Mách mẹ cách xây dựng thực đơn cho bé ăn dặm 7 tháng tăng cân nhanh

Bé ăn dặm 7 tháng thì nên xây dựng thực đơn dinh dưỡng như thế nào để bé lớn nhanh và tăng cân? Cùng Bau.vn tìm hiểu ngay dưới đây nhé!

Ăn dặm là một cột mốc đánh dấu một chặng đường quan trọng trong cuộc đời của mỗi đứa trẻ. Với bé ăn dặm 7 tháng, cách xây dựng thực đơn dinh dưỡng mà Bau.vn gợi ý dưới đây sẽ giúp các mẹ dễ dàng hơn trong việc nấu đồ ăn dặm cho bé. Hơn nữa lượng dinh dưỡng khoa học sẽ giúp bé mau lớn, tăng cân và phát triển một cách khoẻ mạnh nhất.

Bé 7 tháng tuổi ăn dặm như thế nào?

Ở tháng tuổi thứ 7, bé đã có được những cột mốc quan trọng về thể chất như: mọc chiếc răng đầu tiên, tự ngồi được,… Do đó, chế độ dinh dưỡng cần được chú trọng trong giai đoạn này để bé có thể phát triển một cách tốt nhất.

Cụ thể, so với những năm tháng đầu đời khi nguồn dinh dưỡng duy nhất của trẻ chỉ là sữa mẹ hoặc sữa công thức thì trẻ đến giai đoạn 7 tháng tuổi sẽ có những trải nghiệm đầu tiên đối với thức ăn. Do đó 4 nhóm chất bao gồm: chất tinh bột, chất đạm, chất béo và chất xơ luôn được đa dạng trong các bữa ăn. Điều này sẽ giúp bé tiếp xúc , trải nghiệm dần với thức ăn để từ đó nhận ra được món ăn thích hợp, món ăn dị ứng. Từ đó giúp hệ đường ruột của bé quen dần với nhịp độ hoạt động ăn uống mới hơn.

be an dam 7 thang

Ngoài ra, không giống như giai đoạn ăn dặm lúc bắt đầu tuổi 6 tháng, trẻ bước vào giai đoạn 6 tháng tuổi sẽ ăn dặm với những chiếc răng sữa đầu tiên. Nên thay vì những bữa ăn dặm thiên về bột, xay nhuyễn, nghiền nát, mẹ có thể cho bé ăn thêm những loại thức ăn để bé gia tăng phản xạ nhai.

Một số chất dinh dưỡng cần bổ sung khi cho bé 7 tháng ăn dặm

Trong giai đoạn này, bé đã không còn nhận được nguồn dinh dưỡng từ mẹ nên cần đảm bảo nguồn dinh dưỡng từ đồ ăn dặm. Không chỉ đa dạng khẩu phần ăn mà hàm lượng các chất dinh dưỡng cũng phải được chú trọng.

  • Sắt: có trong các loại thực phẩm như: thịt đỏ, rau có lá màu xanh đậm, ngũ cốc, đậu,…
  • Kẽm: các thực phẩm chứa kẽm: thịt bò, măng tây, tôm, bí ngô, vừng,…
  • Vitamin C: có trong trái cây và rau quả, đặc biệt là: dâu tây, cam, quýt, dưa, bông cải xanh, kiwi,…
  • Vitamin A: cà rốt, khoai lang, các loại rau lá xanh đậm, quả màu cam, đỏ, sữa nguyên chất, thịt bò,…
  • Vitamin D: cá hồi, cá ngừ, cá mòi, ngũ cốc nguyên hạt, sữa và các chế phẩm từ sữa.
  • Omega-3: cá da trơn, cá biển, hạt khô như: hạt lanh, hạt chia,.. xay nhuyễn cho vào bột, cháo

be an dam 7 thang

Xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi

Vậy trẻ tháng thứ 7 ăn được gì trong bữa ăn dặm của mình? Sau đây là một số lựa chọn cho thức ăn của em bé 7 tháng cha mẹ có thể tham khảo.

1. Trái cây xay nhuyễn

Trái cây là một nhóm thực phẩm có chứa hàm lượng giá trị chất dinh dưỡng hoàn hảo với chất xơ, các loại vitamin và khoáng chất dồi dào. Các loại trái cây mẹ có thể bổ sung cho bé trong giai đoạn này như: chuối, bơ, táo, đu đủ,..

be an dam 7 thang

2. Rau xanh

Cũng giống như trái cây, rau xanh chứa các chất dinh dưỡng quan trọng cho sự phát triển khoẻ mạnh của trẻ. Đặc biệt bông cải xanh, rau ngót là những loại rau rất dễ ăn, lành tính cho trẻ nhỏ. Mẹ nên nấu chín, xay nhuyễn mịn nấu kèm với bột, cháo và súp cho bé ăn.

3. Cháo

Cháo được làm từ ngũ cốc, đậu và các loại hạt là một món ăn dặm bổ dưỡng cho trẻ nhỏ. Cụ thể gạo, lúa mì, yến mạch,… có thể được hấp chín mềm thành bột, pha thêm trong hỗn hợp cháo. Chắc chắn bé sẽ rất thích ăn cho mà xem.

4. Thịt xay nhuyễn

Các loại thịt như: lợn, gà, tôm, cua, cá rất giàu chất dinh dưỡng. Cách chế biến cũng là nấu chín, xay hay tán nhuyễn để cho bé ăn hoặc cho thêm vào cháo để thay đổi khẩu vị.

5. Trứng

Trứng là một loại thực phẩm cung cấp protein và chất béo cho trẻ nhỏ. Trứng rất dễ chế biến và ứng biến trong các bữa ăn cho bé. Chỉ cần tuân thủ quy tắc nấu chín trứng là được.

6. Phô mai

Đây không chỉ là thực phẩm rất giàu chất béo, protein và vitamin mà còn có hương vị hấp dẫn, khiến mọi trẻ em đều yêu thích.

Các lưu ý khi cho bé ăn dặm ở 7 tháng tuổi

  • Không nên ép trẻ ăn
  • Khuyến khích trẻ chủ động ăn uống
  • Cho bé tập trải nghiệm các món ăn bé yêu thích
  • Xây dựng thói quen ăn uống đúng chỗ, đúng địa điểm
  • Xây dựng thực đơn ăn uống đảm bảo an toàn, sạch sẽ và nấu chín, đun sôi cho bé

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin bổ ích.

Nguồn : bau.vn