Mẹ bầu bị ngứa vùng kín 3 tháng cuối – Tìm hiểu nguyên nhân và biện pháp khắc phục

Trong tam cá nguyệt cuối nhiều mẹ bầu gặp các thay đổi về sinh lý cơ thể. Mẹ bầu bị ngứa vùng kín 3 tháng cuối là một trong những hiện tượng tiêu biểu.

Trong 3 tháng cuối thai kỳ, cơ thể người mẹ có rất nhiều thay đổi. Một trong số đó phải kể đến hiện tượng mẹ bầu bị ngứa vùng kín 3 tháng cuối. Trong bài viết dưới đây Bau.vn sẽ cùng các mẹ tìm hiểu về hiện tượng này.

Biểu hiện bị ngứa vùng kín 3 tháng cuối thai kỳ ở mẹ bầu

Ngứa vùng kín là một tình trạng mà phụ nữ mang thai rất hay gặp phải. Đặc biệt trong những tháng gần sinh thì hiện tượng này càng trở nên phổ biến. Ở một số người tình trạng ngứa chỉ xuất hiện thoáng qua. Tuy nhiên với một số chị em thì nó lại kéo dài liên tục kèm những cơn ngứa dữ dội.

me bau bi ngua vung kin 3 thang cuoi

Một số triệu chứng đi kèm đó là cảm giác châm chích ở vùng kín. Một số người do ngứa nhiều nên trở thành đau rát. Dấu hiệu tiếp theo đó là các vết lằn xuất hiện ở cơ quan sinh dục giống như các vết sẹo.

Bên cạnh đó nếu bị nặng còn có thể xuất hiện mụn mủ, mụn nước hoặc nổi mẩn. Đi kèm với đó là vùng kín ra nhiều khí hư có mùi hôi.

Một số nguyên nhân khiến mẹ bầu bị ngứa vùng kín 3 tháng cuối

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc bị ngứa vùng kín ở mẹ bầu. Các nguyên nhân được chia thành nguyên nhân bệnh lý và các nguyên nhân khác đều liên quan đến cơ thể mẹ bầu.

Những nguyên nhân bệnh lý thường gặp

  • Viêm âm đạo là nguyên nhân đầu tiên dẫn đến việc bị ngứa ở mẹ bầu. Các vi khuẩn, nấm hoặc ký sinh trùng xâm nhập gây ngứa, viêm nhiễm phụ khoa. Với nguyên nhân này mẹ sẽ kèm theo biểu hiện ra nhiều khí hư, nổi mụn nước, có mùi khó chịu.
  • Viêm nang lông vùng kín: Do tăng tiết mồ hôi hoặc do vệ sinh vùng kín chưa đúng cách nên mẹ bầu dễ bị viêm nang lông. Đi kèm với đó là việc đau rát, nổi mụn mủ, tiết dịch.
  • Viêm đường tiết niệu: Do vi khuẩn E.Coli tấn công.

me bau bi ngua vung kin 3 thang cuoi

  • Do bệnh trĩ: Một nguyên nhân khá phổ biến thường gặp ở bà bầu.
  • Do các bệnh truyền nhiễm khi quan hệ tình dục: Các bệnh như giang mai, lậu, chlamydia trước khi mang thai hoặc do lây nhiễm từ bạn tình.
  • Do bệnh rận mu: Đây cũng là một nguyên nhân thường gặp ở mẹ bầu. Rận ký sinh trên lông vùng kín gây ngứa, rát và kích ứng.

Những nguyên nhân do thai kỳ

  • Thay đổi nội tiết cũng là một nguyên nhân phổ biến của tình trạng này. Khi mang bầu hormone cơ thể thay đổi khiến pH mất cân bằng và vi khuẩn dễ dàng xâm nhập.
  • Bên cạnh đó, rạn da cũng là một lí do mà nhiều mẹ bầu bị ngứa vùng kín ở 3 tháng cuối. Bụng to và cân nặng tăng theo khiến vùng kín cũng bị rạn giống như các bộ phận khác. Chính vì rạn nên mới dẫn đến ngứa râm ran và xuất hiện các vết lằn.
  • Khi mang bầu các tuyến mồ hôi hoạt động mạnh hơn nên dễ dẫn đến rối loạn nội tiết, từ đó gây nổi mẩn và ngứa ngáy.
  • Ngoài ra, việc thiếu B12 cũng dẫn đến ngứa vùng kín. Nó có thể phát triển thành bệnh lý, kèm theo chóng mặt, khó thở, chán ăn, táo bón, viêm lưỡi, da nhợt nhạt…

Cách xử trí biện pháp bị ngứa khi mang thai ở mẹ bầu trong 3 tháng cuối thai kỳ

Khi bị ngứa vùng kín, việc đầu tiên mẹ bầu không nên lo lắng mà cần tìm ra nguyên nhân để khắc phục. Mẹ nên bắt đầu bằng việc chăm sóc vùng kín đúng cách. Mẹ nên sử dụng nước ấm để rửa vùng kín cho cân bằng pH. Không nên sử dụng các loại dung dịch có mùi thơm hắc hoặc tẩy rửa mạnh. Khi vệ sinh mẹ không nên kì cọ mạnh hoặc xịt quá sâu vào trong gây tổn thương da cho vùng kín. Mỗi khi vệ sinh cần rửa từ trước ra sau để tránh sự xâm nhập của vi khuẩn ở hậu môn.

Ngoài ra mẹ cũng có thể áp dụng một số cách trị ngứa dân gian an toàn. Mẹ có thể dùng nước lá trầu không để xông. Lặp lại 3-4 lần một tuần để tiêu viêm, giảm ngứa, tránh nhiễm trùng. Ngoài trầu không mẹ cũng có thể dùng nước chè xanh để giảm ngứa hiệu quả. Trong lá chè có EGCG giúp chống oxy hóa, tránh các vùng da nhạy cảm bị tổn thương.

me bau bi ngua vung kin 3 thang cuoi

Để an toàn và hiệu quả mẹ cũng có thể tham khảo sử dụng nước muối pha loãng. Đây là một cách giảm ngứa được nhiều người tin dùng. Để tránh mất cân bằng pH mẹ chỉ pha một lượng muối ít.

Bên cạnh đó mẹ cũng nên thay đổi chế độ sinh hoạt cho hợp lý. Mẹ nên ăn uống điều độ, đủ chất, đặc biệt là các loại rau xanh, sữa chua cung cấp lợi khuẩn cho cơ thể. Tránh thức khuya, ngủ ít. Các đồ bầu đặc biệt là quần lót nên chọn chất liệu khô thoáng, mềm mại. Mẹ cũng nên uống nhiều nước để vùng kín được mềm mát, không bị khô rát. Nếu cần có thể tham khảo các kem dưỡng ẩm chuyên dụng cho da để phòng tránh bị ngứa khi mang thai.

Nguồn : bau.vn