Lý giải 8 nguyên nhân vì sao tới tháng không có kinh nguyệt?

Kỳ kinh nguyệt mỗi tháng sẽ là cách để chị em nhận biết sức khỏe. Đôi khi, tới tháng không có kinh nguyệt khiến chị em hoang mang.

Bài viết này của Bau.vn sẽ giải đáp cho các bạn lý do vì sao tới tháng không có kinh nguyệt.

Chu kỳ kinh nguyệt không đều là như thế nào?

Trước khi tìm hiểu tại sao tới tháng lại không có kinh nguyệt, chúng ta cần nhận biết thế nào là chu kỳ kinh nguyệt không đều. Theo chia sẻ của tổ chức Sức khỏe phụ nữ tại Hoa Kỳ, kinh nguyệt không đều là bình thường đối với các bạn gái tuổi teen và phụ nữ tiền mãn kinh. Chu kỳ kinh nguyệt của các cô gái tuổi teen có thể không đều trong vài năm đầu và sẽ đều đặn vào những năm sau. Ngoài ra, phụ nữ trong quá trình tiền mãn kinh, chu kỳ kinh nguyệt cũng có thể trở nên thất thường trước khi mãn kinh.

toi thang khong co kinh nguyet

 

Kinh nguyệt không đều nếu chu kỳ kinh nguyệt ngắn hơn hoặc dài hơn mức trung bình. Điều này có nghĩa là từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng cho đến khi bắt đầu kỳ kinh tiếp theo chỉ dưới 24 ngày hoặc hơn 38 ngày.

Ngoài ra, kinh nguyệt không đều khi độ dài chu kỳ thay đổi hơn 20 ngày từ tháng này sang tháng sau. Chẳng hạn như, chu kỳ của bạn chuyển từ chu kỳ 25 ngày bình thường sang chu kỳ 46 ngày vào tháng tiếp theo và sau đó trở lại chu kỳ 25 ngày vào tháng kế tiếp.

Tới tháng không có kinh nguyệt

1. Rối loạn tiêu hóa

Tại sao tới tháng lại không có kinh nguyệt? Kinh nguyệt không đều hoặc trễ kinh có thể là dấu hiệu của rối loạn ăn uống. Ngoài ra, các vấn đề liên quan đến tuyến giáp khiến tạo ra nhiều hormone tuyến giáp hơn mức cơ thể. Hoặc vấn đề cường giáp hoạt động quá mức cũng có thể gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.

2. Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)

Một tình trạng khác cũng là nguyên nhân khiến chu kỳ kinh nguyệt không đều đó là Hội chứng đa nang buồng trứng, gây mất cân bằng nội tiết tố. Theo thống kê, có khoảng 1/10 phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt không đều mắc PCOS, tổ chức Sức khỏe phụ nữ tại Hoa Kỳ chia sẻ.

toi thang khong co kinh nguyet

3. Tới tháng không có kinh nguyệt do căng thẳng

Theo chia sẻ của các chuyên gia tại bệnh viện Cleveland tại Mỹ, những căng thẳng nhỏ hàng ngày thường không ảnh hưởng đến kinh nguyệt. Nhưng nếu căng thẳng kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến hormone trong cơ thể. Điều này chính là nguyên nhân khiến cho cho chu kỳ kinh nguyệt của chị em không đến “đúng hẹn”.

4. Ăn kiêng và tập thể dục khắc nghiệt là lý do khiến tới tháng không có kinh nguyệt

Tại sao tới tháng lại không có kinh nguyệt? Một chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên sẽ giúp cải thiện sức khỏe. Nhưng nếu bạn lạm dụng điều này có thể sẽ khiến kỳ kinh nguyệt bị ảnh hưởng.

Khi kinh nguyệt không đều do giảm cân, ăn kiêng hoặc tập thể dục có thể dẫn đến vô kinh thứ phát. Dưới đây có thể là những trường hợp gây ra vô kinh thứ phát:

  • Chế độ ăn kiêng khắc nghiệt, hạn chế calo.
  • Bị rối loạn ăn uống, chẳng hạn như chán ăn hoặc ăn vô độ.
  • Giảm nhiều cân trong một khoảng thời gian ngắn.
  • Trải qua quá trình tập luyện nặng nhọc như chạy marathon.

5. Uống thuốc tránh thai nội tiết

Trong thuốc tránh thai nội tiết có chứa progestin hoặc cả progestin và estrogen. Các hormone này làm ngừng rụng trứng và ngăn ngừa thụ thai. Dưới đây là các biện pháp tránh thai nội tiết:

  • Thuốc tránh thai đường uống.
  • Thuốc tránh thai dạng tiêm.
  • Miếng dán tránh thai.
  • Đặt vòng âm đạo
  • Cấy ghép nội tiết tố.
  • Vòng tránh thai (IUD).

toi thang nhung khong co kinh nguyet

Nếu bạn bị trễ kinh do sử dụng các biện pháp tránh thai nội tiết tố liên tục thì không có vấn đề gì lớn. Tuy nhiên, bạn hãy hỏi bác sĩ trước khi thử để đảm bảo các biện pháp để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

6. Đến tháng không có kinh nguyệt do tuổi dậy thì

Thông thường, các bạn phải mất một vài năm để chu kỳ kinh nguyệt trở nên đều đặn. Tại sao tới tháng lại không có kinh nguyệt? Bởi vì tuổi dậy thì buồng trứng chưa phát triển đầy đủ, ngoài ra cũng có thể do sự thay đổi nội tiết tố, trục dưới đồi tuyến yên buồng trứng (HPO) chưa trưởng thành.

toi thang khong co kinh nguyet

Trục HPO là hệ thống nội tiết tố điều chỉnh quá trình rụng trứng và chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới. Phải mất một vài năm để trục HPO trưởng thành và điều chỉnh kinh nguyệt được đều hơn. Thông thường, kinh nguyệt của nữ giới sẽ đều hơn vào cuối độ tuổi thanh thiếu niên và 20 tuổi.

7. Lượng prolactin trong máu cao

Theo tổ chức Sức khỏe phụ nữ tại Hoa Kỳ; tình trạng này được gọi là tăng prolactin máu. Prolactin là hormone khiến ngực phát triển trong tuổi dậy thì và tạo ra sữa mẹ sau khi sinh con. Hormone này cũng giúp kiểm soát chu kỳ kinh nguyệt. Nếu nó tăng cao trong máu cũng khiến cho kinh nguyệt không đều.

8. Tại sao tới tháng lại không có kinh nguyệt? Béo phì

Chất béo dư thừa trong cơ thể sẽ tạo ra hormone estrogen. Do đó, hormone estrogen cũng có thể là nguyên nhân làm thay đổi chu kỳ kinh nguyệt. Điều này có thể gây ra hiện tượng trễ kinh, kinh nguyệt không đều hoặc kinh nguyệt ra nhiều.

Khi thấy không có kinh nguyệt trong 1-2 tháng, bạn nên đến bác sĩ để kiểm tra chứ không nên tự chẩn đoán và điều trị bệnh tại nhà. Nếu bạn nhận biết các dấu hiệu mang thai thì hãy đến bệnh viện siêu âm để được chẩn đoán chính xác hơn nhé.

Nguồn : bau.vn

  • Snack buổi chiều mà không béo? Có liền 7 món cứu đói xịn sò

    Snack buổi chiều mà không béo? Có liền 7 món cứu đói xịn sò

    Buổi chiều – khoảng thời gian dễ khiến bạn muốn “order gì đó” cho đỡ buồn miệng. Nhưng thay vì snack chiên, trà sữa hay bánh ngọt, bạn hoàn toàn có thể chọn những món ăn vặt vừa ngon, vừa giúp kiểm soát cân nặng và giữ năng lượng cho cả ngày dài. Dưới đây là 7 gợi ý ăn vặt lành mạnh, tiện lợi và không gây tăng cân.
  • Không cần kháng sinh nhân tạo, bạn đã có 10 “thần dược” từ bếp nhà

    Không cần kháng sinh nhân tạo, bạn đã có 10 “thần dược” từ bếp nhà

    Trong khi kháng sinh tổng hợp ngày càng bị lạm dụng và gây ra tình trạng kháng thuốc, thì thiên nhiên lại ban tặng cho chúng ta nhiều thực phẩm có tính kháng khuẩn, kháng viêm tự nhiên rất hiệu quả. Dưới đây là 10 loại “kháng sinh xanh” bạn có thể bổ sung vào chế độ ăn hằng ngày để hỗ trợ hệ miễn dịch và giảm nguy cơ nhiễm trùng.
  • Loại đồ uống tốt nhất chống oxy hóa

    Loại đồ uống tốt nhất chống oxy hóa

    Chất chống oxy hóa sẽ giúp bảo vệ các tế bào trong cơ thể khỏi những tổn thương, có thể dẫn đến các tình trạng sức khỏe mạn tính, nguy hiểm. Một số loại đồ uống sẽ giúp tăng cường chất chống oxy hóa cho cơ thể…
  • Rau lang được ví như một loại

    Rau lang được ví như một loại "thần dược" với sức khỏe

    Mọi người thường chú ý đến công dụng của củ khoai lang nhưng không biết rằng, lá và thân khoai lang có chứa các hợp chất mạnh có thể làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư.
  • Rau mùi tàu có tác dụng gì?

    Rau mùi tàu có tác dụng gì?

    Không chỉ là rau thơm mà rau mùi tàu còn là vị thuốc Đông y quen thuộc, vậy rau mùi tàu có tác dụng gì?
  • Top những loại thực phẩm tuyệt vời cho bữa sáng

    Top những loại thực phẩm tuyệt vời cho bữa sáng

    Bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày, cung cấp năng lượng để khởi động một ngày mới hiệu quả. Dưới đây là những thực phẩm tốt nhất giúp bạn có một bữa sáng bổ dưỡng, cân bằng và lành mạnh.