Mách bạn mẹo vặt vệ sinh thớt sạch sẽ, tránh ngộ độc với 4 bước đơn giản

Chỉ với 4 bước vệ sinh thớt dưới đây, bạn hoàn toàn yên tâm chiếc thớt nhà mình đã trở nên sạch sẽ, không còn lo lắng ngộ độc nữa.

Ngộ độc thực phẩm không chỉ do nguyên nhân từ thực phẩm mà do các dụng cụ chế biến thức ăn. Dù thớt gỗ, thớt kính hay thớt nhựa nhưng nếu không vệ sinh đúng cách có thể là nơi tồn tại vi khuẩn gây ra ngộ độc thực phẩm. Hãy cùng Bau.vn nắm ngay cách vệ sinh thớt với 4 bước cực đơn giản dưới đây.

Mẹo vệ sinh thớt sạch sẽ

Mỗi gia đình nên sử dụng thớt thái đồ sống riêng và thớt thái đồ chín riêng. Trong trường hợp không có điều kiện sử dụng 2 loại thớt riêng, bạn vẫn có thể sử dụng một chiếc thớt nhưng cần vệ sinh sạch sau mỗi lần sử dụng.

Dưới đây là 4 bước sau sẽ giúp vệ sinh thớt sạch sẽ, tránh gây ngộ độc:

Bước 1: Rửa thớt với nước nóng và xà phòng

Nếu sử dụng 1 chiếc thớt cho cả thịt sống và thịt chín, bạn nên rửa sạch hoàn toàn và khử trùng thớt sau mỗi lần sử dụng. Tuy nhiên, bạn nên nhớ rằng sử dụng riêng thớt cho các mục đích khác nhau sẽ giúp hạn chế tối đa tình trạng ngộ độc thực phẩm.

ve sinh thot

Nếu sau khi thái đồ sống rồi lại dùng thớt gỗ thái đồ chín thì nên rửa thớt giữa mỗi lần sử dụng là cách tốt nhất để làm giảm vi khuẩn trên bề mặt thớt và tránh lây nhiễm chéo vi khuẩn.

Dù là thớt gỗ, thớt kính hay thớt nhựa, bạn nên rửa sạch sau mỗi lần sử dụng. Đầu tiên hãy làm sạch bề mặt thớt với nước nóng và xà phòng để loại bỏ các loại vụn thức ăn và vi khuẩn, sau đó xả sạch lại với nước để loại bỏ cặn xà phòng.

Bước 2: Phơi khô thớt trong không khí

Sau khi rửa, dùng khăn sạch lau khô bề mặt thớt và sau đó dựng hoặc treo thớt trong không khí để khô tự nhiên. Lưu ý rằng, khăn lau cần phải sạch. Nếu khăn không sạch có thể tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn lên bề mặt thớt.

Nếu bạn phơi thớt trên bề mặt phẳng, với thớt gỗ, có thể sẽ làm cong một mặt thớt.  Bạn nên để thớt khô hoàn toàn trước khi chuyển sang bước khử khuẩn tiếp theo.

Bước 3: Vệ sinh thớt: Khử trùng thớt

Các nghiên cứu cho biết, tùy thuộc vào loại gỗ được sử dụng để làm thớt, kết cấu cũng như độ xốp và khả năng hấp thu nước của mỗi loại gỗ sẽ có chứa một số loại vi khuẩn đặc trưng. Việc khử trùng thớt để làm giảm lượng vi khuẩn trên bề mặt thớt cũng như giảm mùi là vô cùng quan trọng.

Rửa thớt bằng xà phòng rửa bát có thể sẽ không hiệu quả. Các nghiên cứu chỉ ra rằng các loại nước có chứa acid latic như nước chanh hoặc giấm táo có thể giúp làm giảm vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm trên bề mặt thớt.

Nên khử trùng thớt với công thức như sau: 15ml dung dịch tẩy rửa với 4.5 lít nước hoặc 5ml dung dịch tẩy rửa với 950ml nước.

Nguồn : bau.vn