Ngôi thai là gì? Có ý nghĩa như thế nào trong quá trình vượt cạn của mẹ bầu?

Ngôi thai rất quan trọng, chúng đóng góp một phần đến quyết định phương pháp sinh. Xác định ngôi thai cũng rất quan trọng, đặc biệt vào trước những ngày sắp sinh.

Có nhiều loại ngôi thai khác nhau tạo ra những thuận lợi và khó khăn nhất định trong quá trình sinh. Vậy khi ngôi không thuận thì mẹ bầu cần làm gì? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây của Bau.vn nhé!

Ngôi thai là gì?

Ngôi thai là phần thấp nhất của thai nhi khi đi vào khung xương chậu, đi đến ống dẫn sinh và ra khỏi cơ thể mẹ đầu tiên. Tùy theo chuyển động của thai nhi mà vị trí ngôi khác nhau.

ngoi thai

Ngôi của thai nhi dưới 24 tuần thường xoay chuyển thường xuyên trong tử cung, gọi là ngôi di động. Tuy nhiên, thai càng lớn thì sự xoay chuyển ngôi càng ít, sự bình chỉnh ngôi thai tốt hơn trong quá trình chuyển dạ.

Có 2 dạng ngôi chính là ngôi dọc và ngôi ngang.

Các kiểu ngôi thai phổ biến

Trong ngôi dọc bao gồm ngôi đầu (ngôi thuận), ngôi mông (ngôi ngược) và ngôi ngang. Mỗi ngôi sẽ quyết định phương pháp và cách sinh khác nhau.

1. Ngôi dọc

Ngôi đầu (Ngôi thuận)

Ở ngôi thuận, đầu của thai nhi sẽ hướng về dưới âm hộ của mẹ, gáy hướng về phía bụng, mông hướng về phía ngực của mẹ. Khai thai nhi xoay ngồi thuận thì việc sinh nở sẽ dễ dàng hơn. Bởi, khi chuyển dạ thai nhi sẽ áp lực lên buồn tử cung, khiến tử cung mở rộng hơn. Từ đó, xuất hiện các cơn co thắt tạo ra những cơn rặn đẻ tự nhiên.

Khi chuyển dạ, đầu thai nhi sẽ ra khỏi âm hộ đầu tiên, tránh việc ngại thở do quá trình sinh lâu. Sau đó, chân tay bé xuôi về phía sau, sẽ gọn hơn, việc đưa bé ra khỏi bụng mẹ sẽ thuận tiện hơn.

Tùy thuộc vào độ cúi hay ngửa của đầu em bé mà có các vị trí khác nhau như ngôi chỏm, ngôi thóp trước, ngôi trán và ngôi mặt.

ngoi thai

Ngôi mông (ngôi ngược)

Ngôi mông là ngôi dọc, vị trí đầu của bé hướng lên ngực mẹ, còn mông hướng về vị trí đáy khung chậu. Ngôi mông là dạng ngôi có thể đẻ thường nhưng dễ mắc đầu hậu vì phần mông và chân của em bé ra trước sau đó mới đến đầu. Ngôi này khiến mẹ và bé có nguy cơ gặp nguy hiểm cao, có thể gây tử vong thai nhi và mẹ gặp tai biến.

Ngôi mông được chia thành 2 loại: 

  • Ngôi mông hoàn toàn: Tức là mông và 2 chân ở phần trước eo trên. Khi sinh thì phần mông ra ngoài đầu tiên, bé ở tư thế ngồi, co đầu gối gập vào trong. Đây là tư thế thường gặp nhất của ngôi ngược.
  • Ngôi mông không hoàn toàn có 3 loại: Kiểu mông (phần mông ra trươc, bé ở tư thế duỗi thẳng chân lên đầu), kiểu đầu gối và bàn chân (chân ra trước do chân ở tư thế thấp hơn mông).

ngoi thai

2. Ngôi ngang

Ngôi ngang còn gọi là ngôi vai hoặc ngôi xiên. Khi này, ngôi thai không nằm theo trục dọc mà nằm ngang so với tử cung. Khi có các cơn chuyển dạ, vai sẽ trình diện trước eo của mẹ. Mốc của ngôi vai là mỏm vai. Nếu thai nhi ở ngôi này mẹ bầu bắt buộc phải sinh mổ, không có cơ chế cho sinh thường vì đây là ngôi bất thường. Nếu sinh thường sẽ xảy ra các biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và con.

Khi mang thai ngôi này, mẹ bầu cần theo dõi kỹ 3 tháng cuối thai kỳ, chủ động nghỉ ngơi tránh trường hợp vỡ ối non, gây tử vong cho thai nhi.

ngoi thai

Ý nghĩa của ngôi thai trong quá trình chuyển dạ

Ngôi thai rất quan trọng trong việc tiên lượng sinh thường hay sinh mổ. Ngôi sẽ được thay đổi liên tục nếu dưới 24 tuần, do đó, mẹ nên siêu âm quyết định phương pháp sinh từ tuần thứ 36 trở đi để có kết quả chính xác.

Ngôi thuận hay ngược do nhiều yếu tố tác động, có thể là do cơ thể mẹ hoặc bé. Có nhiều trường hợp ngôi thai thuận nhưng không thể sinh thường được phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân.

Trong giai đoạn chuẩn bị lâm bồn, mẹ nên chú ý siêu âm để xác định ngôi và phương pháp sinh, từ đó vượt cạn thành công.

Nguồn : bau.vn