Mang thai tam cá nguyệt thứ 2 cần chú ý những điều gì?

Bụng bầu to dần lên có thể làm ảnh hưởng đến việc ngủ, nghỉ của mẹ khi mang thai tam cá nguyệt thứ 2. Tuy nhiên, đây lại là thời gian hạnh phúc nhất vì mẹ có thể cảm nhận được những cảm nhận đầu tiên của bé.

Cùng tìm hiểu những điều cần chú ý trong giai đoạn mang thai tam cá nguyệt thứ 2.

Lịch khám khi mang thai tam cá nguyệt thứ 2mang thai tam ca nguyet thu 2

Trong thời gian mang thai 3 tháng giữa, thai phụ nên đi khám thai khoảng 2 – 4 lần. Khi đi khám thai, các bác sĩ sản khoa có thể chỉ định một số xét nghiệm bao gồm:

  • Đo huyết áp
  • Kiểm tra cân nặng
  • Siêu âm trong giai đoạn từ tuần 18 đến tuần 22
  • Xét nghiệm máu để tầm soát tiểu đường thai kỳ từ thời gian tuần 24-28 mang thai
  • Thực hiện các xét nghiệm sàng lọc di truyền trước khi sinh trong trường hợp chưa làm ở 3 tháng đầu của thai kỳ
  • Chọc dò ối vào khoảng tuần thai 16-18 trong một số trường hợp các bác sĩ sản khoa nghi có bất thường thai.

Lưu ý về dinh dưỡng cho bà bầu mang thai tam cá nguyệt thứ 2mang thai tam ca nguyet thu 2

Trong tam cá nguyệt thứ 2, thai phụ sẽ cần bổ sung 300 đến 500 calo mỗi ngày. Chế độ dinh dưỡng của bà bầu cần đảm bảo sự cân bằng với các thực phẩm đa dạng bao gồm thịt nạc, cá béo, rau có lá màu xanh đậm, đậu lăng, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, sữa và các thực phẩm từ sữa… Nó có tác dụng bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể và sự phát triển toàn diện của thai nhi bao gồm protein, vitamin D, folate, axit béo omega-3, canxi…

Mẹ bầu nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày đồng thời ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ để tránh bị táo bón. Bên cạnh đó, bà bầu cũng nên lưu ý ăn nhiều thực phẩm giàu magie bao gồm đậu hoặc ngũ cốc nguyên hạt, bổ sung đủ lượng canxi cần thiết để tránh bị chuột rút trong thai kỳ.

Trong 3 tháng giữa thai kỳ, mẹ bầu nên bổ sung 8 đến 12 cốc nước mỗi ngày để ngăn ngừa tình trạng mất nước cũng như các biến chứng do mất nước. Hơn nữa, uống nhiều nước cũng giúp mẹ bầu ngăn ngừa chuột rút và hạn chế táo bón thai kỳ.

Chế độ sinh hoạt trong 3 tháng giữa thai kỳmang thai tam ca nguyet thu 2

  • Duy trì các vận động nhẹ nhàng với các bài tập yoga cho bà bầu 3 tháng giữa hoặc các bài tập kegel có tác dụng làm săn chắc cơ sàn chậu.
  • Nằm nghiêng và kê gối giữa 2 chân là tư thế ngủ an toàn nhất trong giai đoạn này.
  • Mẹ bầu nên mang giày đế thấp, thoải mái để hạn chế bị chuột rút và ngăn ngừa té ngã
  • Chú ý vệ sinh răng miệng, sử dụng bàn chải có lông mềm và dùng chỉ nha khoa để ngăn ngừa tình trạng chảy máu nướu.
  • Lưu ý lựa chọn áo ngực cho bà bầu phù hợp và đúng kích cỡ.
  • Để hạn chế tình trạng nghẹt mũi trong thai kỳ, mẹ bầu có thể nhỏ nước muối và sử dụng các phương pháp tự nhiên hoặc sử dụng máy tạo độ ẩm
  • Thoa kem chống nắng với chỉ số SPF ít nhất là 30 trước mỗi khi chuẩn bị đi ra ngoài. Giảm thiểu tối đa thời gian tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, đặc biệt là khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 2 giờ chiều bằng cách mặc quần áo dài tay, quần dài, đội mũ rộng vành và đeo kính râm trong trường hợp cần ra ngoài.

Nên kiêng gì trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2mang thai tam ca nguyet thu 2

  • Tránh quan hệ trong trường hợp thai phụ có tiền sử sảy thai, sinh non, chảy máu trong thai kỳ hoặc tử cung cung có vấn đề…
  • Hạn chế đứng khom người, mang vác đồ nặng hoặc đứng quá lâu
  • Hạn chế tối đa thức ăn nhiều dầu mỡ, cay và có tính axit (ví dụ như trái cây họ cam quýt), cá sống, hải sản hun khói, cá có hàm lượng thủy ngân cao, thịt nguội, sữa chưa tiệt trùng
  • Mẹ bầu không nên tắm nước quá nóng
  • Hạn chế nằm ngửa trong tam cá nguyệt 2 và 3
  • Không nên sử dụng aspirin và ibuprofen trong thai kỳ
  • Không nên tập thể dục quá mạnh hoặc lựa chọn các bài tập có thể gây tổn thương vùng bụng
  • Hạn chế tối đa caffeine, thuốc lá cũng như các chất gây nghiện…
  • Không tiếp xúc với phân chó mèo vì bà bầu có thể bị nhiễm toxoplasmosis

Nguồn : bau.vn

  • Không chỉ cá hồi, loại quả dân dã này cũng chứa đầy omega-3, cực tốt cho mẹ bầu

    Không chỉ cá hồi, loại quả dân dã này cũng chứa đầy omega-3, cực tốt cho mẹ bầu

    Không cần tìm đến những món ăn đắt đỏ như cá hồi, mẹ bầu hoàn toàn có thể bổ sung omega-3 – dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của thai nhi – thông qua một loại quả quen thuộc, dễ tìm, giá cả phải chăng. Loại quả này còn được giới chuyên gia dinh dưỡng mệnh danh là “thuốc bổ tự nhiên” nhờ những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe.
  • Bí quyết giữ dáng và thư giãn tinh thần cho mẹ bầu qua các bài tập đơn giản

    Bí quyết giữ dáng và thư giãn tinh thần cho mẹ bầu qua các bài tập đơn giản

    Mang thai là hành trình kỳ diệu nhưng cũng đầy thử thách với cơ thể và tinh thần của người phụ nữ. Để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh, bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp lý, việc vận động nhẹ nhàng và đúng cách đóng vai trò vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số bài tập được khuyến nghị giúp mẹ bầu duy trì sức khỏe và cảm thấy thư giãn trong suốt thai kỳ
  • Chỉ cần thay đổi vài thói quen, mẹ bầu đã có thể tránh ốm suốt 9 tháng thai kỳ

    Chỉ cần thay đổi vài thói quen, mẹ bầu đã có thể tránh ốm suốt 9 tháng thai kỳ

    Mang thai là giai đoạn cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về nội tiết và miễn dịch, khiến họ dễ bị cảm cúm, ho sốt, nhiễm siêu vi hơn bình thường. Làm sao để mẹ bầu vẫn khỏe mạnh suốt thai kỳ, ít ốm vặt mà không cần dùng đến thuốc? Dưới đây là những cách đơn giản, khoa học giúp tăng cường hệ miễn dịch an toàn cho bà bầu, đã được bác sĩ khuyến khích áp dụng.
  • Mẹ bầu thèm ăn suốt ngày: Bình thường hay dấu hiệu bất ổn?

    Mẹ bầu thèm ăn suốt ngày: Bình thường hay dấu hiệu bất ổn?

    Trong suốt thai kỳ, nhiều mẹ bầu thường xuyên cảm thấy đói hoặc thèm ăn một cách bất thường — thậm chí chỉ vừa ăn xong vẫn thấy muốn ăn tiếp. Cảm giác này có thể khiến mẹ bối rối, lo lắng không biết cơ thể mình có đang gặp vấn đề gì không, liệu có ảnh hưởng đến thai nhi không. Vậy, hiện tượng thèm ăn liên tục khi mang thai có phải là điều bất thường?
  • Mẹ bầu đái tháo đường nên ăn gì? Gợi ý thực phẩm giàu vi chất, an toàn cho thai kỳ

    Mẹ bầu đái tháo đường nên ăn gì? Gợi ý thực phẩm giàu vi chất, an toàn cho thai kỳ

    Trong thai kỳ, việc kiểm soát đường huyết là vô cùng quan trọng đối với những mẹ bầu mắc đái tháo đường. Bên cạnh việc tuân thủ chỉ định y khoa, chế độ dinh dưỡng hợp lý chính là "chìa khóa vàng" giúp đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, không ít mẹ bầu băn khoăn: ăn gì để vừa kiểm soát đường huyết, vừa bổ sung đủ vi chất thiết yếu cho sự phát triển của em bé?Dưới đây là danh sách những thực phẩm giàu vi chất nhưng vẫn an toàn cho mẹ bầu bị đái tháo đường, được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị.
  • Vì sao mẹ bầu hay mất ngủ? 6 nguyên nhân thường gặp và cách cải thiện tự nhiên

    Vì sao mẹ bầu hay mất ngủ? 6 nguyên nhân thường gặp và cách cải thiện tự nhiên

    Mang thai là một hành trình kỳ diệu nhưng cũng đầy thử thách, đặc biệt là với giấc ngủ. Rất nhiều mẹ bầu than phiền về tình trạng mất ngủ, khó ngủ hoặc ngủ chập chờn trong suốt thai kỳ. Giấc ngủ không chất lượng không chỉ khiến mẹ mệt mỏi, cáu gắt mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Dưới đây là 6 nguyên nhân phổ biến gây mất ngủ khi mang thai và những cách khắc phục tự nhiên, an toàn mà mẹ bầu có thể áp dụng ngay tại nhà.