Mỗi giai đoạn tam cá nguyệt, mẹ bầu sẽ trải qua những trạng thái tâm lý khác nhau. Đa số phụ nữ mang thai thường khó tính, cáu gắt, buồn vui thất thường. Thậm chí nhiều mẹ bầu còn phải vật lộn với trầm cảm khi mang thai. Vậy tại sao mẹ bầu lại gặp những trạng thái này?
Nguyên nhân gây thay đổi tâm lý mẹ bầu
1. Sự thay đổi hormone
Thay đổi hormone là một trong số những nguyên nhân chính gây thay đổi tâm lý mẹ bầu. Khi mang thai, tuyến yên của phụ nữ to lên khoảng 35%. Đi kèm với đó là prolactin tăng gấp 10 lần so với trước trong khi hormone lại ít thay đổi.
Bên cạnh đó, tuyến giáp cơ thể cũng tăng do tăng sản huyết và tăng sinh mạch máu. Các chuyển hóa cơ bản vì thế cũng tăng theo. Cùng lúc này, cơ thể mẹ lại xuất hiện thêm rau thai và hoàng thể thai nghén. Nội tiết tố HCG và các steroid (gồm estrogen và progesterone) sản sinh.
Sự thay đổi hormone và nội tiết tố có ảnh hưởng đến hệ thần kinh. Các chất tác động tâm trạng như serotonin bị xáo trộn và thay đổi. Các chất này là nguyên nhân chính gây lo lắng, mệt mỏi, cáu gắt, hay quên,… cho mẹ bầu.
2. Sự căng thẳng, lo lắng dẫn đến mất ngủ
Theo thống kê, trầm cảm mang thai xuất phát nhiều từ sự lo lắng của mẹ bầu. Những phức tạp trong quan hệ vợ chồng, nỗi lo về tiền bạc, sinh hoạt…khiến mẹ trở nên căng thẳng quá mức. Sự thay đổi sau khi có thai còn khiến chị em bị mất ngủ. Ngủ không đủ giấc có rất nhiều tác động tiêu cực đến cơ thể. Mẹ nên kiểm xoát cảm xúc và tinh thần thay vì nghĩ tiêu cực.
3. Một số thay đổi về thể chất mẹ bầu
Không chỉ bên trong mà cơ thể bên ngoài cũng thay đổi rõ rệt khi phụ nữ mang thai. Thường cơ thể chị em sẽ đau nhức, khó chịu, ốm nghén. Thời gian đầu xuất hiện triệu chứng khiến chị em mệt mỏi, tự ti về bản thân.
Khi đến những tháng cuối thai kỳ, việc bụng to lên khiến cơ thể mẹ cồng kềnh, đi lại chậm chạp hơn nhiều. Những tâm lý tự ti về vóc dáng, ngoại hình cũng là nguyên nhân khiến mẹ bầu tự tin, mặc cảm và tủi thân hơn.
Một số giải pháp cải thiện tâm lý cho mẹ bầu
Căn bệnh tâm lý là một trong những căn bệnh khó chữa nhất. Điều chỉnh cảm xúc cho hợp lí không phải là điều dễ dàng mà cần thời gian và sự kiên nhẫn của mẹ bầu. Chị em có thể tham khảo các giải pháp sau đây:
- Nghỉ ngơi và thư giãn: Mẹ có thể đọc sách, nghe nhạc, xem một số chương trình giải trí để điều hòa cảm xúc, nâng cao sức khỏe. Mẹ nên nghỉ ngơi, không ham việc và giữ trạng thái tích cực để em bé phát triển lành mạnh hơn.
- Chăm sóc bản thân: Mang thai là một điều tuyệt vời đối với những người phụ nữ. Mẹ hãy làm tất cả những gì bản thân yêu thích. Hãy để thời gian này được “lười nhác” một chút. Quan tâm và chăm sóc bản thân là một cách điều chỉnh cảm xúc. Mẹ có thể tham khảo cách chữa rạn da, điều chỉnh vóc dáng…để có một cơ thể khỏe mạnh.
- Ăn uống và sinh hoạt khoa học: Mẹ hãy bổ sung vitamin, các loại chất xơ trong rau củ. Mẹ cũng nên xây dựng thực đơn dinh dưỡng, hạn chế ăn đồ ăn sẵn. Kết hợp với đó, chị em cũng nên thể dục thường xuyên. Thiền hoặc yoga cũng là một giải pháp tốt cho mẹ.
- Tư vấn tâm lý: Khi trạng thái đã trở nên bất ổn khó điều chỉnh, mẹ hãy chọn cách tư vấn tâm lý. Chị em có thể tâm sự với chồng, chị em hoặc mẹ để giải tỏa cảm xúc. Bên cạnh đó, nếu tình trạng trở nên trầm trọng mẹ cũng nên nhờ gia đình đưa đến phòng khám tâm lý để khắc phục nhanh nhất, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe thai sản.
Mai thai là giai đoạn khó khăn nhưng cũng thật nhiều xúc cảm. Mẹ hãy lắng nghe bản thân nhiều hơn, chia sẻ nhiều hơn và lạc quan tích cực nhiều hơn. Mẹ khỏe mạnh và vui vẻ sẽ là nguồn năng lượng cho bé sau này.
Nguồn : bau.vn