Mẹ bầu sẽ trải qua tháng cuối thai kỳ như thế nào?

Giai đoạn cuối thai kỳ mẹ phải đối diện với rất nhiều các vấn đề về sức khỏe, cũng như tâm lý. Vì vậy bố hãy ở bên mẹ thật nhiều và chăm sóc mẹ thật tốt nhé!

Mẹ thường xuyên bị chuột rút

Khi bụng mẹ càng to thì thì sẽ càng tạo những áp lực lớn cho đôi bàn chân và bắp chân. Vì vậy, khi đang ngồi nghỉ ngơi hoặc lúc đang nằm ngủ, mẹ có thể bị chuột rút bất thình lình gây đau đớn. Nếu không may gặp phải trường hợp này, mẹ hãy nhờ bố xoa bóp đôi bàn chân chiều kim đồng hồ trong vài phút.

Mẹ sẽ trải qua tháng cuối thai kỳ như thế nào? - ảnh 1

Ngoài ra, mẹ hãy bổ sung thêm lượng canxi cần thiết cho cơ thể hàng ngày theo chỉ dẫn của các bác sĩ để hạn chế tình trạng chuột rút nhé

Phù chân tay

Lý do mẹ bầu hay bị phù chân tay ở những tháng cuối là vì lúc này thai nhi đã lớn dần tạo nên một lực ép khá lớn lên các tĩnh mạch vùng chậu làm cho máu khó chảy trở về tim được dẫn đến hiện tượng sưng phù tay chân ở bà bầu.

Ngoài ra, nguyên nhân có thể là do bà bầu phải đứng làm việc hoặc ngồi lâu trong một thời gian dài, mang giày cao gót, hay chế độ ăn ít kali.

Mẹ sẽ trải qua tháng cuối thai kỳ như thế nào? - ảnh 2

Hiện tượng sưng phù tay chân sẽ giảm dần nếu mẹ điều chỉnh chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý nhé.

Đau nhức lưng

Nguyên nhân của việc đau lưng cũng bắt nguồn từ việc dây thần kinh bị chèn ép, nội tiết tố thay đổi và các dây chằng bị lỏng lẻo. Việc đứng quá lâu hoặc ngồi sai tư thế cũng sẽ khiến cho mẹ bầu đau thêm. Để giảm nhẹ những cơn đau lưng, mẹ nên luyện tập nhẹ nhàng, chườm nóng và ngủ với gối đỡ sao cho thấy thoải mái nhất.

Đau vùng chậu

Lúc này kích cỡ của tử cung đã tăng lên khiến các khớp vùng chậu của mẹ phải chịu áp lực rất lớn. Để giảm bớt hiện tượn này, mẹ cần chú ý nghỉ ngơi đầy đủ và tập bài dành cho vùng chậu để giảm nhẹ các cơn đau nhé.

Đau răng lợi

Nhiều mẹ bầu bị viêm lợi trong thời gian này do hai loại hooc môn progesterone và estrogen trong máu tăng dẫn đến bà bầu thường bị sưng lợi, tấy đỏ, ứ máu gây sâu răng, chảy máu khi đánh răng. Mẹ bầu có thể tự khắc phục tại nhà bằng việc xúc miệng nước muối, chườm nóng để làm tan mủ và chườm lạnh để giảm đau.

Mất ngủ

Đã mệt mỏi lại còn thêm mất ngủ đúng không mẹ bầu ơi? Lý do là do những tháng cuối mẹ phải đối mặt với những cơn đau nhức, đi tiểu liên tục hay chuột rút khiến mẹ thường xuyên mất ngủ. Vì lý do này nên đôi khi mẹ bầu sẽ hay nhăn nhó, các ông bố hãy tâm lý với mẹ bầu sắp sinh một chút nhé.

Trở lại với thời kỳ nôn mửa

Không ít những mẹ bầu phải đối diện với những cơn buồn nôn y chang thời kỳ ốm nghén ở 3 tháng đầu. Một hình hài bé nhỏ trong tử cung đang phát triển rất nhanh làm cơ thể mẹ bầu trở nên yếu ớt, nhạy cảm hơn. Vì vậy, không có gì là lạ nếu chuyện ăn uống của bầu trong 3 tháng cuối thai kỳ trở nên khá khó khăn. Mẹ có thể áp dụng lại một số phương pháp trị ốm nghén ở giai đoạn đầu thai kỳ để dễ chịu hơn nhé.

Cùng với các đau đớn, mệt mỏi trên thì các chị em cũng nên lưu ý những dấu hiệu mẹ bầu sắp sinh sau đây để có thể chuẩn bị tốt hơn. Nếu thấy xuất hiện những dấu hiệu sau, ngày mẹ và bé chính thức “chào hỏi” nhau sẽ không còn xa nữa.

– Bụng bầu tụt xuống: Dấu hiệu này thường xuất hiện trước ngày sinh một vài tuần.

– Cổ tử cung mở: Tùy theo sức khỏe từng mẹ, độ mở của cổ tử cung cũng sẽ khác nhau.

– Chuột rút và đau lưng nhiều hơn: Lúc này, các cơ khớp vùng xương chậu và tử cung bị kéo căng ra để chuẩn bị cho sự chào đời của bé “vô tình” làm tình trạng chuột rút và đau lưng nghiêm trọng hơn.

– Tăng dịch tiết âm đạo: Trước ngày sinh 1 tuần, mẹ bầu sẽ thấy dịch âm đạo có màu đỏ hồng. Nếu dịch tuân thành dòng, bầu nên đến bệnh viện ngay.

– Các cơn co thắt xuất hiện ngày càng nhiều, với một tần suất nhất định: Ngay khi các cơn co thắt xuất hiện liên tục cứ mỗi 5 phút/lần, mẹ bầu nên nhanh chóng đến bệnh viện ngay.

Nguồn : bau.vn