một vấn đề nào đó về sức khỏe thì bố mẹ nên cân nhắc đến việc tạm hoãn tiêm vaccine viêm gan B.

Đối với vaccine HPVkhong nen tiem vaccine

Tương tự như vaccine viêm gan A hoặc viêm gan B, nếu trẻ bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của vaccine hoặc có phản ứng dị ứng với thuốc chủng này không nên chủng ngừa HPV. Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai và người đang mắc bệnh cũng không nên tiêm phòng HPV.

Trường hợp không nên tiêm vaccine DTaP (bạch hầu, ho gà, uốn ván)

Nếu bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của vaccine hoặc bé có các phản ứng phụ sau khi chủng ngừa không nên tiêm loại vaccine này. Trong đó, các tác dụng phụ bao gồm hôn mê, co giật, đau dữ dội và sưng tại chỗ tiêm. Bó mẹ cần lưu ý là vacxin DTaP cũng có thể có nhiều dạng khác nhau như DTP, DT hoặc Td. Vì vậy, nếu như trẻ đang mắc một trong số các bệnh trên thì đều nên tránh tiêm phòng. Bên cạnh đó, trẻ bị động kinh hoặc hội chứng Guillain-Barré thì bố mẹ nên tham khảo và nghe bác sĩ tư vấn trước khi quyết định cho trẻ tiêm.

Nguồn : bau.vn

  • Giao tiếp cảm xúc: Phương pháp chuyên gia khuyên dùng để nuôi dưỡng sự gắn kết với con

    Giao tiếp cảm xúc: Phương pháp chuyên gia khuyên dùng để nuôi dưỡng sự gắn kết với con

    Trong hành trình nuôi dạy con, giao tiếp không đơn thuần là trao đổi thông tin mà còn là sợi dây kết nối cảm xúc giữa cha mẹ và con cái. Nhiều bậc phụ huynh thường than phiền: “Con không chịu nói chuyện với mình”, “Con chỉ thích nói chuyện với bạn bè”... Nhưng ít ai biết rằng, để trẻ mở lòng, điều quan trọng không nằm ở việc hỏi, mà ở cách chúng ta lắng nghe.Dưới đây là những bí quyết vàng từ các chuyên gia tâm lý – giáo dục giúp cha mẹ giao tiếp với con hiệu quả và đầy yêu thương:
  • 3 điều cha mẹ nên giữ lại cho mình để con lớn lên hạnh phúc

    3 điều cha mẹ nên giữ lại cho mình để con lớn lên hạnh phúc

    Tình yêu thương con cái là bản năng tự nhiên của cha mẹ. Tuy nhiên, không phải lúc nào sự chia sẻ toàn bộ cảm xúc, lo toan hay áp lực cũng là điều tốt. Cha mẹ thông minh là những người biết giữ lại một phần cho riêng mình, để bảo vệ tuổi thơ và tâm hồn non nớt của con. Dưới đây là 3 điều cha mẹ nên "giấu" con, không phải vì thiếu trung thực, mà là để yêu thương con một cách trưởng thành và lành mạnh hơn.
  • Sự

    Sự "tàn nhẫn" đầy yêu thương: Cách dạy con khiến trẻ trưởng thành vượt trội

    Trong tình yêu thương vô bờ dành cho con, nhiều bậc cha mẹ luôn cố gắng bảo vệ con khỏi mọi va vấp và tổn thương. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia giáo dục hiện đại, sự “tàn nhẫn” có chọn lọc của cha mẹ trong cách dạy con lại có thể là bước ngoặt giúp trẻ trưởng thành và thành công hơn trong tương lai.Vậy “tàn nhẫn” ở đây có nghĩa là gì? Và tại sao điều tưởng như đi ngược với bản năng làm cha mẹ này lại trở thành một bí quyết giáo dục đáng suy ngẫm?
  • Đậu nành – “thực phẩm vàng” hay nguy cơ tiềm ẩn cho trẻ?

    Đậu nành – “thực phẩm vàng” hay nguy cơ tiềm ẩn cho trẻ?

    Đậu nành từ lâu đã được biết đến là một thực phẩm giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe tim mạch, nội tiết và làn da. Tuy nhiên, khi nói đến trẻ em – đối tượng có hệ tiêu hóa và nội tiết chưa hoàn thiện – nhiều bậc cha mẹ băn khoăn: Liệu ăn đậu nành có thực sự tốt cho trẻ? Có ảnh hưởng gì đến sự phát triển sinh lý hay không? Hãy cùng tìm hiểu sự thật qua bài viết dưới đây.
  • Kỳ nghỉ hè an toàn, năng động cho bé: 6 điều cha mẹ cần làm

    Kỳ nghỉ hè an toàn, năng động cho bé: 6 điều cha mẹ cần làm

    Kỳ nghỉ hè là khoảng thời gian các bé được tạm rời sách vở, thỏa sức vui chơi và khám phá thế giới xung quanh. Tuy nhiên, không ít bậc phụ huynh băn khoăn làm sao để con có những ngày hè thật sự bổ ích, vừa khỏe mạnh, vừa tránh xa các thiết bị điện tử. Dưới đây là 6 mẹo đơn giản nhưng hiệu quả giúp trẻ năng động, khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng trong suốt mùa hè.
  • Làm thế nào để biết con bạn có khả năng phát triển vượt trội

    Làm thế nào để biết con bạn có khả năng phát triển vượt trội

    Để nhận ra tiềm năng phát triển vượt trội ở trẻ, cha mẹ có thể dựa vào một số quan sát tinh tế và tín hiệu sớm dưới đây: