Mẹ mang nhóm máu Rh âm, thai nhi đối mặt với những nguy hiểm khôn lường

Nhóm máu Rh âm được xếp vào danh sách những nhóm máu hiếm. Việc người mẹ thuộc nhóm máu hiếm, thai nhi sẽ đối diện với khả năng rủi ro cao hơn

Người có nhóm máu hiếm Rh âm ở nước ta thuộc cộng đồng người có nhóm máu hiếm, thống kê cho thấy trong 10000 người thì chỉ có 4-7 người có nhóm máu Rh-. Trong khi đó, có tới 99,96% số người thuộc nhóm máu Rh+ (hoặc O+ hoặc B+ hoặc A+ hoặc AB+, xếp theo tỷ lệ giảm dần) nhưng chỉ có 0,04%-0,07% số người thuộc nhóm máu Rh- (hoặc O- hoặc B- hoặc A- hoặc AB-).

Nhóm máu Rh âm ảnh hưởng tới thai nhi

Trong trường hợp cả bố và mẹ đều mang nhóm máu Rh- thì con sinh ra sẽ có nhóm máu Rh-. Nếu nhưu vậy, trẻ sẽ không phải đối diện với nguy cơ tan máu do bất đồng nhóm máu.

Nếu mẹ có nhóm máu Rh-, bố có máu Rh+,  thai nhi có thể mang nhóm máu Rh+. Lúc đó, cơ thể mẹ sẽ sinh ra những kháng thể phá hủy hồng cầu của thai nhi.

nhom mau rh am

Trong lần mang thai đầu tiên, thường sẽ ít để lại tai biến nghiêm trọng, nhưng nếu ở những lần mang thai sau, thai nhi vẫn có nhóm máu Rh+ thì nguy cơ kháng thể Anti-D sẽ truyền từ mẹ qua nhau thai. Nó làm ngưng kết cấu hồng cầu thai nhi, gây ra tình trạng tan máu do bất đồng nhóm máu mẹ-con. Hiện tượng này có thể gây sảy thai, chết lưu, đẻ non…

Quá trình chuyển dạ sinh,  người mẹ có nguy cơ chảy máu, băng huyết sau sinh, cần thiết phải truyền máu thì nhóm máu Rh âm là nhóm máu hiếm, thường không sẵn có, do đó nguy cơ tử vong cho sản phụ sẽ tăng lên ở những người có nhóm máu Rh âm.

Phòng ngừa nguy hiểm cho thai nhi

Người mẹ phải hiểu rõ mình đang thuộc nhóm máu nào và cần chuẩn bị tâm lý cho những trường hợp xấu khi cần truyền máu. Đặc biệt đối với phụ nữ có nhóm máu Rh- cần được quản lý theo dõi thai kỳ một cách chặt chẽ và đúng cách. Mẹ bầu có nhóm máu Rh- cần dự phòng anti-D nếu chồng có nhóm máu RH+. Sử dụng kháng thể miễn dịch D cần được tiến hàng dưới sự tư vấn chỉ định của bác sĩ.

nhom mau rh am

Theo dõi thiếu máu thai nhi và hiệu quả kháng thể miễn dịch chống D 2 tuần/lần cho sản phụ; hiệu giá kháng thể miễn dịch chống D âm tính thì dự phòng định kỳ bằng anti-D.

Việc sử dụng anti-D như sau: Trong quá trình mang thai: có 2 cách dùng và hiệu quả tương tự như nhau.

Cách 1: 2 liều anti-D IgG 500 IU – 625 IU vào tuần thứ 28 và 34 của thai kỳ (Nếu tiêm anti-D vào tuần 28 thì tuần 34 có thể tiêm luôn anti-D mà không cần làm xét nghiệm hiệu giá kháng thể miễn dịch lại).

Cách 2: tiêm 1 liều anti-D IgG 1500 IU duy nhất vào tuần thứ 28 của thai kỳ.

Bên cạnh đó, cũng cần dự phòng sau sinh, tiêm anti-D IgG 500IU – 1500 IU trong vòng 72 giờ sau khi sinh (nếu con sinh ra có nhóm máu Rh(D) dương tính).

Bằng cách trên mẹ bầu có nhóm máu RH- sẽ hạn chế được tối đa nguy cơ nguy hiểm cho thai nhi, đảm bảo an toàn và sự phát triển của thai nhi.

Nguồn : bau.vn