Mách mẹ cách dạy con ngoan không nặng lời, không dùng đòn roi

Mỗi đứa trẻ là một cá tính riêng, tuy nhiên không phải hành vi nào cũng đúng, vì thế bạn cần biết cách dạy con ngoan thông qua những bí quyết dưới đây.

Chúng ta thường bực dọc khi trẻ có những hành vi chưa đúng, mỗi lần như thế điều duy nhất là uốn nắn bé để cư xử đúng mực. Thế nhưng, nhiều cha mẹ dùng đòn roi hay quát mắng thậm tệ khiến tình trạng chỉ tệ hơn thôi. Đứa trẻ cần được người lớn giải thích và chỉ bảo hành vi đúng là như thế nào? Nổi nóng không phải là cách dạy con ngoan mà các bậc phụ huynh hướng tới. Hãy bình tĩnh cùng con giải quyết vấn đề!

1. Hãy giải thích

Thay gì quát mắng chúng “con không được làm như thế”, “mẹ nghiêm cấm con làm hành động đó”… Vô hình chung trong mắt những đứa trẻ, chúng ta chỉ là những ông bố bà mẹ độc đoán, phê phán con cái.

Chúng sẽ không hiểu được lý do vì sao bị cấm đoán và điều đó sẽ kích thích tính tò mò và khiến chúng tiếp tục làm. Thay vì quát mắng, các bậc phụ huynh nên giải thích cho chúng hiểu vì sao không được là như vậy hay vì sao nên làm như thế.

cach day con ngoan

Ví dụ thay vì nói “Con không được vứt rác khắp nhà, con không thấy con làm nhà bừa bộn lên sao?”, thì hãy nhẹ nhàng nói ” Con cần vứt rác vào thùng, đó là bảo vệ môi trường và đứa trẻ ngoan luôn làm như thế!”.

2. Cách dạy con ngoan: Đừng nóng vội, hãy kiên nhẫn

Dạy con khôn lớn là hình trình dài uốn nắn, không phải 1-2 ngày có tác dụng được luôn. Tính cách trẻ cũng như chúng ta, muốn thay đổi cần phải có thời gian thích nghi.

Cha mẹ không nên đặt ra nhiều nguyên tắc dành cho trẻ sau đó bắt chúng không được cư xử thế này, không được làm thế kia. Nhưng lại không giải thích cho chúng hiểu lí do vì sao? Những điều đó khiến trẻ thấy ngột ngạt, đôi khi sẽ có những trẻ trở nên “nổi loạn” hơn.

cach day con ngoan

Thay vì giận dữ, ép buộc con làm theo nguyên tắc mình đặt ra, hãy đợi lúc bé bình tĩnh để nhắc nhở. Đối xử với 1 đứa trẻ cũng như  giống chúng ta, khi cơn giận dữ kéo đến sẽ không lắng nghe được bất cứ điều gì. Với thái độ mềm mỏng, khéo léo bạn sẽ cảm nhận được tác dụng không ngờ của những lời khuyên nhẹ nhàng đối với bé.

3. Nhanh chóng hàn gắn sau mỗi lần giận dữ

Trẻ ở độ tuổi nghịch phá sẽ không khỏi có lúc bạn giận dữ, cắt đứt tương tác với trẻ và để mặc con cảm thấy khó chịu. Chúng ta không có ý làm như vậy nhưng đôi khi không điều khiến được cảm xúc. Đó cũng là thời gian để trẻ nghiêm túc kiểm điểm lại bản thân đã làm sai ở đâu và nhận ra lỗi lầm.

cach day con ngoan

Tuy nhiên, tình trạng “chiến tranh lạnh” không nên xảy ra quá lâu. Hãy hành gắn những bất hòa sớm nhất có thể bằng cách chủ động nói chuyện, gần gũi với con. Những hành động yêu thương sau đó sẽ giúp con hiểu bố mẹ sẽ luôn thương yêu bé dù có hành động sai trái như thế nào đi nữa. Đó cũng là cách để bạn dạy con hiểu lòng vị tha và bao dung là như thế nào.

4. Cách dạy con ngoan: Luôn thấu hiểu bé

Bạn luôn nghiêm khắc khi dạy dỗ con, nhưng chúng ta nên rành mạch “việc nào ra việc đó”. Sau những lần bực bộ hay dạy dỗ bạn cần xoa dịu bé bằng những cử chỉ cần tiết như ôm bé, xoa vai… Sau khi mọi chuyện đã dần nguôi ngoai, bạn có thể giải thích đúng sai.

Tuy nhiên, có thể những hành động của trẻ xuất phát từ lý do nào đó như các bệnh tâm lý, thể trạng không khỏe…dẫn đến những cư xử không đúng. Bạn cần quan sát và thấu hiểu những điều đó.

cach day con ngoan

Ngoài ra, hãy coi mình là một người bạn của con để con có thể tâm sự, chia sẻ những khó khăn mắc phải. Từ đó cha mẹ sẽ có cách giải quyết và định hướng con đúng đắn hơn.

Làm cha làm mẹ không phải điều dễ dàng, nuôi dạy một đứa trẻ khôn lớn càng khó hơn. Chính vì thế, hãy cố gắng thấu hiểu con nhiều hơn, kiềm chế cảm xúc để dạy con tốt hơn.

 

Nguồn : bau.vn

  • Hiểu con bằng trái tim: Giao tiếp nuôi dưỡng sự gắn kết trong gia đình

    Hiểu con bằng trái tim: Giao tiếp nuôi dưỡng sự gắn kết trong gia đình

    Trong hành trình nuôi dạy con, giao tiếp chính là “chiếc cầu” kết nối cảm xúc giữa cha mẹ và trẻ. Thế nhưng, không ít bậc phụ huynh thừa nhận rằng: càng lớn, con càng ít nói, thu mình hoặc chỉ trả lời bằng những câu cộc lốc. Vậy làm sao để cha mẹ có thể chạm đến trái tim con một cách tự nhiên, nhẹ nhàng và hiệu quả? Dưới đây là những bí quyết giao tiếp từ các chuyên gia tâm lý giúp con luôn sẵn sàng chia sẻ và mở lòng.
  • Hệ tiêu hóa trẻ yếu? Đây là 7 nguyên nhân bạn không nên bỏ qua

    Hệ tiêu hóa trẻ yếu? Đây là 7 nguyên nhân bạn không nên bỏ qua

    Hệ tiêu hóa khỏe mạnh là nền tảng quan trọng giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ. Tuy nhiên, nhiều trẻ nhỏ hiện nay gặp phải các vấn đề tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy, đầy hơi hay khó tiêu. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này? Dưới đây là 7 nguyên nhân phổ biến khiến hệ tiêu hóa của trẻ bị ảnh hưởng mà cha mẹ cần lưu ý
  • Trẻ dùng điện thoại sớm: Lợi bất cập hại? Góc nhìn từ các chuyên gia

    Trẻ dùng điện thoại sớm: Lợi bất cập hại? Góc nhìn từ các chuyên gia

    Trong thời đại số hóa, việc trẻ em được tiếp xúc với điện thoại thông minh từ rất sớm không còn là điều hiếm gặp. Từ việc xem hoạt hình, học tiếng Anh, đến gọi video cho ông bà – chiếc điện thoại đang trở thành một “bảo mẫu công nghệ” mà nhiều cha mẹ hiện đại tin dùng. Tuy nhiên, đằng sau sự tiện lợi đó là những cảnh báo khoa học đáng suy ngẫm, khiến không ít phụ huynh phải giật mình.
  • Những giai đoạn vàng cha mẹ cần tận dụng để trẻ phát triển chiều cao tối ưu

    Những giai đoạn vàng cha mẹ cần tận dụng để trẻ phát triển chiều cao tối ưu

    Chiều cao không chỉ là yếu tố ảnh hưởng đến ngoại hình mà còn liên quan mật thiết đến sức khỏe, sự tự tin và tiềm năng phát triển toàn diện của trẻ trong tương lai. Tuy nhiên, không phải cha mẹ nào cũng biết rằng chiều cao của trẻ chịu tác động rất lớn từ những “giai đoạn vàng” trong quá trình phát triển. Nếu bỏ lỡ những thời điểm quan trọng này, việc cải thiện chiều cao sau đó sẽ rất khó khăn, thậm chí không thể bù đắp.
  • Bé gái dậy thì sớm nên có chế độ dinh dưỡng như thế nào ?

    Bé gái dậy thì sớm nên có chế độ dinh dưỡng như thế nào ?

    Rất nhiều cha mẹ lo lắng khi con dậy thì sớm, đặc biệt là bé gái – bởi điều này không chỉ ảnh hưởng đến chiều cao, vóc dáng, mà còn có thể tác động đến tâm lý và sức khỏe sinh sản sau này. Một trong những yếu tố quan trọng nhất để kiểm soát và hỗ trợ quá trình này là chế độ dinh dưỡng hợp lý.
  • Các dấu hiệu nhận biết trẻ bị tiêu chảy- Dấu hiệu nào cần đưa trẻ nhập viện?

    Các dấu hiệu nhận biết trẻ bị tiêu chảy- Dấu hiệu nào cần đưa trẻ nhập viện?

    Mùa hè với thời tiết nắng nóng, khó chịu càng làm chất xúc tác gia tăng căn bệnh tiêu chảy ở trẻ nhỏ. Vậy dấu hiệu trẻ bị tiêu chảy là gì? Cách phân loại ra sao?