Mẹ bầu đừng chủ quan với các triệu chứng tiền sản giật nguy hiểm này

Chuẩn bị bước vào giai đoạn vượt cạn thiêng liêng, mẹ bầu cần cảnh giác trước chứng tiền sản giật với những biến chứng vô cùng nguy hiểm.

Tiền sản giật hay gặp ở sản phụ mang thai sau 20 tuần và có huyết áp bình thường. Nếu không được điều trị, tiền sản giật có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, thậm chí gây tử vong cho cả sản phụ và em bé. Dưới đây là các triệu chứng tiền sản giật mẹ bầu không nên chủ quan.

Tiền sản giật ở phụ nữ mang thai là gì?

Tiền sản giật là một trong những biến chứng nguy hiểm đe dọa đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Tình trạng này gây ra do nhiễm độc thai nghén và thường phát triển sau tuần thứ 20 của thai kỳ và xuất hiện nhiều nhất từ tuần thứ 37, chiếm tỉ lệ khoảng 5-8% trong tổng số phụ nữ mang thai.

trieu chung tien san giat

Mẹ bầu nào có nguy cơ bị tiền sản giật?

  • Thừa cân, béo phì.
  • Cao huyết áp mạn tính.
  • Mắc một số bệnh như máu khó đông, bệnh thận, tiểu đường, lupus…
  •  Mang đa thai.
  • Có tiền sử mắc tiền sản giật ở lần mang thai trước.

  • Tiền sử gia đình có người mắc tiền sản giật.
  •  Mang thai muộn, khi đã ngoài 40 tuổi.
  • Khoảng cách giữa các lần mang thai ít hơn 2 năm hoặc nhiều hơn 10 năm.
  • Có chế độ dinh dưỡng nghèo nàn trong suốt thai kỳ.

Các triệu chứng cảnh báo tiền sản giật

3 triệu chứng  tiền sản giật chủ yếu

Có 3 triệu chứng chính của tiền sản giật là tăng huyết áp, tăng protein niệu và phù.

  • Cao huyết áp: Huyết áp 140/90 mmHg hoặc cao hơn.
  • Dư thừa protein trong nước tiểu: > 0,3g/l.
  •  Sưng (phù) tay, chân, mặt. Đây là triệu chứng cũng thường xảy ra ở nhiều mẹ bầu trong thai kỳ, do đó dễ khiến mẹ bầu bỏ qua.

trieu chung tien san giat

Một số triệu chứng tiền sản giật khác

Ngoài ra, một số triệu chứng khác có thể là dấu hiệu cảnh báo tiền sản giật mà mẹ bầu cần chú ý:

  • Đau bụng trên hoặc dưới xương sườn phía bên phải.
  • Tăng cân đột ngột, không rõ nguyên nhân, có thể tăng tới 2kg/tuần.
  •  Thường cảm thấy buồn nôn, nôn.
  • Thường xuyên đau đầu, chóng mặt.
  •  Lượng nước tiểu giảm sút.
  • Suy giảm thị lực, nhìn mờ, nhạy cảm với ánh sáng.

Những dấu hiệu kể trên cũng có thể là biểu hiện của một số bệnh lý khác hoặc chỉ là thay đổi thông thường trong thai kỳ. Để chắc chắn nhất, mẹ bầu hãy đến khám ở những cơ sở y tế uy tín để khẳng định.

Tiền sản giật và các biến chứng nguy hiểm cho mẹ và thai nhi đừng nên chủ quan

Tiền sản giật là chứng bệnh có nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ bầu và thai nhi, cụ thể:

Biến chứng ở mẹ-Triệu chứng tiền sản giật

  • Tăng huyết áp.
  • Tăng nguy cơ bong nhau non.
  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch.
  • Gây các biến chứng nguy hiểm như suy giảm chức năng gan, rối loạn đông máu, hội chứng tán huyết.
  •  Suy thận cấp.
  •  Phù phổi cấp và suy tim cấp.
  • Tử vong.

Triệu chứng tiền sản giật thai kỳ- Biến chứng ở thai nhi

  •  Suy dinh dưỡng sau khi sinh ra.
  • Chết lưu hoặc tử vong ngay sau khi sinh do bị ngạt, chấn thương, chảy máu phổi…

Một số cách phòng ngừa tiền sản giật thai kỳ

Để phòng ngừa nguy cơ tiền sản giật, mẹ bầu cần lưu ý chế độ ăn uống, sinh hoạt như sau:

1.Bổ sung đầy đủ DHA, EPA

DHA, BHA có nhiều trong cá hồi, súp lơ, quả óc chó, hạt vừng… để phòng ngừa tiền sản giật.

2.Bổ sung đủ canxi

Nên bổ sung canxi trong suốt thai kỳ để giảm tới 49% nguy cơ tiền sản giật ở những mẹ bầu có nguy cơ thấp và tới 82% ở những mẹ bầu có nguy cơ cao. Các thực phẩm giàu canxi gồm sữa, măng tây, đậu bắp, súp lơ xanh…

trieu chung tien san giat

3. Bổ sung vitamin D

Bổ sung vitamin D đầy đủ để giúp giảm 27% nguy cơ mắc tiền sản giật. Các sản phẩm giàu vitamin D như dầu gan cá, ngũ cốc nguyên hạt, nấm hương…

4.Tập thể dục thường xuyên

Đây cũng là biện pháp giúp mẹ bầu nâng cao sức khỏe và hạn chế tối đa nguy cơ bị tiền sản giật.

trieu chung tien san giat

5.Theo dõi sát sao thai kỳ

Nếu có bất thường, mẹ bầu nên đi khám ngay để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.

Tiền sản giật là tình trạng rất nguy hiểm đối với cả mẹ bầu và thai nhi. Chính vì thế, phòng ngừa, phát hiện sớm và điều trị kịp thời là việc làm mà các mẹ bầu cần đặc biệt lưu ý để bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Hy vọng nhưng kiến thức liên quan đến tiền sản giật trong bài viết trên có thể giúp ích cho bạn.

Nguồn : bau.vn

  • Không chỉ cá hồi, loại quả dân dã này cũng chứa đầy omega-3, cực tốt cho mẹ bầu

    Không chỉ cá hồi, loại quả dân dã này cũng chứa đầy omega-3, cực tốt cho mẹ bầu

    Không cần tìm đến những món ăn đắt đỏ như cá hồi, mẹ bầu hoàn toàn có thể bổ sung omega-3 – dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của thai nhi – thông qua một loại quả quen thuộc, dễ tìm, giá cả phải chăng. Loại quả này còn được giới chuyên gia dinh dưỡng mệnh danh là “thuốc bổ tự nhiên” nhờ những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe.
  • Bí quyết giữ dáng và thư giãn tinh thần cho mẹ bầu qua các bài tập đơn giản

    Bí quyết giữ dáng và thư giãn tinh thần cho mẹ bầu qua các bài tập đơn giản

    Mang thai là hành trình kỳ diệu nhưng cũng đầy thử thách với cơ thể và tinh thần của người phụ nữ. Để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh, bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp lý, việc vận động nhẹ nhàng và đúng cách đóng vai trò vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số bài tập được khuyến nghị giúp mẹ bầu duy trì sức khỏe và cảm thấy thư giãn trong suốt thai kỳ
  • Chỉ cần thay đổi vài thói quen, mẹ bầu đã có thể tránh ốm suốt 9 tháng thai kỳ

    Chỉ cần thay đổi vài thói quen, mẹ bầu đã có thể tránh ốm suốt 9 tháng thai kỳ

    Mang thai là giai đoạn cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về nội tiết và miễn dịch, khiến họ dễ bị cảm cúm, ho sốt, nhiễm siêu vi hơn bình thường. Làm sao để mẹ bầu vẫn khỏe mạnh suốt thai kỳ, ít ốm vặt mà không cần dùng đến thuốc? Dưới đây là những cách đơn giản, khoa học giúp tăng cường hệ miễn dịch an toàn cho bà bầu, đã được bác sĩ khuyến khích áp dụng.
  • Mẹ bầu thèm ăn suốt ngày: Bình thường hay dấu hiệu bất ổn?

    Mẹ bầu thèm ăn suốt ngày: Bình thường hay dấu hiệu bất ổn?

    Trong suốt thai kỳ, nhiều mẹ bầu thường xuyên cảm thấy đói hoặc thèm ăn một cách bất thường — thậm chí chỉ vừa ăn xong vẫn thấy muốn ăn tiếp. Cảm giác này có thể khiến mẹ bối rối, lo lắng không biết cơ thể mình có đang gặp vấn đề gì không, liệu có ảnh hưởng đến thai nhi không. Vậy, hiện tượng thèm ăn liên tục khi mang thai có phải là điều bất thường?
  • Mẹ bầu đái tháo đường nên ăn gì? Gợi ý thực phẩm giàu vi chất, an toàn cho thai kỳ

    Mẹ bầu đái tháo đường nên ăn gì? Gợi ý thực phẩm giàu vi chất, an toàn cho thai kỳ

    Trong thai kỳ, việc kiểm soát đường huyết là vô cùng quan trọng đối với những mẹ bầu mắc đái tháo đường. Bên cạnh việc tuân thủ chỉ định y khoa, chế độ dinh dưỡng hợp lý chính là "chìa khóa vàng" giúp đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, không ít mẹ bầu băn khoăn: ăn gì để vừa kiểm soát đường huyết, vừa bổ sung đủ vi chất thiết yếu cho sự phát triển của em bé?Dưới đây là danh sách những thực phẩm giàu vi chất nhưng vẫn an toàn cho mẹ bầu bị đái tháo đường, được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị.
  • Vì sao mẹ bầu hay mất ngủ? 6 nguyên nhân thường gặp và cách cải thiện tự nhiên

    Vì sao mẹ bầu hay mất ngủ? 6 nguyên nhân thường gặp và cách cải thiện tự nhiên

    Mang thai là một hành trình kỳ diệu nhưng cũng đầy thử thách, đặc biệt là với giấc ngủ. Rất nhiều mẹ bầu than phiền về tình trạng mất ngủ, khó ngủ hoặc ngủ chập chờn trong suốt thai kỳ. Giấc ngủ không chất lượng không chỉ khiến mẹ mệt mỏi, cáu gắt mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Dưới đây là 6 nguyên nhân phổ biến gây mất ngủ khi mang thai và những cách khắc phục tự nhiên, an toàn mà mẹ bầu có thể áp dụng ngay tại nhà.