Mẹo trị bệnh ghẻ ngứa an toàn tại nhà cho trẻ nhỏ

Trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị ảnh hưởng bởi tác động từ môi trường bên ngoài do hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn thiện. Chăm sóc trẻ không đúng cách cộng với môi trường thiếu vệ sinh, ô nhiễm nguồn nước là nguyên nhân khiến trẻ bị ghẻ ngứa.

Nguyên nhân bệnh ghẻ ngứa ở trẻ nhỏ

Nguyên nhân chính gây ra bệnh ghẻ ngứa ở trẻ nhỏ là sự hiện diện của ve ghẻ – những sinh vật nhỏ bé chui vào lớp trên cùng của da và sinh sống ở đó tối đa một tháng. Bọ ghẻ dễ dàng lây lan thông qua tiếp xúc da giữa bệnh nhân với người khỏe mạnh.

Nơi sinh sống của bọ ghẻ rất đa dạng, chúng có thể trú ngụ trên drap trải giường, khăn tắm, quần áo hoặc thậm chí trong tã vải của trẻ nhỏ

Dấu hiệu bệnh ghẻ ngứa

Bọ ghẻ có kích thước rất nhỏ bé nhưng vẫn có một vài dấu hiệu để giúp bố mẹ phát hiện bệnh ghẻ.

Triệu chứng bệnh ghẻ ngứa ở trẻ sơ sinh

Bệnh ghẻ ở trẻ sơ sinh có thể bắt đầu biểu hiện trong khoảng 3 – 4 tuần sau khi lây bệnh và gây ra những tình trạng như:

  • Khóc rất nhiều do cảm thấy khó chịu
  • Gót chân, giữa ngón tay và ngón chân, bên trong cổ tay hoặc khuỷu tay nổi mẩn đỏ lớn

Bệnh ghẻ ngứa ở trẻ

+ Triệu chứng bệnh ghẻ ngứa ở trẻ độ tuổi tập đi

Các triệu chứng bệnh ghẻ ngứa ở trẻ độ tuổi tập đi khá giống với bé sơ sinh. Tuy nhiên, vết ngứa cũng sẽ xuất hiện trên mặt, cạnh bên của gót chân. Ngoài ra, trẻ độ tuổi này đã đủ lớn để có thể gãi ngứa, từ đó ở dẫn đến tình trạng nhiễm trùng sang nhiều bộ phận của cơ thể.

+ Triệu chứng bệnh ghẻ ngứa ở trẻ lớn

Những dấu hiệu thường gặp của bệnh ghẻ đối với bé ở độ tuổi này gồm:

  • Da sần sùi
  • Nốt mụn nhỏ, có mủ trắng
  • Vết phát ban màu đỏ hoặc tím
  • Các đường lượn sóng màu nâu hoặc bạc, chạy dọc ở phía bên trong cổ tay.

Cách trị bệnh ghẻ ngứa tại nhà

Bên cạnh việc dùng thuốc, để tăng cường hiệu quả cũng như tăng tốc quá trình lành bệnh, ban có thể tham khảo và làm theo một số mẹo trị bệnh ghẻ ngứa an toàn tại nhà cho trẻ nhỏ dưới đây:

1. Cách trị bệnh ghẻ ngứa bằng nước muối

Nước muối là một trong những mẹo trị bệnh ghẻ ngứa khá đơn giản, hiệu quả. Nước muối thậm chí có thể giết chết trứng của ký sinh trùng bằng cách xâm nhập qua vỏ của chúng và thay thế nước.

  • Cách đầu tiên trị ghẻ ngứa là xịt nước muối lên vùng da bị ảnh hưởng
  • Kế đến, bạn hãy ngâm bé trong nước muối từ 10-20 phút mỗi ngày trong khoảng 1 tuần.

Mẹo trị bệnh ghẻ ngứa

Nước muối là một trong những cách trị ghẻ ngứa khá đơn giản, hiệu quả

2. Cách trị bệnh ghẻ ngứa bằng dầu tràm trà

Tinh dầu tràm trà là một trong những biện pháp trị bệnh ghẻ ngứa tại nhà khá hiệu quả vì sẽ giúp bé yêu giảm cảm giác ngứa và chữa lành vết thương trên da. Tuy nhiên, đối với trường hợp trứng ẩn sâu dưới da thì tinh dầu tràm trà không đem đến tác dụng quá hiệu quả. Bạn cũng có thể nhỏ một vài giọt tinh dầu vào bình xịt cùng với nước và phun lên ga trải giường.

3. Cách trị bệnh ghẻ ngứa bằng dầu đinh hương

Dầu đinh hương có đặc tính kháng khuẩn và chống oxy hóa, góp phần vào khả năng chữa bệnh ghẻ ngứa ở trẻ nhỏ. Các chuyên gia đã đưa ra ý kiến rằng dầu đinh hương có hiệu quả trong việc tiêu diệt bọ ghẻ.

Mẹo trị bệnh ghẻ ngứa

Dầu đinh hương có đặc tính kháng khuẩn và chống oxy hóa, góp phần vào khả năng chữa bệnh ghẻ ngứa ở trẻ nhỏ

4. Cách trị bệnh ghẻ ngứa bằng dầu neem

Một loại tinh dầu khác được biết đến với khả năng trị bệnh ghẻ ngứa là dầu neem. Trong dầu có những thành phần với khả năng ngăn cản sự phát triển và sinh sản của bọ ghẻ ở da đồng thời giúp bé yêu giải tỏa cảm giác ngứa ngáy khó chịu.

5. Cách trị bệnh ghẻ ngứa bằng giấm trắng

Giấm trắng có tính axit giúp thay đổi độ pH của da, từ đó tiêu diệt bọ ghẻ. Cách sử dụng như sau:

  • Trộn một lượng bằng nhau giữa giấm trắng và nước
  • Dùng bông cotton thoa dung dịch lên vùng da bị ảnh hưởng và để yên trong vài phút
  • Rửa sạch với nước ấm
  • Lặp lại ba lần mỗi ngày trong 10 đến 15 ngày để chống lại tình trạng nhiễm trùng da

Tuy nhiên mẹ phải luôn giữ vệ sinh sạch sẽ cho bé mỗi ngày. Tập thói quen rửa tay chân bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh xong. Thường xuyên tỉa lại móng tay, chân cho bé để loại bỏ ổ vi khuẩn. Khi phát hiện trẻ bị ghẻ các mẹ nên cho trẻ ở nhà, không nên đưa trẻ đến trường vì sẽ làm lây lan mầm bệnh

Nguồn : bau.vn

  • Giao tiếp cảm xúc: Phương pháp chuyên gia khuyên dùng để nuôi dưỡng sự gắn kết với con

    Giao tiếp cảm xúc: Phương pháp chuyên gia khuyên dùng để nuôi dưỡng sự gắn kết với con

    Trong hành trình nuôi dạy con, giao tiếp không đơn thuần là trao đổi thông tin mà còn là sợi dây kết nối cảm xúc giữa cha mẹ và con cái. Nhiều bậc phụ huynh thường than phiền: “Con không chịu nói chuyện với mình”, “Con chỉ thích nói chuyện với bạn bè”... Nhưng ít ai biết rằng, để trẻ mở lòng, điều quan trọng không nằm ở việc hỏi, mà ở cách chúng ta lắng nghe.Dưới đây là những bí quyết vàng từ các chuyên gia tâm lý – giáo dục giúp cha mẹ giao tiếp với con hiệu quả và đầy yêu thương:
  • 3 điều cha mẹ nên giữ lại cho mình để con lớn lên hạnh phúc

    3 điều cha mẹ nên giữ lại cho mình để con lớn lên hạnh phúc

    Tình yêu thương con cái là bản năng tự nhiên của cha mẹ. Tuy nhiên, không phải lúc nào sự chia sẻ toàn bộ cảm xúc, lo toan hay áp lực cũng là điều tốt. Cha mẹ thông minh là những người biết giữ lại một phần cho riêng mình, để bảo vệ tuổi thơ và tâm hồn non nớt của con. Dưới đây là 3 điều cha mẹ nên "giấu" con, không phải vì thiếu trung thực, mà là để yêu thương con một cách trưởng thành và lành mạnh hơn.
  • Sự

    Sự "tàn nhẫn" đầy yêu thương: Cách dạy con khiến trẻ trưởng thành vượt trội

    Trong tình yêu thương vô bờ dành cho con, nhiều bậc cha mẹ luôn cố gắng bảo vệ con khỏi mọi va vấp và tổn thương. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia giáo dục hiện đại, sự “tàn nhẫn” có chọn lọc của cha mẹ trong cách dạy con lại có thể là bước ngoặt giúp trẻ trưởng thành và thành công hơn trong tương lai.Vậy “tàn nhẫn” ở đây có nghĩa là gì? Và tại sao điều tưởng như đi ngược với bản năng làm cha mẹ này lại trở thành một bí quyết giáo dục đáng suy ngẫm?
  • Đậu nành – “thực phẩm vàng” hay nguy cơ tiềm ẩn cho trẻ?

    Đậu nành – “thực phẩm vàng” hay nguy cơ tiềm ẩn cho trẻ?

    Đậu nành từ lâu đã được biết đến là một thực phẩm giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe tim mạch, nội tiết và làn da. Tuy nhiên, khi nói đến trẻ em – đối tượng có hệ tiêu hóa và nội tiết chưa hoàn thiện – nhiều bậc cha mẹ băn khoăn: Liệu ăn đậu nành có thực sự tốt cho trẻ? Có ảnh hưởng gì đến sự phát triển sinh lý hay không? Hãy cùng tìm hiểu sự thật qua bài viết dưới đây.
  • Kỳ nghỉ hè an toàn, năng động cho bé: 6 điều cha mẹ cần làm

    Kỳ nghỉ hè an toàn, năng động cho bé: 6 điều cha mẹ cần làm

    Kỳ nghỉ hè là khoảng thời gian các bé được tạm rời sách vở, thỏa sức vui chơi và khám phá thế giới xung quanh. Tuy nhiên, không ít bậc phụ huynh băn khoăn làm sao để con có những ngày hè thật sự bổ ích, vừa khỏe mạnh, vừa tránh xa các thiết bị điện tử. Dưới đây là 6 mẹo đơn giản nhưng hiệu quả giúp trẻ năng động, khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng trong suốt mùa hè.
  • Làm thế nào để biết con bạn có khả năng phát triển vượt trội

    Làm thế nào để biết con bạn có khả năng phát triển vượt trội

    Để nhận ra tiềm năng phát triển vượt trội ở trẻ, cha mẹ có thể dựa vào một số quan sát tinh tế và tín hiệu sớm dưới đây: