Mẹ bầu tăng cân ít gây ra những ảnh hưởng tới thai nhi?

Việc tăng cân khi mang thai là vô cùng cần thiết cho sự phát triển của thai nhi trong thai kỳ. Tuy nhiên, không phải ai cũng có số cân nặng lý tưởng. Có nhiều mẹ bầu tăng cân ít, tăng cân rất nhanh hay thậm chí là không tăng cân. Vậy bà bầu không tăng cân có sao không? Việc này liệu có ảnh hưởng đến thai nhi?

Có thể nói, với chế độ dinh dưỡng khoa học, phong phú trong thai kỳ, dù ít hay nhiều, các mẹ bầu sẽ tăng cân nặng, đặc biệt là trong những tháng cuối do thai nhi tăng cân nhanh ở khoảng thời gian này. Điều đó khiến nhiều mẹ bầu tin tưởng vào mối quan hệ giữa cân nặng của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Liệu mẹ bầu tăng cân ít có đồng nghĩa với việc thai nhi không được hỗ trợ tốt trong quá trình phát triển?

Mẹ bầu tăng cân như thế nào là hợp lý?

Thông thường, trong một thai kỳ kéo dài 40 tuần, mẹ bầu sẽ tăng từ 9 đến 12kg. Cân nặng tăng lên đó bao gồm cân nặng của thai nhi, nước ối, bánh nhau và cả cân nặng của mẹ do cơ thể tích trữ năng lượng từ thức ăn. Mẹ bầu tăng cân nhiều hay ít còn phụ thuộc nhiều vào cân nặng ban đầu và chỉ số khối cơ thể (BMI).

Bà bầu có nên vào rạp chiếu phim hay không?

Chỉ số khối cơ thể là một trong những cơ sở quan trọng để biết mẹ nên tăng bao nhiêu cân trong thai kỳ. Trước tiên, mẹ thử làm một phép tính để biết chỉ số khối cơ thể:

-Bước 1: Lấy cân nặng (kg) ở thời điểm chưa mang thai.

-Bước 2: Đo chiều cao và tính bình phương: Chiều cao (m) x Cân nặng (m)

-Bước 3: Chia cân nặng cho bình phương chiều cao

Chỉ số khối dưới 18,5: Ban đầu, mẹ đang thiếu cân nên cần tăng từ 12 đến 18kg trong cả thai kỳ. Đặc biệt, trong hai tam cá nguyệt sau, mẹ cần tăng từ 450g đến 580g mỗi tuần.

Chỉ số khối từ 18.5–24.9: Cân nặng của mẹ nằm trong ngưỡng bình thường và nên tăng từ 11 đến 15kg trong cả thai kỳ. Trong tam cá nguyệt 2 và 3, mẹ cần tăng từ 360g đến 450g mỗi tuần.

Chỉ số khối từ 25 đến 29.9: Mẹ nằm trong nhóm thừa cân và chỉ cần tăng từ 6 đến 11kg trong suốt 40 tuần thai. Ở hai tam cá nguyệt sau, mẹ nên tăng từ 225g đến 360g mỗi tuần.

Chỉ số khối trên 30: Mẹ thuộc nhóm béo phì và chỉ cần tăng từ 5 đến 9kg mà thôi. Ở hai tam cá nguyệt cuối, mỗi tuần mẹ tăng từ 180g đến 270g là đủ.

Dù mẹ có thuộc nhóm cân nặng nào chăng nữa, nên chú ý tăng cân vào tam cá nguyệt thứ hai và ba. Ở giai đoạn đầu thai kỳ, việc mẹ tăng quá nhiều cân không đem lại lợi ích cho thai nhi. Bé chỉ cần mẹ lưu ý bổ sung a-xít folic, các vitamin và một số chất khoáng trong giai đoạn này.

Mẹ tăng cân ít khi mang thai, sẽ ảnh hưởng tới bé thế nào? - ảnh 2

Như vậy, mẹ bầu tăng cân ít chưa hẳn đã đáng lo, nhất là trong trường hợp mẹ vốn thừa cân hoặc béo phì. Nếu mẹ tăng cân ít nhưng các chỉ số thai nhi vẫn bình thường thì có thể hoàn toàn yên tâm.

Lưu ý gì khi theo dõi cân nặng của mẹ bầu?

Việc kiểm soát tốt quá trình tăng cân khi mang thai rất có lợi cho mẹ. Khi không tăng quá nhiều cân nặng, mẹ sẽ dễ giảm cân và lấy lại vóc dáng sau khi sinh. Để theo dõi, duy trì mức tăng cân hợp lý, mẹ có thể áp dụng những lời khuyên sau:

  • Chỉ cân vào một giờ cố định trong ngày: Nếu mẹ chọn cân vào buổi tối, trước khi đi ngủ thì nên duy trì các lần cân sau đúng vào giờ đã định mới cho ra mốc kết quả hợp lý để so sánh.
  • Nên dùng một chiếc cân duy nhất: Mỗi chiếc cân đều có mức sai số nhất định. Nếu mẹ cân trên cùng một chiếc cân thì kết quả mới đáng tin cậy.
  • Không mang dép và tháo đồ trang sức khi cân: Nếu mẹ đang mang dép, đeo túi xách hay có bất kỳ vật nào trong túi quần, túi áo như sổ ghi chú, điện thoại, đang đeo vòng cổ, vòng tay thì nên tháo tất cả các món này xuống để có được cân nặng chính xác.ng cần thiết cho cơ thể.

Bà bầu tăng cân ít có ảnh hưởng gì tới thai nhi?

Việc bà bầu thiếu cân trong quá trình thai kỳ sẽ có ảnh hưởng nhất định đến em bé như:

  • Không đảm bảo đủ năng lượng cho thai nhi phát triển: Việc này sẽ khiến thai nhi dễ bị chậm tăng trưởng trong tử cung hoặc mắc các dị tật bẩm sinh.
  • Giảm chức năng não của bé: Chế độ ăn uống thiếu hụt các loại vitamin có liên quan đến chứng thiếu máu khi mang thai. Việc thiếu máu ở mẹ bầu sẽ gây giảm chức năng não của bé.
  • Chuyển dạ sớm: Bên cạnh đó, việc mang thai không tăng cân hoặc mang thai tăng cân ít trong thai kỳ sẽ khiến mẹ đối mặt với dấu hiệu chuyển dạ sớm và bé sinh ra nhẹ cân. Điều này kéo theo nhiều hệ lụy về mặt sức khỏe khác ở bé, như chứng còi cọc, suy dinh dưỡng, suy hô hấp,…. sau này.

Vì vậy nếu bà bầu nếu có những biểu hiện bất thường, tăng cân quá ít phải đi khám và được tư vấn. Nếu không ăn được cần ăn nhiều bữa, chia nhiều lần, ăn lặt vặt nhiều hơn.

Nguồn : Sức Khoẻ Cộng Đồng