Khủng hoảng tâm lý khi mang thai – những điều tuyệt đối không nên lơ là

Khủng hoảng tâm lý khi mang thai là một trong số những vấn đề mà các mẹ bầu thường xuyên gặp phải, nó có nhiều nguyên nhân và dẫn đến những hệ quả trực tiếp tới thai nhi cũng như sức khỏe người phụ nữ.

Vấn đề khủng hoảng tâm lý khi mang thai đã trở thành một nỗi lo cho rất nhiều cặp vợ chồng trẻ. Khi bước vào thai kỳ cơ thể bắt đầu có những thay đổi rõ rệt. Không chỉ về hình dáng mà còn về tâm lý khiến cho mẹ bầu dễ rơi vào tình trạng tâm lý bị khủng hoảng.

Vậy khủng hoảng tiền sản là gì? Tình trạng này có ảnh hưởng gì đến mẹ và bé? Hãy đọc bài viết bên dưới để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!

Thế nào là khủng hoảng tâm lý khi mang thai?

Các mẹ bầu sẽ có nhiều thay đổi về cân nặng, số đo, những thói quen mới. Các điều này dễ khiến cho cuộc sống thường ngày của phụ nữ mới mang thai bị đảo lộn. Cùng với đó là sự điều tiết các loại hormon trong cơ thể tăng giảm bất thường khiến cho tâm lý chị em lúc nắng lúc mưa. Có đôi lúc họ sẽ có những phản ứng mãnh liệt đối với những sự việc rất bình thường.

khung hoang tam ly khi mang thai

Tất cả những cảm xúc bất thường trong thời gian mang thai chính là khủng hoảng tâm lý. Điều này khiến cho phụ nữ đang trong tình trạng này có những hành động khác thường. Thậm chí đôi lúc rất kỳ lạ, khó hiểu.

Nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng tâm lý khi mang thai

Những thay đổi của cơ thể chính là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng khủng hoảng tâm lý khi mang thai. Tuy nhiên, còn có rất rất nhiều lý do khác dẫn đến tình trạng này ở mẹ bầu. Dưới đây là một vài nguyên nhân gây trầm cảm tiền sản thường gặp.

1. Do thay đổi nội tiết tố nữ

Sự thay đổi nội tiết tố hay các hormone là nhân tố gây ảnh hưởng nhất gây khủng hoảng tâm lý khi mang thai. Lượng hormone thay đổi liên tục làm cho phụ nữ mang thai trở nên nhạy cảm và phản ứng mạnh hơn đối với các vấn đề dù là những vấn đề hết sức bình thường. Tâm trạng của phụ nữ vừa mang thai rất hay thay đổi cộng với việc phản ứng mạnh sẽ dễ dẫn đến trầm cảm tiền sản.

2. Do những thay đổi sinh lý – tâm lý

Sinh lý và tâm lý có mối quan hệ mật thiết và chặt chẽ với nhau. Khi một trong 2 gặp vấn đề thì chắc chắn bên còn lại cũng sẽ bị ảnh hưởng không kém. Các triệu chứng báo thai như nghén, buồn nôn, đau đầu, đau tức ngực, mệt mỏi, buồn ngủ, đầy hơi khó tiêu,… . Nếu xuất hiện khiến cho cơ thể các chị em mới có thai vô cùng khó chịu. Khi cuộc sống dễ chịu hằng ngày giờ lại trở thành những ngày chỉ biết tìm kiếm thông tin, xin lời chỉ dạy từ các dì, các bác. Chỉ mong làm thế nào để vượt qua những ngày này là điều không hề dễ chịu.

3. Do tâm trạng lo lắng, stress

Đứng trước bước ngoặt sắp trở thành mẹ của những thiên thần, hẳn người phụ nữ nào cũng sẽ cảm thấy bỡ ngỡ, hạnh phúc. Với mong muốn trở thành một người mẹ tốt cho con, chắc chắn rằng lo lắng là điều phải có. Nếu phụ nữ mang thai may mắn có được sự quan tâm, thấu hiểu của chồng, của gia đình, bạn bè thì những lo lắng này đều sẽ được tháo gỡ. Nếu không may mắn khi mẹ bầu không nhận được sự thấu hiểu và quan tâm của gia đình thì rất dễ gây khủng hoảng tâm lý khi mang thai.

khung hoang tam ly khi mang thai

Một trong những nỗi sợ lớn nhất của mẹ bầu chính là việc trải qua những cơn đau khi sinh bé. Theo như các nhà khoa học đã nghiên cứu và chỉ ra rằng cơn đau khi sinh em bé mà các mẹ phải trải qua là gần 57 đơn vị đau.Trong khi đó, cơ thể con người có thể chịu đựng được tối đa là 45 đơn vị đau mà thôi. Cơn đau này tương đương với việc một người bị gãy cùng lúc 20 cái xương sườn.

4. Tiền sử mắc các vấn đề về tâm lý

Tuy đây là nguyên nhân ít gặp nhưng các chị em không nên bỏ qua và xem thường. Nếu như bạn đã từng bị trầm cảm hoặc trong gia đình đã có người từng bị. Thì bạn cần chuẩn bị sẵn để không bị khủng hoảng tâm lý khi mang thai.

Ngoài những nguyên nhân trên, tình trạng này cũng có liên quan đến một số yếu tố như:

  • Có tiền sử rối loạn lo âu, trầm cảm khi mang thai
  • Từng bị sảy thai và gặp phải các biến chứng thai kỳ khác
  • Từng chứng kiến người thân, bạn bè bị sảy thai, mất con sau khi sinh,…
  • Bản thân bị stress dai dẳng
  • Không chuẩn bị tâm lý vững vàng khi mang thai
  • Mang thai khi còn quá trẻ

Một số biểu hiện khủng hoảng tâm lý khi mang thai

Không chỉ mẹ bầu cần lưu ý khi mang thai. Tất cả những người trong gia đình, đặc biệt là chồng nên quan tâm đến trạng thái của phụ nữ mang thai. Để tránh trường hợp bị khủng hoảng tâm lý đáng tiếc xảy ra. Dưới đây là một số biểu hiện thường thấy của khủng hoảng tâm lý:

  • Tâm trạng buồn bã, thường xuyên bồn chồn hoặc chán nản
  • Dễ khóc và khóc nhiều lần
  • Thèm ăn vặt hoặc không ngon miệng khi ăn
  • Khó ngủ, hoặc ngủ quá nhiều
  • Suy nghĩ thiếu tập trung hoặc khó đưa ra quyết định
  • Có ý nghĩ về cái chết hoặc tự sát
  • Đau đầu, đau bụng thường xuyên
  • Xa lánh và không muốn gần gũi với gia đình, bạn bè
  • Không còn quan tâm đến các vấn đề mà bạn từng rất thích thú
  • Sụt cân nhanh chóng
  • Tăng cân đột ngột
  • Không muốn đi khám thai và làm theo những chỉ dẫn y tế dành cho bà bầu;
    Sử dụng các chất độc hại như thuốc lá, rượu và ma túy

khung hoang tam ly khi mang thai

Phòng tránh khủng hoảng tâm lý khi mang thai

Các biện pháp giúp mẹ bầu vượt qua khủng hoảng tâm lý trong thai kỳ:

  • Chia sẻ với bạn đời và người thân: Nếu phải đối mặt với nhiều áp lực và lo lắng, mẹ bầu nên chia sẻ với bạn đời, người thân hoặc bạn bè để giải tỏa tâm trạng. Tránh giữ trong lòng những cảm xúc tiêu cực khiến sức khỏe của cả mẹ và bé đều bị ảnh hưởng.
  • Nghỉ ngơi, thư giãn: Thay vì nghĩ ngợi quá nhiều, nên ngủ đủ giấc và thư giãn với các hoạt động lành mạnh như nấu ăn, chăm sóc cây cối, sắp xếp lại nhà cửa, đọc sách, nghe nhạc,… Ngoài ra, mẹ cũng có thể tìm hiểu về cách xây dựng chế độ dinh dưỡng, bí quyết chăm sóc bé, lựa chọn nơi sinh nở,… Những hoạt động này vừa giúp mẹ trang bị kiến thức cần thiết vừa mang đến tinh thần thoải mái và lạc quan hơn.
  • Xây dựng lối sống lành mạnh: chế độ dinh dưỡng hợp lí; luyện tập thể dục, yoga; thư giãn, thiền, sử dụng trà thảo mộc,…
  • Tham gia lớp học tiền sản. Tham gia trị liệu tâm lý trước, trong và sau sinh.

Khủng hoảng tâm lý khi mang thai là tình trạng khó tránh khỏi ở mẹ bầu. Tuy nhiên nếu không biết cách vượt qua, cả mẹ và thai nhi sẽ gặp phải đối mặt với các ảnh hưởng nặng nề. Do đó, gia đình cần phải đặc biệt quan tâm đến tinh thần của phụ nữ mang thai.

Nguồn : bau.vn

  • Không chỉ cá hồi, loại quả dân dã này cũng chứa đầy omega-3, cực tốt cho mẹ bầu

    Không chỉ cá hồi, loại quả dân dã này cũng chứa đầy omega-3, cực tốt cho mẹ bầu

    Không cần tìm đến những món ăn đắt đỏ như cá hồi, mẹ bầu hoàn toàn có thể bổ sung omega-3 – dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của thai nhi – thông qua một loại quả quen thuộc, dễ tìm, giá cả phải chăng. Loại quả này còn được giới chuyên gia dinh dưỡng mệnh danh là “thuốc bổ tự nhiên” nhờ những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe.
  • Bí quyết giữ dáng và thư giãn tinh thần cho mẹ bầu qua các bài tập đơn giản

    Bí quyết giữ dáng và thư giãn tinh thần cho mẹ bầu qua các bài tập đơn giản

    Mang thai là hành trình kỳ diệu nhưng cũng đầy thử thách với cơ thể và tinh thần của người phụ nữ. Để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh, bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp lý, việc vận động nhẹ nhàng và đúng cách đóng vai trò vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số bài tập được khuyến nghị giúp mẹ bầu duy trì sức khỏe và cảm thấy thư giãn trong suốt thai kỳ
  • Chỉ cần thay đổi vài thói quen, mẹ bầu đã có thể tránh ốm suốt 9 tháng thai kỳ

    Chỉ cần thay đổi vài thói quen, mẹ bầu đã có thể tránh ốm suốt 9 tháng thai kỳ

    Mang thai là giai đoạn cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về nội tiết và miễn dịch, khiến họ dễ bị cảm cúm, ho sốt, nhiễm siêu vi hơn bình thường. Làm sao để mẹ bầu vẫn khỏe mạnh suốt thai kỳ, ít ốm vặt mà không cần dùng đến thuốc? Dưới đây là những cách đơn giản, khoa học giúp tăng cường hệ miễn dịch an toàn cho bà bầu, đã được bác sĩ khuyến khích áp dụng.
  • Mẹ bầu thèm ăn suốt ngày: Bình thường hay dấu hiệu bất ổn?

    Mẹ bầu thèm ăn suốt ngày: Bình thường hay dấu hiệu bất ổn?

    Trong suốt thai kỳ, nhiều mẹ bầu thường xuyên cảm thấy đói hoặc thèm ăn một cách bất thường — thậm chí chỉ vừa ăn xong vẫn thấy muốn ăn tiếp. Cảm giác này có thể khiến mẹ bối rối, lo lắng không biết cơ thể mình có đang gặp vấn đề gì không, liệu có ảnh hưởng đến thai nhi không. Vậy, hiện tượng thèm ăn liên tục khi mang thai có phải là điều bất thường?
  • Mẹ bầu đái tháo đường nên ăn gì? Gợi ý thực phẩm giàu vi chất, an toàn cho thai kỳ

    Mẹ bầu đái tháo đường nên ăn gì? Gợi ý thực phẩm giàu vi chất, an toàn cho thai kỳ

    Trong thai kỳ, việc kiểm soát đường huyết là vô cùng quan trọng đối với những mẹ bầu mắc đái tháo đường. Bên cạnh việc tuân thủ chỉ định y khoa, chế độ dinh dưỡng hợp lý chính là "chìa khóa vàng" giúp đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, không ít mẹ bầu băn khoăn: ăn gì để vừa kiểm soát đường huyết, vừa bổ sung đủ vi chất thiết yếu cho sự phát triển của em bé?Dưới đây là danh sách những thực phẩm giàu vi chất nhưng vẫn an toàn cho mẹ bầu bị đái tháo đường, được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị.
  • Vì sao mẹ bầu hay mất ngủ? 6 nguyên nhân thường gặp và cách cải thiện tự nhiên

    Vì sao mẹ bầu hay mất ngủ? 6 nguyên nhân thường gặp và cách cải thiện tự nhiên

    Mang thai là một hành trình kỳ diệu nhưng cũng đầy thử thách, đặc biệt là với giấc ngủ. Rất nhiều mẹ bầu than phiền về tình trạng mất ngủ, khó ngủ hoặc ngủ chập chờn trong suốt thai kỳ. Giấc ngủ không chất lượng không chỉ khiến mẹ mệt mỏi, cáu gắt mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Dưới đây là 6 nguyên nhân phổ biến gây mất ngủ khi mang thai và những cách khắc phục tự nhiên, an toàn mà mẹ bầu có thể áp dụng ngay tại nhà.