Mẹ bầu bị nhiễm trùng có được sử dụng kháng sinh amoxicillin hay không?

Việc sử dụng bất kì loại thuốc nào khi mang thai đều cần chỉ định của các sĩ, đặc biệt là các loại thuốc kháng sinh cho mẹ bầu.

Khi mang thai, ngoài khí oxy mà bạn hít thở và dinh dưỡng mà bạn hấp thụ thì bất kỳ loại thuốc nào bạn dùng cũng có thể được truyền đến em bé qua nhau thai. Vì vậy, việc dùng kháng sinh trong thai kỳ là vấn đề mẹ nên thận trọng và cần tham khảo ý kiến bác sĩ. Trong số các loại thuốc kháng sinh, không ít mẹ bầu cần dùng amoxicillin để điều trị. Liệu amoxicillin có dùng được cho bà bầu được không?

Amoxicillin là thuốc kháng sinh gì?

Amoxicillin là kháng sinh thuộc nhóm penicillin. Thuốc được dùng để điều trị nhiều tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn. Bao gồm các bệnh viêm phổi, viêm phế quản, nhiễm trùng tai mũi họng, đường tiết niệu.

khang sinh me bau

Thông thường, amoxicillin sẽ được kê đơn kết hợp với một loại kháng sinh khác là acid clavulanic. Thuốc này ngăn không cho amoxicillin bị phân hủy bởi một số enzym. Qua đó, sự kết hợp thuốc sẽ chống lại vi khuẩn kháng thuốc hiệu quả hơn so với việc chỉ dùng amoxicillin.

Mẹ bầu có được sử dụng kháng sinh amoxicillin hay không?

Trên thực tế, nhiều mẹ không tránh khỏi một số bệnh nhiễm trùng trong thai kỳ. Điều này chắc hẳn sẽ khiến nhiều chị em lo lắng. Liệu amoxicillin có dùng được cho bà bầu không? Nhiễm trùng khi mang thai có thể gây rủi ro cho em bé và sức khỏe mẹ bầu, chẳng hạn như sảy thai hoặc thai chết lưu. Vì vậy, trong một số trường hợp thì việc dùng kháng sinh trong thai kỳ là điều cần thiết.

khang sinh me bau

Theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), amoxicillin là thuốc kháng sinh thuộc nhóm phân loại B. Điều này nghĩa là thuốc thường an toàn để sử dụng trong thai kỳ.

Tuy nhiên, dù là thuốc kê đơn thì mẹ vẫn có thể gặp phải một số tác dụng phụ. Ví dụ như nôn mửa, đau bụng và tiêu chảy. Nếu thuốc khiến dạ dày bạn khó chịu, lời khuyên là bạn nên dùng thuốc chung với thức ăn và một ly nước lọc. Trong một số trường hợp, amoxicillin có thể gây tác dụng phụ nghiêm trọng hơn. Sau khi dùng thuốc, bạn nên đi khám nếu có những phản ứng sau đây:

  • Phản ứng dị ứng
  • Sốc phản vệ
  • Tiêu chảy ra máu
  • Cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng
  • Chảy máu hoặc bầm tím bất thường
  • Co giật
  • Vàng da hoặc tròng trắng của mắt bị vàng.

Mẹ bầu dùng kháng sinh con có nguy cơ dị tật hoặc sinh non?

Các nhà nghiên cứu không phát hiện nguy cơ gây dị tật bẩm sinh khi mẹ bầu dùng kết hợp amoxicillin và acid clavulanic. Thế nhưng, nghiên cứu về việc dùng 2 loại thuốc này chỉ có số ít. Thay vào đó, có nhiều nghiên cứu hơn về việc chỉ dùng riêng kháng sinh amoxicillin khi mang thai.

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng amoxicillin có thể liên quan đến dị tật bẩm sinh. Đặc biệt là sứt môi hở hàm ếch khi dùng trong 3 tháng đầu thai kỳ. Tuy nhiên, vẫn có nhiều nghiên cứu khác kết luận ngược. Các nghiên cứu chỉ ra rằng không phát hiện bất kỳ tác hại nào của thuốc đối với sự phát triển của thai nhi.

Tương tự, các nghiên cứu về thuốc trong 3 tháng giữa của thai kỳ vẫn còn hạn chế. Chỉ có một số báo cáo cho thấy việc dùng thuốc trong giai đoạn này có thể làm tăng các vấn đề thai kỳ. Ví dụ như sinh non hoặc sinh trẻ nhẹ cân. Tuy nhiên, mẹ cũng đừng quá lo lắng vì thuốc này vẫn được chứng minh là ít nguy cơ xấu với thai nhi và mẹ bầu.

Những lưu ý khi sử dụng amoxicillin cho mẹ bầu

Nếu mẹ bầu mắc các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, điều quan trọng là bạn cần trao đổi trước với bác sĩ để được kê đơn thuốc kháng sinh phù hợp.

Mẹ bầu cần thông báo với bác sĩ về bất kỳ loại thuốc nào bạn đang dùng. Gồm cả thuốc kê đơn hoặc không kê đơn. Điều này giúp bác sĩ xác định được thuốc nào phù hợp với trường hợp của mẹ và không gây tương tác thuốc bất lợi.

khang sinh me bau

Nên dùng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ về quy trình và liều lượng. Bạn không nên tự ý dừng thuốc để tránh trường hợp vi khuẩn kháng thuốc. Điều này nghĩa là việc dùng thuốc không còn tác dụng điều trị tình trạng nhiễm trùng tương tự mà bạn có thể mắc phải trong tương lai.

Cần đi khám nếu bạn không cảm thấy đỡ sau khi dùng kháng sinh hoặc gặp tác dụng phụ nghiêm trọng. Không dùng amoxicillin nếu bạn dị ứng với thuốc, dị ứng với penicillin hoặc nhóm kháng sinh cephalosporin như cefazolin, cefaclor và cephalexin.

Nguồn : bau.vn

  • Mẹ bầu thèm ăn suốt ngày: Bình thường hay dấu hiệu bất ổn?

    Mẹ bầu thèm ăn suốt ngày: Bình thường hay dấu hiệu bất ổn?

    Trong suốt thai kỳ, nhiều mẹ bầu thường xuyên cảm thấy đói hoặc thèm ăn một cách bất thường — thậm chí chỉ vừa ăn xong vẫn thấy muốn ăn tiếp. Cảm giác này có thể khiến mẹ bối rối, lo lắng không biết cơ thể mình có đang gặp vấn đề gì không, liệu có ảnh hưởng đến thai nhi không. Vậy, hiện tượng thèm ăn liên tục khi mang thai có phải là điều bất thường?
  • Mẹ bầu đái tháo đường nên ăn gì? Gợi ý thực phẩm giàu vi chất, an toàn cho thai kỳ

    Mẹ bầu đái tháo đường nên ăn gì? Gợi ý thực phẩm giàu vi chất, an toàn cho thai kỳ

    Trong thai kỳ, việc kiểm soát đường huyết là vô cùng quan trọng đối với những mẹ bầu mắc đái tháo đường. Bên cạnh việc tuân thủ chỉ định y khoa, chế độ dinh dưỡng hợp lý chính là "chìa khóa vàng" giúp đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, không ít mẹ bầu băn khoăn: ăn gì để vừa kiểm soát đường huyết, vừa bổ sung đủ vi chất thiết yếu cho sự phát triển của em bé?Dưới đây là danh sách những thực phẩm giàu vi chất nhưng vẫn an toàn cho mẹ bầu bị đái tháo đường, được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị.
  • Vì sao mẹ bầu hay mất ngủ? 6 nguyên nhân thường gặp và cách cải thiện tự nhiên

    Vì sao mẹ bầu hay mất ngủ? 6 nguyên nhân thường gặp và cách cải thiện tự nhiên

    Mang thai là một hành trình kỳ diệu nhưng cũng đầy thử thách, đặc biệt là với giấc ngủ. Rất nhiều mẹ bầu than phiền về tình trạng mất ngủ, khó ngủ hoặc ngủ chập chờn trong suốt thai kỳ. Giấc ngủ không chất lượng không chỉ khiến mẹ mệt mỏi, cáu gắt mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Dưới đây là 6 nguyên nhân phổ biến gây mất ngủ khi mang thai và những cách khắc phục tự nhiên, an toàn mà mẹ bầu có thể áp dụng ngay tại nhà.
  • Lưu ý cho bà bầu khi quan hệ tình dục

    Lưu ý cho bà bầu khi quan hệ tình dục

    Nhiều người vẫn cho rằng phụ nữ mang thai cần kiêng hoàn toàn việc quan hệ tình dục để đảm bảo an toàn cho thai nhi. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết, việc quan hệ trong thai kỳ không nhất thiết phải kiêng tuyệt đối. Nếu được thực hiện đúng cách và an toàn, chuyện chăn gối trong giai đoạn này không những không gây hại mà còn mang lại lợi ích cho cả mẹ và bé. Vậy khi mang thai, cần lưu ý gì khi quan hệ tình dục để đảm bảo an toàn?
  • Thực phẩm vàng cho thai kỳ: 10 loại trái cây tốt cho sức khỏe mẹ và bé

    Thực phẩm vàng cho thai kỳ: 10 loại trái cây tốt cho sức khỏe mẹ và bé

    Ba tháng đầu thai kỳ là thời điểm quan trọng trong sự phát triển của thai nhi. Việc lựa chọn thực phẩm phù hợp, đặc biệt là trái cây giàu dưỡng chất, sẽ giúp mẹ bầu cải thiện sức khỏe, giảm ốm nghén và hỗ trợ bé yêu phát triển toàn diện ngay từ những ngày đầu.
  • Mang thai vẫn nên vận động: Vì sao tập thể dục lại tốt cho mẹ và bé?

    Mang thai vẫn nên vận động: Vì sao tập thể dục lại tốt cho mẹ và bé?

    Mang thai là hành trình tuyệt vời nhưng cũng đầy thay đổi đối với cơ thể người phụ nữ. Bên cạnh việc nghỉ ngơi và dinh dưỡng hợp lý, tập thể dục nhẹ nhàng cũng đóng vai trò rất quan trọng để giúp mẹ bầu khỏe mạnh và chuẩn bị tốt nhất cho hành trình "vượt cạn". Dưới đây là 5 lý do mẹ bầu nên duy trì việc tập thể dục đều đặn trong thai kỳ.