Theo các nghiên cứu, bệnh mặc cảm ngoại hình xuất hiện ở khoảng 2% tổng dân số. Trong đó, phụ nữ là nhóm đối tượng dễ bị ám ảnh về ngoại hình nhất và cũng dễ mắc chứng bệnh này.
Mặc cảm ngoại hình cũng là một chứng bệnh rối loạn tâm lý
Việc con người có cảm xúc tiêu cực về ngoại hình của mình không phải hiếm nhưng nếu nghiêm trọng hơn, cảm xúc đó trở thành tiêu cực. Lúc này, chúng ta đã rơi vào trạng thái ám ảnh về ngoại hình – một chứng bệnh về tâm lý và cần phải điều trị, khắc phục để tránh gây ra ảnh hưởng xấu cho đời sống sau này.
Chứng bệnh này là sự lo lắng, ám ảnh thái quá của người bệnh trước những khuyết điểm của ngoại hình. Đôi khi khuyết điểm đó thậm chí rất nhỏ, người khác không chú ý đến nhưng cũng khiến cho người bệnh mặc cảm, thiếu tự tin và luôn luôn hoảng sợ, tìm cách che giấu.
Các dấu hiệu của mặc cảm ngoại hình bạn không nên bỏ qua
Dưới đây là những dấu hiệu của mặc cảm ngoại hình bạn cần biết, đó cũng là điều để đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh tình:
- Người có xu hướng thường xuyên kiểm tra cơ thể của mình qua gương. Nếu vài tiếng đồng hồ không được ngắm mình họ sẽ cảm thấy lo lắng.
- Cũng có những người lại né tránh việc soi mình vào gương vì lo sợ sẽ phát hiện ra các khuyết điểm.
- Thường sử dụng các biện pháp tiêu cực với mong muốn duy trì một ngoại hình tốt.
- Người bị ám ảnh về ngoại hình có xu hướng dồn toàn bộ năng lực tài chính của mình để đầu tư vào các công nghệ làm đẹp.
- Biểu hiện phản ứng quá mạnh mẽ khi có người nào đó nhắc đến khuyết điểm trên cơ thể.
- Người bệnh thường xuyên so sánh ngoại hình của mình với một hay nhiều người khác.
- Không tin tưởng vào lời khen của người khác đối với hình thức bên ngoài của chính mình.
- Bệnh ám ảnh về ngoại hình đôi khi khiến cho người bệnh có suy nghĩ tiêu cực để bảo vệ cơ thể trước những lời khen, chê của xã hội.
- Người bệnh cảm thấy rất khó chịu, thậm chí là hoảng loạn khi mà trên cơ thể xuất hiện khuyết điểm nào đó.
Tác hại của chứng bệnh ám ảnh ngoại hình
Có thể nhiều người cho rằng, chứng bệnh tâm lý ám ảnh về hình thức bên ngoài không gây ra hậu quả gì nghiêm trọng. Thế nhưng, diễn biến tâm lý của những người bệnh sẽ thay đổi liên tục và có thể trở nên trầm trọng hơn. Lúc đó, người bệnh sẽ dần có những hành vi làm tổn hại đến bản thân và gây ra những ảnh hưởng nhất định cho cuộc sống của chính mình.
Ngoài ra, họ sẽ chẳng bao giờ dám kết nối quá nhiều bạn bè hay các mối quan hệ xã hội khác. Bởi vì họ luôn thấy mình thiếu sót, mình xấu xí và ngại ngùng tiếp xúc với người khác. Vì sự thiếu tự tin đó mà chúng ta không thể nào xây dựng được nhiều mối quan hệ xã hội, cũng làm mất đi rất nhiều cơ hội tốt đẹp trong cuộc sống của mình.
Cách khắc phục chứng bệnh trầm cảm ngoại hình
Điều trị tâm lý là phương pháp tốt nhất để cải thiện tình trạng bệnh. Nếu bản thân cảm thấy ám ảnh về ngoại hình bên ngoài, hãy tìm đến bác sĩ tâm lý để được thấu hiểu, học cách nhìn nhận tích cực và thay đổi thế giới quan.
Bên cạnh đó, bạn cần “đả thông” tư tưởng của mình, con người không ai hoàn hảo cũng không ai xấu toàn diện. Để cải thiện tình trạng ám ảnh về ngoại hình hãy tập trung nhìn nhận vào những điểm mạnh của bản thân. Ví dụ, bạn không được cao, điều đó làm bạn tự ti thì hãy nhìn vào khía cạnh khác vì có thể bạn đang sở hữu một làn da trắng, một đôi mắt đẹp mà nhiều người ao ước. Tất cả những điều đó đều là những điều đáng để bạn tự hào về những gì bản thân mình đang có.
Chính vì không ai hoàn hảo, nên bạn hãy ngưng việc so sánh bản thân với người khác. Hãy chấp những giá trị của bản thân mình và cải thiện chính mình mỗi ngày. Muốn mình đẹp hơn mỗi ngày là một mong muốn chính đáng và nên được khuyến khích. Điều quan trọng là bạn nên biết giới hạn của việc làm đẹp là ở đâu và không gây tổn hại cho sức khỏe của mình.
Chúng ta nên tự tin vào những gì mình đang có và đừng bao giờ mặc cảm với khuyết điểm nào của bản thân dù lớn hay nhỏ. Thay vào đó tìm cách cải thiện để bản thân ngày một tốt hơn và cuộc sống của bạn cũng sẽ ngày càng tươi đẹp hơn.
Nguồn : bau.vn