Kích thước buồng trứng có ảnh hưởng đến việc mang thai không?

Kích thước buồng trứng có ảnh hưởng tới việc mang thai không là thắc mắc chung của nhiều chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Hãy cùng tìm hiểu những kiến thức về kích thước buồng trứng qua bài viết dưới đây!

1. Tầm quan trọng của buồng trứng đối với việc mang thai

Buồng trứng là cơ quan chịu trách nhiệm về sự thụ tinh và sinh sản trong cơ thể người phụ nữ. Buồng trứng tạo ra trứng, trứng khi được thụ tinh với tinh trùng sẽ dẫn đến mang thai. Buồng trứng cũng chịu trách nhiệm sản xuất hormone sinh sản nữ là estrogen và progesterone.

2. Kích thước buồng trứng có ảnh hưởng đến việc mang thai không?

Câu trả lời là có, kích thước buồng trứng có liên quan đến khả năng dễ thụ thai của người phụ nữ. Nếu kích thước buồng trứng của bạn nhỏ hơn bình thường có nghĩa là bạn sẽ khó thụ thai hơn bởi lượng trứng dự trữ thấp hơn mức trung bình.

Bạn có thể được chỉ định thực hiện các xét nghiệm như quét siêu âm và xét nghiệm máu để xác định kích thước buồng trứng và đánh giá chức năng hoạt động của buồng trứng. Siêu âm có thể cho biết số lượng nang trứng cũng như khả năng dự trữ trứng của phụ nữ là bình thường hay thấp.

5 sự thật thú vị mọi phụ nữ nên biết về buồng trứngKích thước buồng trứng ảnh hưởng đến việc mang thai

Kích thước buồng trứng lớn hơn không có nghĩa là dự trữ trứng nhiều hơn. Buồng trứng cũng có thể mở rộng do rối loạn hoặc khối u (như đã đề cập ở trên). Trong những trường hợp này, phụ nữ sẽ không rụng trứng bình thường và do đó sẽ khó thụ thai. Ở những phụ nữ bị đa nang buồng trứng, kích thước đường kính của buồng trứng của họ có thể lên đến hơn 15cm.

Do đó, buồng trứng to lên có thể là một chỉ số của rối loạn nội tiết tố, u nang hoặc khối u. Lúc này, bạn cần gặp bác sĩ để được tư vấn kiểm tra buồng trứng và có phương pháp điều trị phù hợp nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc thụ thai.

3. Các yếu tố làm thay đổi kích thước buồng trứng

Kích thước buồng trứng có thể thay đổi nhiều lần trong cuộc sống của phụ nữ vì những lý do khác nhau. Dưới đây là các yếu tố khác nhau có thể làm thay đổi kích thước buồng trứng:

* Tuổi tác

Kích thước buồng trứng có thể thay đổi theo tuổi. Buồng trứng có kích thước lớn hơn ở tuổi dậy thì và thời kỳ tiền mãn kinh của phụ nữ. Kích thước buồng trứng là nhỏ nhất sau khi mãn kinh ở phụ nữ và trước khi bé gái đến tuổi dậy thì. Kích thước trung bình của buồng trứng là chiều dài 3cm, chiều cao 2,5cm và chiều rộng 1,5cm. Trước tuổi dậy thì hoặc sau mãn kinh, kích thước buồng trứng đo được với đường kính dưới 20 mm.

* Rụng trứng trong chu kỳ kinh nguyệt

Rụng trứng là một phần của chu kỳ kinh nguyệt khi buồng trứng giải phóng trứng. Rụng trứng xảy ra vào khoảng giữa (ngày 14) của chu kỳ kinh nguyệt. Ngay trước khi rụng trứng, các nang trong buồng trứng phồng lên khi trứng chín và sẵn sàng để rụng.

Có nhịp đập ở bụng là dấu hiệu mang thai? Chị em nên làm gì lúc này? | theAsianparent VietnamThay đổi kích thước buồng trứng trong thời kỳ kinh nguyệt

* Rối loạn buồng trứng

Rối loạn buồng trứng và ung thư có thể gây ra sự gia tăng kích thước buồng trứng. Các tình trạng như hội chứng đa nang buồng trứng (PCOS), u nang nang trứng, u nang hoàng khiến buồng trứng to ra dẫn đến đau và thậm chí chảy máu bên trong. Những rối loạn này làm cho phụ nữ gặp những biến chứng khi mang thai.

* Điều trị vô sinh

Phụ nữ khi được chẩn đoán vô sinh thường trải qua các phương pháp điều trị vô sinh để có thể mang thai. Một phần của các phương pháp điều trị này liên quan đến việc tiêm hormone để kích thích buồng trứng, làm cho trứng chín và rụng, sau đó trứng được giải phóng để thụ tinh. Những phương pháp điều trị này có thể khiến buồng trứng trở nên to hơn trong quá trình rụng trứng. Tuy nhiên, kích thước buồng trứng sẽ trở lại bình thường sau khi giai đoạn rụng trứng kết thúc.

* Mang thai

Kích thước buồng trứng tăng lên trong thai kỳ vì buồng trứng sản xuất hormone thai kỳ estrogen và progesterone. Tuy nhiên, phụ nữ cũng cần thận trọng, cần đến bác sĩ để được kiểm tra và đảm bảo rằng không bị u nang hoặc u xơ.

Danh sách những điều cần làm cho phụ nữ mang thai 3 tháng đầuKích thước buồng trứng tăng lên trong thai kỳ vì buồng trứng sản xuất hormone thai kỳ

4. Kích thước buồng trứng như thế nào là có thai?

Buồng trứng có chiều dài 3cm x chiều cao 2,5cm x chiều rộng 1,5cm là có thai

Kích thước của một buồng trứng trưởng thành bình thường và khỏe mạnh với chiều dài 3cm x chiều cao 2,5cm x chiều rộng 1,5cm là có thai. Kích thước buồng trứng như vậy sẽ có đủ lượng trứng dự trữ và một người phụ nữ khỏe mạnh với buồng trứng bình thường sẽ có thể thụ thai mà không gặp khó khăn. Kích thước trứng buồng trứng cho thai kỳ cũng là vấn đề ở những phụ nữ đang cố gắng thụ thai. Trứng phải có kích thước chính xác để có thể thụ thai. Nếu trứng co lại thì nó sẽ không phát triển đúng cách.

Để tăng cường sức khỏe buồng trứng và trứng, chị em có thể ăn các loại thực phẩm bổ dưỡng, tập luyện thể dục thường xuyên, duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh và không bị căng thẳng.

Nguồn : Sức khỏe cộng đồng

  • Tiềm ẩn nhiều rủi ro đáng lo ngại khi uống nhiều cà phê

    Tiềm ẩn nhiều rủi ro đáng lo ngại khi uống nhiều cà phê

    Cà phê từ lâu đã trở thành “người bạn đồng hành” quen thuộc trong cuộc sống hiện đại. Một ly cà phê buổi sáng giúp tinh thần tỉnh táo, tăng khả năng tập trung và thậm chí còn mang lại một số lợi ích cho sức khỏe tim mạch. Tuy nhiên, uống quá nhiều cà phê cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro đáng lo ngại.
  • Cảnh báo những món ăn là khoái khẩu của nhiều người nhưng cực kì gây hại cho não

    Cảnh báo những món ăn là khoái khẩu của nhiều người nhưng cực kì gây hại cho não

    Ăn ngon miệng thì ai cũng thích, nhưng có những món ăn tưởng chừng vô hại lại âm thầm “đánh úp” não bộ của bạn mỗi ngày. Nếu không muốn trí nhớ giảm sút, tinh thần uể oải hay nguy cơ sa sút trí tuệ, hãy cảnh giác với những món sau:
  • "Bật mí" công dụng tuyệt vời của trà gừng với sức khỏe

    Có rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng trà gừng rất giàu hợp chất hoạt tính sinh học gọi là gingerols và shogaols có nhiều lợi ích cho sức khỏe.
  • Một ngày cơ thể của chúng ta cần bao nhiêu chất xơ ?

    Một ngày cơ thể của chúng ta cần bao nhiêu chất xơ ?

    Theo khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng Quốc gia và Hiệp hội Dinh dưỡng Hoa Kỳ (ADA),cơ thể con người cần một lượng chất xơ nhất định mỗi ngày để hỗ trợ tiêu hóa, kiểm soát đường huyết và duy trì sức khỏe tim mạch. Tuy nhiên, việc bổ sung chất xơ cần thực hiện từ từ, kết hợp với uống đủ nước để tránh các vấn đề về tiêu hóa như đầy hơi hay táo bón.
  • "Sống lâu trăm tuổi" nhờ 7 loại trái cây này

    Chất chống oxy hóa đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể khỏi lão hóa, bệnh tim mạch, ung thư và nhiều bệnh mạn tính khác. Dưới đây là 7 loại trái cây siêu giàu chất chống oxy hóa giúp bạn sống thọ và ngăn ngừa bệnh tật hiệu quả.
  • Bật mí công dụng tuyệt vời của quả la hán

    Bật mí công dụng tuyệt vời của quả la hán

    Bác sĩ Nguyễn Thùy Ngân, Viện Nghiên cứu phát triển y dược cổ truyền Việt Nam, cho biết quả la hán (còn được gọi là la hán quả) từ lâu đã được coi là "quả trường thọ", nhờ hàm lượng chất chống oxy hóa cao và tác dụng chống viêm.