Mẹ nâng ngực có nên cho con bú?

Nâng ngực vốn là đại phẫu xâm lấn nên hầu hết chị em trước khi cân nhắc thực hiện đều lo ngại ảnh hưởng đến tuyến sữa. Vậy thực tế sau nâng ngực có cho con bú được không? Có an toàn để cho con bú khi mẹ đã nâng ngực không?

1. Bà mẹ nâng ngực có nên cho con bú không?

Túi ngực có thể ảnh hưởng đến lượng sữa mẹ mà cơ thể có thể sản xuất. Nhưng trong một số trường hợp, nguồn sữa không bị ảnh hưởng.

Chắc chắn sẽ có nhiều bà mẹ lo lắng rằng việc cho con bú có thể ảnh hưởng đến tình trạng bộ ngực. Tuy nhiên, mọi sự thay đổi của ngực về hình dạng và kích thước khi mang thai và cho con bú là điều bình thường.

Đối với những người mẹ đã từng phẫu thuật đặt túi ngực, việc cho con bú sẽ không ảnh hưởng đến bộ ngực đã qua phẫu thuật, nhưng kích thước và hình dạng tổng thể của ngực có thể sẽ thay đổi.

Mẹ nâng ngực

Mẹ nâng ngực có nên cho con bú?

2. Ảnh hưởng của phẫu thuật nâng ngực tới việc cho con bú

Túi ngực thường được đặt sau tuyến sữa hoặc dưới cơ ngực, không ảnh hưởng đến nguồn sữa. Tuy nhiên, vị trí và độ sâu của vết mổ có thể ảnh hưởng đến khả năng cho con bú của bạn.

Phẫu thuật giữ nguyên vẹn quầng vú sẽ ít gây ra vấn đề hơn. Các dây thần kinh xung quanh núm vú đóng một vai trò quan trọng trong việc cho con bú. Khi trẻ mút, cảm giác trẻ đang mút vú sẽ làm tăng nồng độ hormone prolactin và oxytocin. Prolactin sẽ kích thích cơ thể sản xuất sữa mẹ. Khi các dây thần kinh này bị tổn thương, cảm giác này sẽ bị giảm đi và có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất sữa của cơ thể.

Các vết rạch được tạo ra dưới vú, qua nách hoặc rốn ít có khả năng cản trở việc cho con bú.

Mẹ nâng ngực

Mẹ nâng ngực có nên cho con bú?

3. Có an toàn để cho con bú khi mẹ đã nâng ngực không?

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ, không có bất kỳ báo cáo lâm sàng nào về các vấn đề bất thường ở mẹ hay trẻ sơ sinh bởi các bà mẹ cho con bú khi đã phẫu thuật nâng ngực.

Một nghiên cứu năm 2007 đo nồng độ silicon trong sữa mẹ và không tìm thấy sự khác biệt giữa mẹ nâng ngực và bà mẹ không nâng ngực.

Cũng không có bằng chứng về việc tăng nguy cơ phát triển các dị tật bẩm sinh ở trẻ sinh ra từ các bà mẹ có cấy ghép ngực. Tuy nhiên, việc cấy ghép ngực gây ra một số rủi ro, chẳng hạn như:

  • Khả năng cần phẫu thuật bổ sung để chỉnh sửa hoặc cắt bỏ
  • Co cứng bao nang, xảy ra khi mô sẹo hình thành xung quanh mô cấy gây ra hiện tượng ép
  • Thay đổi cảm giác ở vú và núm vú
  • Đau vú
  • Vỡ mô cấy

Nguồn : bau.vn

  • Ba tháng đầu thai kì mẹ bầu nên và không nên ăn gì ?

    Ba tháng đầu thai kì mẹ bầu nên và không nên ăn gì ?

    Mang thai 3 tháng đầu là giai đoạn quan trọng vì đây là thời điểm thai nhi hình thành các cơ quan chính. Chế độ ăn uống hợp lý giúp mẹ bầu khỏe mạnh và hỗ trợ sự phát triển toàn diện của bé. Dưới đây là những thực phẩm nên và không nên ăn trong tam cá nguyệt đầu tiên.
  • 7

    7 "tuyệt chiêu" giảm cân sau sinh

    Lấy lại vóc dáng sau khi sinh con là mong muốn của nhiều bà mẹ. Sau đây là 7 "tuyệt chiêu" về chế độ ăn sau sinh, giúp các chị em thành công và luôn cảm thấy thoải mái trong suốt chặng đường giảm cân sau sinh.
  • Mẹ bầu cần tiêm những loại vắc xin nào ?

    Mẹ bầu cần tiêm những loại vắc xin nào ?

    Tiêm vắc xin cho bà bầu là “lá chắn kép” bảo vệ toàn diện cho sức khỏe mẹ bầu và ngăn chặn nguy cơ biến chứng nặng, dị tật thai nhi,… cho em bé trong suốt hành trình hơn 9 tháng thai kỳ và sinh con khỏe mạnh.
  • Ba mẹ cần chuẩn bị gì trước khi có em bé ?

    Ba mẹ cần chuẩn bị gì trước khi có em bé ?

    Quá trình chuẩn bị có em bé là khoảng thời gian vô cùng háo hức và thú vị. Tuy nhiên đi kèm theo đó là vô vàn nỗi lo như tình trạng sức khỏe, chế độ ăn uống, thuốc men và trách nhiệm làm cha mẹ khi chuẩn bị chào đón thành viên mới sắp chào đời của gia đình. Vậy ba mẹ cần chuẩn bị những gì trước khi có em bé ?
  • Mẹ bầu nên hạn chế ăn những loại trái cây nào khi mang thai ?

    Mẹ bầu nên hạn chế ăn những loại trái cây nào khi mang thai ?

    Trái cây rất tốt cho sức khỏe mẹ bầu vì cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ, nhưng không phải loại nào cũng an toàn. Một số trái cây có thể gây co thắt tử cung, tăng nguy cơ sảy thai hoặc ảnh hưởng đến thai nhi nếu ăn quá nhiều. Dưới đây là những loại mẹ bầu nên hạn chế hoặc tránh ăn:
  • Nguyên nhân gì khiến phụ nữ sau sinh dễ bị đau nhức xương khớp ?

    Nguyên nhân gì khiến phụ nữ sau sinh dễ bị đau nhức xương khớp ?

    Sau khi sinh, nhiều phụ nữ gặp phải tình trạng đau nhức xương khớp, đặc biệt ở lưng, gối, cổ tay và hông. Đây là vấn đề phổ biến nhưng không phải ai cũng hiểu rõ nguyên nhân. Dưới đây là những lý do chính giải thích vì sao mẹ bỉm dễ bị đau nhức xương khớp sau sinh.