Người bị nhiễm trùng đường ruột nên ăn gì để nhanh chóng khỏi bệnh?

Những ai đã từng bị nhiễm trùng đường ruột thì đều bị ám ảnh bởi căn bệnh này. Vậy nhiễm trùng đường ruột nên ăn gì để người bệnh vẫn có cuộc sống khỏe mạnh và không bị thiếu hụt dinh dưỡng?

Chế độ dinh dưỡng có vai trò vô cùng quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị các chứng bệnh về đường tiêu hóa. Nếu một thực đơn dinh dưỡng khoa học sẽ giúp bạn giảm thiểu được đáng kể các triệu chứng của nhiễm trùng đường ruột. Vậy bạn nên ăn gì và ăn những loại thực ăn nào?

1. Nhiễm trùng đường ruột nên bổ sung tinh bột

Tinh bột là chất không thể thiếu đối với cơ thể, chúng giúp dung nạp năng lượng cho cơ thể để duy trì sự sống. Người bệnh đường ruột nên ăn các thực phẩm dưới đây để bổ sung tinh bột cho cơ thể:

  • Bánh mì trắng, không nên ăn bánh có pha chế nhiều các nguyên liệu khác.
  • Bánh quy, nên chọn các loại bánh không có nhân để dễ tiêu hóa.
  • Ngũ cốc hay bột yến mạch: Trong ngũ cốc có chứa các loại hạt giàu dinh dưỡng và axit amin, lượng chất xơ tự nhiên nên rất tốt cho tiêu hóa.
  • Các loại mì, bún, nhưng nên hạn chế ăn mì tôm.

nhiem trung duong ruot

2. Rau củ quả tươi

Các loại rau xanh như cây măng tây, rau cải bó xôi, củ cà rốt, bí đỏ, củ khoai tây, củ cải trắng, quả bí đao, quả cà chua,.. có chứa nhiều vitamin A và C, giúp hệ tiêu hóa được khỏe mạnh hơn.

nhiem trung duong ruot

Các loại trái cây như cam, quả chuối, quả bơ, quả dưa hấu, quả nho, quả dưa gang,… chứa nhiều vitamin C, giúp các vết loét ở trong niêm mạc của dạ dày mau chóng lành hơn. Từ đó, dẫn đến bệnh nhiễm trùng ruột nhanh chóng được phục hồi.

3. Người nhiễm trùng đường ruột nên bổ sung chất béo

Bạn nên bổ sung các loại thịt như thịt bò, thịt gà, thịt lợn, thịt cừu… để cung cấp các chất béo cho cơ thể. Người bị nhiễm trùng đường ruột vẫn có thể bổ sung với lượng phù hợp với cơ thể. Ngoài ra, bạn nên thay thế mỡ động vật bằng dầu thực vật như dầu đậu nành, dầu cải. Ngoài ra, nên hạn chế nội tạng động vật như gan, phổi, ruột non, ruột già lợn, tiết canh…

nhiem trung duong ruot

Đồng thời, nên bổ sung cá để cung cấp omega-3, đạm thực vật cho cơ thể. Thêm trứng vào thực đơn để có nguồn protein cho cơ thể.

4. Đối với chế độ uống

Mỗi ngày cơ thể cần bổ sung khoảng 2-3 lít nước cho cơ thể, uống nhiều lần trong ngày. Đặc biệt, bạn nên uống nhiều nước vào buổi sáng, hạn chế buổi tối. Bên cạnh đó, người bệnh có thể sử dụng các loại trà, cà phê, đồ uống có ga nhưng chỉ với một lượng nhỏ xíu nếu các bạn thèm. Ngoài ra, hãy tăng cường nước ép trái cây như nước cam ép, táo ép, xoài ép,…để bổ sung dinh dưỡng và các vitamin vô cùng thiết yếu cho cơ thể.

5. Người bị nhiễm trùng đường ruột ăn sữa chua được không?

Sữa chua là loại thực phẩm giúp hệ tiêu hóa ở người bình thường được khỏe mạnh hơn, bổ sung hằng ngày sẽ giúp dễ tiêu hóa. Tuy nhiên, trong sữa chua có hàm lượng lactose nhất định, chúng có thể khiến tình trạng chướng bụng, đầy hơi ở người mắc bệnh đường ruột trầm trọng hơn, dẫn đến tiêu chảy hoặc chuột rút.

Mặc dù vậy, chúng ta vẫn có thể ăn nhưng không nên sử dụng với lượng quá nhiều. Lưu ý không nên ăn khi đói vì sẽ làm tăng tiết dịch vị ở dạ dày, khi bụng trống rỗng thì làm tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn. Do đó, bổ sung sau khi vừa ăn là tốt nhất cho sức khỏe.

Các bạn có thể bổ sung thêm các loại sữa như hạnh nhân, sữa đậu,…rất tốt cho đường ruột

 

Nguồn : bau.vn

  • Thức uống rẻ tiền nhưng lợi hại: Nước dừa và loạt công dụng ít ai ngờ

    Thức uống rẻ tiền nhưng lợi hại: Nước dừa và loạt công dụng ít ai ngờ

    Trong những ngày hè oi bức hoặc sau một buổi vận động mệt nhoài, một ly nước dừa mát lạnh có thể khiến bạn lập tức thấy khỏe khoắn và tỉnh táo hơn. Nhưng ít ai biết rằng, nước dừa không chỉ là thức uống giải khát thông thường, mà còn là một "thức uống tự nhiên kỳ diệu" nhờ hàm lượng dinh dưỡng đa dạng và lợi ích sức khỏe mà nó mang lại.
  • Nên làm gì để cơ thể phục hồi nhanh hơn sau khi bị cúm ?

    Nên làm gì để cơ thể phục hồi nhanh hơn sau khi bị cúm ?

    Khi bị cúm, cơ thể cần năng lượng để chiến đấu với virus.Vậy nên,để cơ thể phục hồi nhanh hơn sau khi bị cúm, bạn có thể làm những việc sau:
  • Đừng uống nước dứa tùy tiện! Đây là thời điểm tốt nhất theo chuyên gia dinh dưỡng

    Đừng uống nước dứa tùy tiện! Đây là thời điểm tốt nhất theo chuyên gia dinh dưỡng

    Dứa (hay còn gọi là thơm, khóm) không chỉ là loại trái cây nhiệt đới thơm ngon mà còn là “kho dinh dưỡng” tự nhiên với nhiều lợi ích cho sức khỏe. Uống nước dứa mang lại nhiều công dụng như tăng cường miễn dịch, hỗ trợ tiêu hóa, làm đẹp da và kháng viêm. Tuy nhiên, để tận dụng tối đa các lợi ích này, việc lựa chọn thời điểm uống nước dứa rất quan trọng.
  • Những loại thực phẩm giúp cải thiện tiêu hóa bạn đã biết chưa ?

    Những loại thực phẩm giúp cải thiện tiêu hóa bạn đã biết chưa ?

    Một hệ tiêu hóa khỏe mạnh sẽ giúp bạn có sức đề kháng tốt,phòng ngừa bệnh tật.Vì vậy,muốn cải thiện hệ tiêu hóa hãy bổ sung những loại thực phẩm sau vào chế độ ăn của bạn.
  • Thủ phạm giấu mặt gây thừa cân,béo phì

    Thủ phạm giấu mặt gây thừa cân,béo phì

    Người lớn uống 1 lon nước ngọt/ngày trong vòng 1 năm có thể tăng tới 6,75kg cân nặng. Trẻ em uống nhiều đồ uống có đường thường xuyên có nguy cơ bị béo phì >2,57 lần so với những trẻ không uống.
  • Lòng heo – Món ăn dân dã và những mối nguy thầm lặng

    Lòng heo – Món ăn dân dã và những mối nguy thầm lặng

    Lòng heo – một trong những món ăn khoái khẩu và phổ biến trong ẩm thực Việt Nam – từ lâu đã xuất hiện trong bữa cơm gia đình, các quán nhậu bình dân cho đến những quán bún, cháo nổi tiếng. Tuy nhiên, đằng sau hương vị hấp dẫn và cảm giác "bắt miệng" ấy là hàng loạt nguy cơ cho sức khỏe mà không phải ai cũng nhận thức đầy đủ.