Mẹ bầu bị viêm âm đạo có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Theo các chuyên gia sản phụ khoa, có tới 20% thai phụ bị viêm âm đạo khi mang thai. Bệnh không chỉ gây ngứa ngáy khó chịu ở vùng kín mà còn có thể lấn sang thai nhi dẫn tới hiện tượng sinh non hoặc dọa sảy thai. Vậy có cách nào để điều trị triệt để viêm nhiễm âm đạo mà không ảnh hưởng đến thai nhi?

Dấu hiệu nhận biết viêm âm đạo khi mang thai.

Mẹ bầu bị viêm âm đạo có ảnh hưởng đến thai nhi không? - ảnh 1

Dấu hiệu nhận biết viêm âm đạo khi mang thai

Việc sớm phát hiện các triệu chứng viêm âm đạo sẽ giúp mẹ bầu có cách đối phó kịp thời, hạn chế bệnh trở nặng. Dưới đây là những triệu chứng điển hình của bệnh:

  • Dịch âm đạo tiết nhiều, chuyển từ màu trắng sữa sang màu xanh và nâu, kèm theo bọt hoặc bám thành từng mảng ở quần lót. Khí hư có mùi hôi tanh cực kỳ khó chịu
  • Có cảm giác nóng rát khi quan hệ tình dục hoặc khi tiểu tiện
  • Vùng kín luôn ẩm ướt, ngứa ngáy khó chịu
  • Vùng da ở âm đạo đỏ và môi âm hộ sưng tấy
  • Đau rát khi quan hệ tình dục
  • Tiểu rắt, khó đi tiểu, cảm giác buồn đi tiểu nhưng lại ra rất ít. Nó thường diễn ra vào ban đêm và sáng sớm gây cản trở cho việc nghỉ ngơi.

Viêm âm đạo có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Đa số bệnh nhiễm trùng có thể ảnh hưởng đến thai nhi đang phát triển trong bụng mẹ. Tuy nhiên, rất khó để các bác sĩ cho biết liệu thai nhi sẽ bị ảnh hưởng như thế nào và ở mức độ nào. Viêm âm đạo do nấm khi mang thai có thể ảnh hưởng đến thai nhi theo một trong ba cách:

  • Gây hại cho người mẹ, khiến cơ thể mẹ không thể nuôi dưỡng tốt cho thai hoặc sử dụng các loại thuốc có thể gây hại cho thai nhi.
  • Gây hại trực tiếp cho thai bằng cách tạo ra những thay đổi dẫn đến bất thường khi sinh.
  • Kích thích chuyển dạ sớm hoặc sẩy thai.

Mẹ bầu bị viêm âm đạo có ảnh hưởng đến thai nhi không? - ảnh 2

Viêm âm đạo có thể ảnh hưởng đến thai nhi nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách

Viêm âm đạo có thể ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi như sau:

  • Viêm âm đạo do vi khuẩn có thể gây ra chuyển dạ sinh non.
  • Các bệnh lây qua đường tình dục, chẳng hạn như viêm gan, giang mai, herpes và HIV, có thể lây nhiễm cho thai nhi.
  • Chlamydia- một loại vi khuẩn gây viêm âm đạo- có thể gây nhiễm trùng mắt và viêm phổi.
  • Bệnh lậu có thể gây ra chuyển dạ sinh non, và trong quá trình thai nhi đi qua âm đạo của mẹ, vi khuẩn lậu có thể bám vào mắt em bé gây nhiễm trùng mắt và có thể gây mù.
  • Liên cầu (streptococcus) nhóm B có thể gây biến chứng nặng ở trẻ sơ sinh, và trong trường hợp hiếm gặp có thể gây tử vong.

Những điều trên chứng tỏ rằng bạn không nên chủ quan khi mắc viêm âm đạo khi mang thai. Bệnh này có thể khiến thai kỳ của bạn trở nên nguy hiểm cho cả thai phụ và em bé.

Nguồn : Sức khỏe cộng đồng