Mẹ nhớ 10 điều này thì chẳng lo gì trầm cảm sau sinh

Trầm cảm sau sinh là nỗi ám ảnh không của riêng một bà mẹ nào. Đừng đơn độc trong cuộc chiến này, hãy học cách để có thể dễ dàng thích nghi điều này.

Trầm cảm sau sinh là nỗi ám ảnh của không biết bao nhiêu người lần đầu làm mẹ. Bầu xin chia sẻ 10 bí quyết giúp các bà mẹ có thể hồi phục và vượt qua những tuần đầu sau khi sinh để thưởng thức điều tuyệt vời khi vừa được làm mẹ:

1. Hãy bình tĩnh

Chúng ta đang sống trong một thế giới bận rộn. Nhưng em bé vừa mới ra đời từ một thế giới khác – một thế giới yên bình. Việc làm bố, làm mẹ cũng là điều hoàn toàn mới mẻ đối với những người mới sinh con. Các mẹ hãy cho mình thời gian để làm quen dần với việc làm mẹ chứ không cần phải vội vàng.

trầm cảm sau sinh

Hãy bình tĩnh đối diện với những thay đổi sau khi sinh

2. Hãy hạn chế bớt các bổn phận khác

Bạn sẽ chỉ được tận hưởng cảm giác vừa được trở thành mẹ trong một vài tháng của cuộc đời. Vì thế hãy dành thời gian để biến thời gian này thành khoảng thời gian hạnh phúc nhất trong đời chứ đừng để các nhiệm vụ và bổn phận khác cuốn bạn đi.

3. Hãy ngủ bất cứ khi nào bạn có thể

Bạn nên cố gắng nghỉ ngơi khi bé đang ngủ hoặc đang được người khác chăm sóc. Hãy để cơ thể bạn khoẻ mạnh và tỉnh táo bất cứ khi nào có thể để có sức khoẻ chăm sóc bé một cách tốt nhất.

4. Hãy tự chăm sóc bản thân mình

Bạn vừa mất đi một khối lượng năng lượng khổng lồ. Vì thế, việc lấy lại cân bằng cho cơ thể là vô cùng quan trọng. 30 phút tắm nước nóng, đọc sách hoặc đi dạo với bạn bè cũng có thể giúp bạn rất nhiều trong việc làm khoẻ lại cơ thể.

5. Coi việc bé khóc như một hình thức giao tiếp riêng của bé và mọi người

Sẽ có những lúc bé khóc, thậm chí khóc không ngớt, và đây là lúc bạn nên bình tĩnh không lo lắng nhiều và thông cảm với bé – người vừa xuất hiện trên thế giới này. Đó là tuyệt chiêu để bạn có thể thoát khỏi cuộc chiến mang tên trầm cảm sau sinh.

trầm cảm sau sinh

Hãy coi việc bé khóc như một hình thức con đang giao tiếp

6. Đừng kì vọng quá nhiều

Đừng ôm đồn và kỳ vọng bản thân quá nhiều bạn có thể giữ được tâm trạng tốt để biết việc gì nên làm và việc gì cần chờ đợi đến khi bé lớn hơn. Điều này sẽ giúp bạn tránh được trầm cảm sau sinh.

7. Giúp đỡ người khác:

Khi bạn giúp đỡ người khác cũng có nghĩa là bạn nhận lại những món quà tinh thần, và người khác cũng sẽ sẵn sang giúp đỡ bạn khi cần.

8. Nhờ người khác giúp đỡ:

Rất nhiều người xung quanh luôn sẵn lòng giúp đỡ bạn nhưng không biết phải giúp bạn như thế nào và giúp việc gì. Bạn có thể nhờ họ giúp đỡ việc gì đó khi họ có thành ý.

9. Dành thời gian cùng các ông bố bà mẹ khác

Một trong những điều khó khăn nhất khi mới có con, đó là cảm giác chỉ mình bạn cảm thấy bối rối và lo lắng. Sẽ rất hữu ích nếu bạn dành thời gian bên cạnh những người cũng vừa được làm mẹ và tham gia các hoạt động cùng họ, trò chuyện để chia sẻ và tìm được điểm tương đồng.

10. Sẵn sàng đón nhận sự tổn thương

trầm cảm sau sinh

Hãy học cách chấp nhận những điều bạn đang phải trải qua hàng ngày

Có con sẽ khiến cuộc đời bạn thay đổi mãi mãi. Có những lúc bạn sẽ khóc khi gặp phải một việc gì đó. Nếu bạn biết rằng, trở thành mẹ là một phần của cuộc sống đầy màu sắc, bạn sẽ phần nào bình tĩnh và thoải mái hơn

Vậy nên, đừng để trầm cảm sau sinh trở thành cuộc chiến của riêng người phụ nữ nào. Đó là thông điệp quan trọng nhất để có thể chiến thắng giai đoạn khó khăn này.

 

Nguồn : bau.vn

  • Chỉ cần thay đổi vài thói quen, mẹ bầu đã có thể tránh ốm suốt 9 tháng thai kỳ

    Chỉ cần thay đổi vài thói quen, mẹ bầu đã có thể tránh ốm suốt 9 tháng thai kỳ

    Mang thai là giai đoạn cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về nội tiết và miễn dịch, khiến họ dễ bị cảm cúm, ho sốt, nhiễm siêu vi hơn bình thường. Làm sao để mẹ bầu vẫn khỏe mạnh suốt thai kỳ, ít ốm vặt mà không cần dùng đến thuốc? Dưới đây là những cách đơn giản, khoa học giúp tăng cường hệ miễn dịch an toàn cho bà bầu, đã được bác sĩ khuyến khích áp dụng.
  • Dinh dưỡng cho mẹ cho con bú: Vi chất nào là “chìa khóa” vàng?

    Dinh dưỡng cho mẹ cho con bú: Vi chất nào là “chìa khóa” vàng?

    hoàn hảo, sữa mẹ còn chứa kháng thể giúp bé tăng cường miễn dịch. Tuy nhiên, chất lượng sữa phụ thuộc rất lớn vào chế độ ăn uống của người mẹ. Vì vậy, việc bổ sung vi chất dinh dưỡng đúng và đủ trong thời kỳ cho con bú là điều không thể xem nhẹ.Dưới đây là những nhóm vi chất thiết yếu mà phụ nữ cho con bú cần đặc biệt quan tâm, kèm theo các thực phẩm giàu dinh dưỡng nên có trong bữa ăn hàng ngày:
  • Bí quyết dinh dưỡng cho phụ nữ để chống lại trầm cảm sau sinh

    Bí quyết dinh dưỡng cho phụ nữ để chống lại trầm cảm sau sinh

    Sau khi sinh con, người phụ nữ không chỉ đối mặt với những thay đổi về thể chất mà còn phải vượt qua hàng loạt biến động tâm lý. Trong đó, trầm cảm sau sinh là một trong những vấn đề đáng lo ngại, ảnh hưởng đến chất lượng sống, khả năng chăm sóc con và sức khỏe lâu dài của người mẹ. Bên cạnh liệu pháp tâm lý và hỗ trợ từ gia đình, một chế độ ăn khoa học đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện tâm trạng và phục hồi tinh thần.
  • Vượt qua nỗi ám ảnh rụng tóc sau sinh chỉ với vài mẹo đơn giản

    Vượt qua nỗi ám ảnh rụng tóc sau sinh chỉ với vài mẹo đơn giản

    Sau sinh, mái tóc bỗng trở nên thưa thớt, yếu ớt và rụng từng mảng khiến nhiều bà mẹ lo lắng. Đây là tình trạng phổ biến, nhưng có thể cải thiện nếu biết cách chăm sóc đúng. Vậy tóc rụng sau sinh là do đâu và làm sao để phục hồi?
  • Tại sao sữa mẹ là nguồn thức ăn tốt nhất cho trẻ ?

    Tại sao sữa mẹ là nguồn thức ăn tốt nhất cho trẻ ?

    Sữa mẹ là thức ăn hoàn chỉnh nhất, thích hợp nhất đối với trẻ, vì trong sữa mẹ có đủ chất dinh dưỡng cần thiết như đạm, đường, mỡ, năng lượng, vitamin và muối khoáng với tỷ lệ thích hợp cho sự hấp thụ và phát triển cơ thể trẻ. Bú mẹ, trẻ sẽ lớn nhanh, phòng được suy dinh dưỡng
  • Mẹ bầu thèm ăn suốt ngày: Bình thường hay dấu hiệu bất ổn?

    Mẹ bầu thèm ăn suốt ngày: Bình thường hay dấu hiệu bất ổn?

    Trong suốt thai kỳ, nhiều mẹ bầu thường xuyên cảm thấy đói hoặc thèm ăn một cách bất thường — thậm chí chỉ vừa ăn xong vẫn thấy muốn ăn tiếp. Cảm giác này có thể khiến mẹ bối rối, lo lắng không biết cơ thể mình có đang gặp vấn đề gì không, liệu có ảnh hưởng đến thai nhi không. Vậy, hiện tượng thèm ăn liên tục khi mang thai có phải là điều bất thường?