Mẹ bầu đau bụng dưới: khi nào nguy hiểm và cách khắc phục

Mẹ bầu đau bụng dưới là tình trạng có thể bắt gặp ở các giai đoạn của thai kỳ. Vậy hiện tượng này là do đâu? Những trường hợp nào thì nguy hiểm cần nhập viện và cách khắc phục ra sao?

Trong những ngày thai kỳ, mẹ bầu sẽ gặp vô vàn những thay đổi về sức khoẻ. Trong đó có thể kể đến hiện tượng mẹ bầu đau bụng dưới. Đây là hiện tượng phổ biến ở phụ nữ mang thai. Tuy nhiên có những dấu hiệu của tình trạng này cảnh báo sự nguy hiểm, cần nhập viện ngay lập tức. Hiểu được nỗi lo lắng của các mẹ, bau.vn đã tổng hợp nguyên nhân, các dấu hiệu nguy hiểm và cách khắc phục để các mẹ có thể tham khảo.

Mẹ bầu đau bụng dưới: Nguyên nhân do đâu?

Hiện tượng mẹ bầu đau bụng dưới hay những cơn đau bụng dưới quanh rốn xuất hiện ở hầu hết ở phụ nữ mang thai trong những ngày thai kỳ với những mức độ nặng nhẹ khác nhau. Vậy tại sao lại xuất tình trạng này. Cùng hiểu rõ hơn với nguyên nhân gây nên dưới đây.

ba bau dau bung duoi

1. Thai làm tổ tại buồng của tử cung

Vì thai bắt đã đầu đi vào tử cung và làm tổ trong buồng tử cung. Do đó trong những ngày đầu của thai kỳ, sản phụ sẽ có cảm giác đau lâm râm ở vùng bụng dưới. Tuy nhiên, trường hợp này không ảnh hưởng, gây hại đến sức khoẻ của mẹ bầu nên không cần quá lo lắng nhiều nhé. Hiện tượng này sẽ dần biến mất sau khoảng 2-3 ngày thôi.

2. Thai phát triển bên ngoài tử cung.

Một trong những nguyên nhân quan trọng có thể dẫn đến tình trạng mẹ bầu bị đau bụng dưới chính là mang thai bên ngoài tử cung. Hiện tượng này được giải thích là mẹ bầu mang thai ngoài tử cung hoặc trong ống dẫn trứng. Trong đó, trứng làm tổ ở một vị trí nào đó mà không phải ở trong tử cung.

Một số nguyên nhân dẫn đến việc thai phát triển bên ngoài tử cung: viêm nhiễm đường sinh dục, chít hợp vòi tử cung,…

ba bau dau bung duoi

Bên cạnh đó, các yếu tố sau đây làm tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung: từng phẫu thuật các vùng liên quan, lạc nội mạc tử cung, từng mang thai ngoài tử cung , thắt ống dẫn trứng; đặt dụng cụ tử cung vào thời điểm thụ thai; hoặc nhiễm trùng vùng chậu, tử cung có hình dạng bất thường, sử dụng các kỹ thuật sinh sản nhân tạo.

Một số triệu chứng có thể kể đến như: mẹ bầu bị đau bụng dưới, ra máu âm đạo. Chính vì vậy, trước khi có ý định và mong muốn có em bé, các mẹ nên đi khám sức khoẻ tiền sinh sản để nắm rõ thể trạng sức khoẻ của mình, đồng thời có thể phát hiện được những triệu chứng bất thường nếu có.

3. Nhau thai bong non

Nhau thai bong ra khỏi thành tử cung sản phụ làm tử cung trở nên căng cứng, gây cảm giác đau đớn ở vùng  bụng dưới cho người phụ nữ.

Tùy thuộc vào từng trường hợp nhau bong non cụ thể mà có hay không có những ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ. Tuy nhiên mẹ bầu cũng không nên chủ quan. Bởi vì thông thường nhau thai chỉ bong sau khi bạn sinh em bé. Do đó, hiện tượng này còn thông báo bạn sắp được đón em bé chào đời.

Đi kèm với hiện tượng đau bụng dưới thì nhau thai bong non còn khiến mẹ bầu có dịch âm đạo tiết ra nhiều hơn với máu đỏ hoặc đen. Mặc dù đây là hiện tượng hiếm gặp nhưng các mẹ cũng nên để ý cẩn thận nhé.

4. Thực đơn ăn uống thiếu chất dinh dưỡng

Trong thời gian bầu bì, việc xây dựng một thực đơn ăn uống lành mạnh sẽ giúp ích cho sức khoẻ của mẹ và sự phát triển bình thường, khoẻ mạnh của em bé trong bụng.  Do đó, nếu ăn uống thiếu chất dinh dưỡng, không khoa học, chưa phù hợp cũng là nguyên nhân khiến mẹ bầu bị đau bụng dưới. Đi kèm với đó là cả hiện tượng mẹ bầu bị táo bón.

Bên cạnh đó, nếu nồng độ progesterone tăng quá cao trong thời gian mang thai thì sẽ dẫn đến tình trạng tiêu hóa kém gây ra triệu chứng đau bụng dưới quanh rốn.

5. Em bé trong bụng đạp mẹ-

Hiện tượng thai nhi trong bụng đạp là một hiện tượng diễn ra hết sức bình thường ở tất cả phụ nữ đang mang thai. Không có hiện tượng này mới thật sự đáng lo ngại. Em bé trong bụng đạp mẹ là minh chứng cho sự phát triển khoẻ mạnh, tốt đẹp của thai nhi.

ba bau dau bung duoi

Lúc đầu thai nhi sẽ đạp nhẹ. Sau dần sẽ đạp một ngày một mạnh hơn làm cho thành bụng của thai phụ bị căng cứng. Do đó mới xảy ra hiện tượng mẹ bầu bị đau bụng dưới là vì thế. Tuy nhiên hiện tượng này không có gì đáng lo ngại cả. Hiện tượng này chỉ diễn ra một thời gian ngắn chứ không hề kéo dài triền miên nên cảm giác khó chịu sẽ nhanh chóng qua thôi các mẹ nhé!

6. Nhiễm trùng đường tiết niệu

Mẹ bầu đau bụng dưới còn có thể là do đường tiết niệu bị nhiễm trùng. Các dấu hiệu này như: tiểu buốt rát, cơ thể khó chịu, tiểu nhiều, không kiểm soát, nước tiểu có mùi hôi, lẫn máu,…

Một số cách khắc phục tình trạng mẹ bầu bị đau bụng dưới

Khi gặp phải hiện tượng này, mẹ nhớ bình tĩnh tìm ra nguyên nhân. Từ đó có cách khắc phục phù hợp nhất nhé!

Một số cách mẹ có thể tham khảo:

  • Di chuyển đi lại nhẹ nhàng
  • Sử dụng nước ấm để tắm.
  • Uốn cong cơ thể về phía bụng bị đau
  • Uống nhiều nước
  • Nằm xuống một cách nhẹ nhàng
  • Massage vùng bụng dưới

ba bau dau bung duoi

Mẹ bầu bị đau bụng dưới: khi nào nguy hiểm cần phải đi bệnh viện?

Khi gặp một trong số những dấu hiệu này, mẹ bầu nên nhanh chóng đi đến các bệnh viện để khám và được bác sĩ tư vấn nhé!

  • Bà bầu đau bụng dưới với mức độ tăng dần và chảy máu
  • Đau bụng liên tục, kéo dài và chảy máu dạng loãng
  • Bà bầu đau bụng dưới theo cơn như chuyển dạ kèm máu có mô hoặc máu đông
  • Đau bụng kèm tiểu rát, đau lưng, sốt và buồn nôn
  • Bà bầu đau bụng dưới và đau phía dưới xương sườn bên phải
  • Mang thai ngoài tử cung
  • Nhau thai bong non

Trên đây là các nguyên nhân dẫn đến tình trạng bà bầu bị đau bụng dưới cùng với cách khắc phục. Đồng thời chỉ ra những dấu hiệu nguy hiểm cần đến bệnh viện ngay lập tức. Hy vọng bài viết cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho bạn.

Nguồn : bau.vn