Nguyên nhân gây ra tình trạng bà bầu chuyển dạ kéo dài

Sinh con là những trải nghiệm riêng biệt đối với mỗi người. Một số mẹ bầu may mắn vượt cạn nhanh chóng nhưng một số khác lại gặp phải trở ngại khi sinh, ví dụ như thời gian chuyển dạ kéo dài lâu hơn bình thường.

Cùng tìm hiểu về tình trạng chuyển dạ kéo dài trong bài viết dưới đây nhé.

Nguyên nhân gây ra tình trạng chuyển dạ kéo dàichuyen da keo dai

Chuyển dạ tắc nghẽn

Trong trường hợp xương chậu của thai phụ quá nhỏ hoặc âm đạo giãn nở không đủ để em bé chào đời thì có thể sẽ xuất hiện tình trạng thời gian chuyển dạ lâu hơn. Bên cạnh đó, khung chậu có hình dạng bất thường hoặc âm đạo có khối u cũng có thể là nguyên nhân khiến cho thời gian chuyển dạ của mẹ lâu hơn bình thường.

Thai nhi

Đôi khi, thai nhi trong bụng mẹ vẫn tiếp tục quá trình phát triển ngay cả khi đã qua ngày dự sinh. Nếu như em bé có kích thước to hay vòng đầu quá lớn thì con sẽ gặp khó khăn trong việc đi qua khung xương chậu đồng thời kéo dài thời gian sinh nở của người mẹ.

Cơn gò yếu gây chuyển dạ kéo dài

Cơn gò của mẹ bầu quá yếu cũng là một lý do phổ biến của tình trạng thời gian chuyển dạ kéo dài. Những cơn gò yếu sẽ không đủ mạnh để gây đau hoặc đẩy em bé ra ngoài.

Biểu hiện của chuyển dạ kéo dàichuyen da keo dai

Dưới đây là một số dấu hiệu của vấn đề này:

  • Thời gian chuyển dạ lâu hơn 18 giờ: Đây có thể là biểu hiện dễ dàng nhận thấy nhất của tình trạng thời gian chuyển dạ kéo dài
  • Sản phụ kiệt sức: Sự mệt mỏi và kiệt sức của người sản phụ cũng sẽ ảnh hưởng và khiến quá trình chuyển dạ lâu hơn so với bình thường
  • Ketone huyết: Quá trình tích lũy ketone bất thường của cơ thể sẽ làm cho biến chứng mất nước và thiếu carbohydrate cũng xuất hiện.

Những yếu tố khiến nguy cơ chuyển dạ kéo dài tăng cao

Phụ nữ mang thai mắc chứng béo phì

Trong trường hợp mẹ bầu gặp phải các triệu chứng đái tháo đường thai kỳ hoặc cao huyết áp khi mang thai kèm theo béo phì thì sẽ dẫn theo kích thước của thai nhi sẽ lớn hơn so với mức trung bình. Bên cạnh đó, việc có các vấn đề sức khỏe cũng sẽ khiến cho thể chất của mẹ bầu suy yếu. Mẹ bầu thừa cân quá mức thì lượng mỡ có xung quanh khu vực âm đạo còn có khả năng khiến cho quá trình chuyển dạ gặp vấn đề.

Phụ nữ mang thai quá gầychuyen da keo dai

Nếu như bà bầu bị thiếu dinh dưỡng dẫn đến tình trạng quá gầy cũng là một yếu tố khiến cho thời gian chuyển dạ lâu hơn bình thường, làm gia tăng các biến chứng sức khỏe. Bởi vậy mẹ bầu chú ý chăm sóc cơ thể cũng như đảm bảo chế độ dinh dưỡng hoa học và hợp lý là điều rất quan trọng.

Khối lượng cơ bắp giảm

Thiếu vận động là nguyên nhân chính gây ra tình trạng khối lượng cơ bắp của phụ nữ mang thai bị giảm. Sinh nở là một quá trình rất vất vả đối với cơ thể và cũng cần sử dụng rất nhiều năng lượng. Đây quá trình đòi hỏi chức năng của cơ bắp hoạt động hiệu quả thì quá trình chuyển dạ mới có thể tiến triển thuận lợi. Bởi vậy, một khi khối lượng cơ bắp của mẹ bầu suy giảm thì rất có khả năng thời chuyển dạ tăng lên là rất lớn

Tuổi tác của bà bầu ảnh hưởng tới quá tình chuyển dạ

Độ tuổi lý tưởng nhất để sinh nở đối với phụ nữ chính là từ 20 – 30 tuổi. Nếu như mang thai trước hoặc sau quãng thời gian này, cơ thể của mẹ bầu sẽ không được chuẩn bị đầy đủ.

Những mẹ sinh con lần đầu tiên ở độ tuổi trên 40 cần phải nếu không có một sức khỏe tốt thì khả năng gặp phải các biến chứng về sức khỏe như tiểu đường thai kỳ là rất lớn.

Nguồn : bau.vn

  • Không chỉ cá hồi, loại quả dân dã này cũng chứa đầy omega-3, cực tốt cho mẹ bầu

    Không chỉ cá hồi, loại quả dân dã này cũng chứa đầy omega-3, cực tốt cho mẹ bầu

    Không cần tìm đến những món ăn đắt đỏ như cá hồi, mẹ bầu hoàn toàn có thể bổ sung omega-3 – dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của thai nhi – thông qua một loại quả quen thuộc, dễ tìm, giá cả phải chăng. Loại quả này còn được giới chuyên gia dinh dưỡng mệnh danh là “thuốc bổ tự nhiên” nhờ những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe.
  • Bí quyết giữ dáng và thư giãn tinh thần cho mẹ bầu qua các bài tập đơn giản

    Bí quyết giữ dáng và thư giãn tinh thần cho mẹ bầu qua các bài tập đơn giản

    Mang thai là hành trình kỳ diệu nhưng cũng đầy thử thách với cơ thể và tinh thần của người phụ nữ. Để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh, bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp lý, việc vận động nhẹ nhàng và đúng cách đóng vai trò vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số bài tập được khuyến nghị giúp mẹ bầu duy trì sức khỏe và cảm thấy thư giãn trong suốt thai kỳ
  • Chỉ cần thay đổi vài thói quen, mẹ bầu đã có thể tránh ốm suốt 9 tháng thai kỳ

    Chỉ cần thay đổi vài thói quen, mẹ bầu đã có thể tránh ốm suốt 9 tháng thai kỳ

    Mang thai là giai đoạn cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về nội tiết và miễn dịch, khiến họ dễ bị cảm cúm, ho sốt, nhiễm siêu vi hơn bình thường. Làm sao để mẹ bầu vẫn khỏe mạnh suốt thai kỳ, ít ốm vặt mà không cần dùng đến thuốc? Dưới đây là những cách đơn giản, khoa học giúp tăng cường hệ miễn dịch an toàn cho bà bầu, đã được bác sĩ khuyến khích áp dụng.
  • Mẹ bầu thèm ăn suốt ngày: Bình thường hay dấu hiệu bất ổn?

    Mẹ bầu thèm ăn suốt ngày: Bình thường hay dấu hiệu bất ổn?

    Trong suốt thai kỳ, nhiều mẹ bầu thường xuyên cảm thấy đói hoặc thèm ăn một cách bất thường — thậm chí chỉ vừa ăn xong vẫn thấy muốn ăn tiếp. Cảm giác này có thể khiến mẹ bối rối, lo lắng không biết cơ thể mình có đang gặp vấn đề gì không, liệu có ảnh hưởng đến thai nhi không. Vậy, hiện tượng thèm ăn liên tục khi mang thai có phải là điều bất thường?
  • Mẹ bầu đái tháo đường nên ăn gì? Gợi ý thực phẩm giàu vi chất, an toàn cho thai kỳ

    Mẹ bầu đái tháo đường nên ăn gì? Gợi ý thực phẩm giàu vi chất, an toàn cho thai kỳ

    Trong thai kỳ, việc kiểm soát đường huyết là vô cùng quan trọng đối với những mẹ bầu mắc đái tháo đường. Bên cạnh việc tuân thủ chỉ định y khoa, chế độ dinh dưỡng hợp lý chính là "chìa khóa vàng" giúp đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, không ít mẹ bầu băn khoăn: ăn gì để vừa kiểm soát đường huyết, vừa bổ sung đủ vi chất thiết yếu cho sự phát triển của em bé?Dưới đây là danh sách những thực phẩm giàu vi chất nhưng vẫn an toàn cho mẹ bầu bị đái tháo đường, được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị.
  • Vì sao mẹ bầu hay mất ngủ? 6 nguyên nhân thường gặp và cách cải thiện tự nhiên

    Vì sao mẹ bầu hay mất ngủ? 6 nguyên nhân thường gặp và cách cải thiện tự nhiên

    Mang thai là một hành trình kỳ diệu nhưng cũng đầy thử thách, đặc biệt là với giấc ngủ. Rất nhiều mẹ bầu than phiền về tình trạng mất ngủ, khó ngủ hoặc ngủ chập chờn trong suốt thai kỳ. Giấc ngủ không chất lượng không chỉ khiến mẹ mệt mỏi, cáu gắt mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Dưới đây là 6 nguyên nhân phổ biến gây mất ngủ khi mang thai và những cách khắc phục tự nhiên, an toàn mà mẹ bầu có thể áp dụng ngay tại nhà.