Mẹ bầu 3 tháng đầu nên ăn gì để giảm ốm nghén, thai nhi phát triển?

Giai đoạn đầu mang thai các mẹ thường mệt mỏi, chán ăn nên khó cung cấp đủ dinh dưỡng. Vậy mẹ bầu 3 tháng đầu nên ăn gì để giảm ốm nghén, tốt cho mẹ và thai nhi.

Mẹ bầu 3 tháng đầu nên ăn gì là câu hỏi thường xuyên được hỏi, đặc biệt những người lần đầu làm mẹ còn nhiều bỡ ngỡ, chưa có kinh nghiệm. Hãy để Bau.vn đồng hành cùng mẹ trong giai đoạn 3 tháng đầy khó khăn này nhé!

Tam cá nguyệt đầu tiên mẹ cần ăn bao nhiêu là đủ?

Chúng ta thường nói vui với nhau rằng, có bầu là “ăn cho 2 người, điều này liệu có phải bạn cần ăn gấp đôi thông thường không? Trên thực tế, thai nhi không hấp thụ dinh dưỡng từ mẹ theo phép cộng đơn giản như vậy.

me bau 3 thang nen an gi

Nếu bạn là người có thể trọng trung bình và khỏe mạnh, lượng calo khuyến nghị mỗi ngày nên là 2000 calo, con số này không khác biệt gì so với những ngày bình thường.

3 tháng đầu thai nhi còn bé, do đó bạn không cần nạp thêm năng lượng thức ăn quá nhiều, chủ yếu cần hấp thụ các dưỡng chất cần thiết. Mặc dù vậy, mẹ vẫn cần bổ sung thêm thực phẩm vào chế độ ăn để tăng cường lượng calo trong thời kỳ này.

Mẹ bầu 3 tháng đầu nên ăn gì để vào thai nhi?

1. Thịt nạc

Các loại thịt như thịt lợn, thịt gà hay thịt bò đều là những nguồn cung cấp protein tốt cho cơ thể. Các loại thịt đỏ như thịt bò còn là nguồn để cung cấp sắt, choline và các vitamin B khác. Đây đều là các dưỡng chất cần cung cấp nhiều hơn khi bạn mang thai.

me bau 3 thang dau an gi

2. Mẹ bầu 3 tháng đầu nên ăn gì? Khoai lang

Trong khoai lang có chứa rất nhiều beta-caroten (tiền vitamin A), ví dụ như 1 củ khoai lang cung cấp đến 400% lượng vitamin A bạn cần mỗi ngày. Thay vì phải bổ sung vitamin A từ các nguồn nội tạng động vật thì khoai lang là lựa chọn tốt nhất, với hàm lượng chất xơ dồi dào. Lưu ý, bạn cần cung cấp vitamin A tự nhiên như beta-caroten đều đặn trong 3 tháng đầu để thai nhi hình thành và phát triển tốt.

me bau 3 thang dau nen an gi

3. Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn gì? Các loại trái cây

Vitamin C có từ các loại trái cây như cam, ổi, dâu tây… cần được bổ sung vào thực đơn của mẹ bầu 3 tháng đầu tiên. Bởi, vitamin C giúp thúc đẩy sự phát triển của xương và mô ở thai nhi. Đồng thời, chúng góp phần tăng cường hấp thụ sắt từ thực phẩm sử dụng chung.

Ngoài ra, B cùng với thành phần vitamin B, vitamin K và các chất béo lành mạnh đối với phụ nữ mang thai, cũng là sự lựa chọn tuyệt vời bạn không nên bỏ qua. Bên cạnh đó, chuối cũng là loại trái cây cung cấp vitamin K tốt, giúp giảm chứng chuột rút ở thai kỳ.

me bau 3 thang dau nen an gi

Bổ sung các loại tráo cây vừa thêm chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa, cải thiện tình trạng táo bón mang thai, chất dinh dưỡng được bé hấp thụ mà mẹ lại không tăng cân.

4. Sữa và các sản phẩm từ sữa

Trong thai kỳ, bạn cần ưu tiên tiêu thụ thêm lượng protein, đặc biệt là canxi để áp ứng được nhu cầu của thai nhi. Nếu chế độ ăn của mẹ bầu thiếu canxi, sau này dễ có nguy cơ loãng xương, xương giòn. Cách để bổ sung canxi đơn giản nhất đó chính là sữa và các sản phẩm từ sữa.

Nếu bạn không dung nạp lactose, thì sữa chua có thể là sự lựa chọn phù hợp cho bạn. Nếu có thể bạn hãy sử dụng sữa chua Hy Lạp vì chúng có nhiều canxi hơn. Lưu ý, mẹ bầu không nên sử dụng sữa và các chế phẩm từ sữa chưa tiệt trùng trong thời kỳ mang thai.

5. Mẹ bầu 3 tháng đầu nên ăn gì? Dầu gan cá

Như chúng ta đã biết, dầu gan cá là nguồn cung cấp omega-3, vitamin A, vitamin D cần cho sự phát triển trí não và xương của thai nhi. Ngoài ra, các loại cá có hàm lượng thủy ngân thấp như: cá mòi, cá trích… cũng sẽ giúp bạn bổ sung omega-3 trong thai kỳ.

Lưu ý chế độ ăn uống 3 tháng đầu các mẹ bầu

Bên cạnh nỗi lo lắng trong việc mang thai 3 tháng đầu nên ăn gì để vào con, các mẹ bầu giai đoạn này còn đối diện với tình trạng ốm nghén, chán ăn. Lúc này, mẹ bầu có thể thử như sau:

  • Uống vitamin trước khi sinh: Vitamin B9 (axit folic) là vitamin bắt buộc bổ sung trước khi mang thai và suốt thai kỳ. Điều này giúp giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh và các dị tật khác ở thai nhi đang phát triển. Nếu bạn ốm nghén quá nặng, có thể thử uống vitamin B6 – đã được chứng minh làm giảm các triệu chứng ốm nghén thai kỳ.
  • Chia nhỏ bữa ăn và ăn nhiều bữa trong ngày thay vì 3 bữa chính.
  • Không nên ăn thức ăn nhiều chất béo, cay, nóng.
  • Nên ăn thức ăn mềm như: cháo, bột yến mạch, hay các loại sinh tố nếu dạ dày của bạn khó chịu.
  • Chuẩn bị thức ăn nhẹ như: bánh quy, trái cây, các loại hạt, bánh mì sandwich… để có thể xoa dịu cơn đói kịp thời.

Nguồn : bau.vn