Câu trả lời cho câu hỏi: “Mẹ bầu ăn cay được không?” không có sự cố định nào cả. Điều này còn phụ thuộc vào tình trạng sức khoẻ của từng mẹ bầu.
Mẹ bầu ăn cay được không? Bà bầu ăn cay có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Đồ cay nóng là một trong số ít những thực phẩm có thể đi được vào dịch ối và bé có thể cảm nhận được. Và trên thực tế thai nhi rất thích thay đổi vị giác. Theo một số nghiên cứu, những bé được thưởng thức nhiều hương vị từ trong bụng mẹ sẽ dễ chấp nhận những vị mới và thúc đẩy ăn uống tốt hơn.
Vậy bà bầu ăn cay được không? Đồ ăn có vị cay trên thực tế khoa học và nhà dinh dưỡng đã chỉ ra nó hoàn toàn vô hại đối với em bé trong bụng mẹ. Trên thực tế đồ cay nóng không ảnh hưởng quá nhiều đến mẹ và thai nhi nếu mẹ bầu ăn một lượng vừa phải. Bởi chỉ có một lượng rất nhỏ thức ăn có thể vào vùng nước ối. Vậy nên, thức ăn cay sẽ không gây ra những thay đổi khác ở em bé.. Ngay cả khi em bé đã chào đời và mẹ bầu đang cho con bú, thức ăn cay có rất ít ảnh hưởng nhiều đến mùi vị của sữa.
Trên thực tế đồ cay nóng không ảnh hưởng quá nhiều đến mẹ và thai nhi nếu mẹ bầu ăn một lượng vừa phải. Những bà bầu không có vấn đề gì về hệ tiêu hóa, dạ dày thực quản, không bị trào ngược dạ dày, trào ngược axit, ợ chua, ợ hơi, ốm nghén… thì có thể ăn cay nhưng không nên ăn quá nhiều. Những đồ cay có thể làm tăng tần suất nôn ói nên những mẹ bầu 3 tháng đầu dễ cảm thấy sợ đồ cay khi ói ra. Về cơ bản trong 3 tháng đầu mẹ bầu có thể ăn được đồ cay với lượng vừa phải, nhưng nếu có tiền sử các bệnh trên hay ốm nghén thì tốt nhất là không nên ăn.
Tóm lại, thực phẩm cay không ảnh hưởng đến thai nhi nhưng chúng vẫn có thể khiến bạn không thoải mái do một số tác dụng phụ. Tốt nhất, mẹ nên hạn chế việc ăn cay nếu cảm thấy không thoải mái. Còn nếu việc ăn cay của mẹ bầu là tốt thì vẫn có thể ăn nhưng nên tiêu thụ số lượng vừa phải.
Ảnh hưởng của việc mẹ bầu ăn cay- Mẹ bầu ăn cay được không?
1.Làm trầm trọng thêm tình trạng ốm nghén
Nôn do ốm nghén khi mang thai là phản ứng bình thường của mẹ bầu trong quá trình mang thai, phần lớn bảo vệ mẹ và phôi thai khỏi tác động xấu của một số loại thực phẩm, chẳng hạn như thức ăn cay. Do đó thức ăn cay có thể làm tăng phản xạ nôn mửa trong cơ thể. Hơn thế có thể gây tiêu chảy trong thời kỳ tam cá nguyệt đầu tiên. Vì thế nếu mẹ bầu ốm nghén nhiều thì thức ăn cay nóng không phải là một lựa chọn tốt.
2.Kích thích trào ngược axit và chứng ợ chua-Mẹ bầu ăn cay được không?
Khi mang thai, hệ tiêu hóa hoạt động chậm lại và ít có chỗ trong dạ dày hơn, điều này khiến axit dạ dày trào ngược lên thực quản và gây ra trào ngược axit. Do đó, mẹ cảm thấy ợ chua, ợ hơi, nôn mửa và buồn nôn. Ợ chua là cảm giác nóng rát ở ngực, ngay sau xương ức. Một trong những cách tốt nhất để đối phó với tác dụng phụ này là tránh ăn đồ cay khi mang thai.
3.Nguyên nhân bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản đều là do thói quen ăn uống và sinh hoạt sai cách. Trong đó việc thường xuyên ăn thức ăn cay nóng. Do đó nếu mẹ có tiền sử mắc bệnh này hoặc đang mắc thì việc ăn cay có thể khiến bệnh tình của mẹ trầm trọng hơn.
4.Dễ bị trĩ- Mẹ bầu ăn cay được không?
Capsaicin có thể kích thích, khiến cho tĩnh mạch búi trĩ sưng phù và sung huyết, làm tình trạng trĩ càng nặng hơn, thậm chí có thể mưng mủ cà vùng hậu môn. Những bà bầu đang bị bệnh trĩ không nên ăn cay.
5.Mắc bệnh đau mắt đỏ, viêm giác mạc
Ăn cay nhiều dễ gây nội nhiệt, xung huyết giác mạc. Mẹ bầu đang bị đau mắt đỏ hoặc viêm giác mạc nên hạn chế các món cay.
Lợi ích của việc mẹ bầu ăn cay
Trên thực tế, nếu ăn cay với lượng vừa phải và mẹ bầu không bị mắc các bệnh về dạ dày thực quản, bệnh trĩ, ợ hơi, trào ngược axit thì ăn cay có thể có những lợi ích tuyệt vời:
1.Thai nhi phát triển khả năng chịu đựng vị giác
Capsaicin có trong đồ cay cung cấp dinh dưỡng cho sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi. Vị cay đi vào trong trao đổi chất, thai nhi có thể cảm nhận được. Khi nhận được chất này thai sẽ hình thành khả năng chịu đựng Capsaicin để vị giác trở nên tốt hơn và có khả năng dung nạp được các loại mùi vị khác nhau khi sinh ra và lớn lên.
2. Hấp thụ chất dinh dưỡng
Capsaicin giúp trao đổi chất diễn ra tốt hơn, tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn để quá trình đốt cháy calo, hấp thụ calo diễn ra hiệu quả hơn.
3.Ngăn ngừa tế bào ung thư-Mẹ bầu ăn cay được không?
Capsaicin có thể làm giảm nguy cơ ung thư. Chất này ngăn chặn hình thành của các tế bào ung thư, kìm hãm chúng phát triển.
4.Phòng ngừa cảm nắng
Capsaicin kết hợp với vitamin C hàm lượng vừa phải có thể thúc đẩy tuyến mồ hôi hoạt động tốt hơn, giúp thải độc cơ thể tự nhiên và có tác dụng hạ nhiệt ở mức nhất định, tăng cường khả năng phòng ngừa cảm nắng.
Như vậy, có thể thấy, đồ ăn cay có ảnh hưởng tốt hay xấu đến mẹ bầu còn phụ thuộc vào tình trạng sức khoẻ và liều lượng ăn. Do đó mẹ nên cân đối giữa những lợi ích và tác hại của việc ăn cay sao cho phù hợp với bản thân nhé!
Nguồn : bau.vn