Nguyên nhân gây tiểu đường thai kỳ và cách điều trị

Tiểu đường thai kỳ là một căn bệnh gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ lẫn thai nhi. Hiểu rõ về nguyên nhân gây tiểu đường thai kỳ và cách chữa trị sẽ giúp mẹ giảm đáng kể các biến chứng nguy hiểm.

Tại sao bà bầu thường hay mắc bệnh tiểu đường? Nguyên nhân gây tiểu đường thai kỳ là gì? Cách chữa trị như thế nào? Đây là những điều mẹ bầu lo lắng về bệnh tiểu đường thai kỳ. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp toàn bộ thắc mắc để mẹ yên tâm hơn.

Tiểu đường thai kỳ là gì?

nguyen nhan gay tieu duong thai ky

Tiểu đường thai kỳ là tình trạng lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường, hình thành ở những phụ nữ chưa từng có tiền sử tăng đường huyết.

Tiểu đường thai kỳ thường xuất hiện ở nửa cuối thai kỳ, khoảng tuần thứ 24. Có hai loại tiểu đường thai kỳ là tiểu đường thai kỳ type 1 và tiểu đường thai kỳ type 2. Tiểu đường thai kỳ type 1 có thể kiểm soát bằng chế độ ăn uống lành mạnh và tập luyện thể dục hợp lý. Còn đối với tiểu đường thai kỳ type 2, thai phụ thường phải dùng đến insulin hoặc các loại thuốc khác để điều trị bệnh.

Bệnh có thể tự khỏi sau khi bạn sinh con. Tuy nhiên, bệnh có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 khi về già.

Nguyên nhân gây tiểu đường thai kỳ

nguyen nhan gay tieu duong thai ky

tieu duong thai ky4

Thông thường, tuyến tụy của bạn sẽ liên tục sản xuất insulin để chuyển hóa lượng glucose trong cơ thể. Nhưng trong quá trình mang thai, các hormone của nhau thai sẽ làm rối loạn quá trình sản xuất insulin. Và khi cơ thể không sản sinh đủ lượng insulin cần thiết hoặc ngừng sử dụng insulin như bình thường thì lượng đường trong máu sẽ tăng cao. Đây chính là nguyên nhân gây tiểu đường thai kỳ.

Rối loạn nội tiết tố cũng là một nguyên nhân gây tiểu đường thai kỳ. Khi mang thai, để giúp thai nhi phát triển, nhau thai sẽ tạo ra nội tiết tố. Những nội tiết tố này có thể gây tác động tiêu cực đến insulin, gây ra tình trạng rối loạn nội tiết tố và khiến mẹ bầu có nguy cơ cao mắc tiểu đường thai kỳ.

Ngoài ra, đối với những thai phụ béo phì, thừa cân, huyết áp cao, mang thai khi lớn tuổi (trên 35 tuổi) hoặc trong gia đình có người mắc bệnh tiểu đường thì sẽ có nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ cao hơn.

Tuy nhiên, nguyên nhân chính gây tiểu đường thai kỳ vẫn là do sự thay đổi hormone của nhau thai.

Cách điều trị tiểu đường thai kỳ

Như đã nói ở trên, nguyên nhân gây tiểu đường thai kỳ phần lớn là do sự thay đổi hormone của nhau thai nên sẽ rất khó để phòng tránh. Vì vậy khi mắc tiểu đường thai kỳ, mẹ bầu hãy hết sức phối hợp với bác sĩ để có thể điều trị tốt nhất nhé. Ngoài ra, các mẹ có thể tham khảo thêm một số phương pháp ăn uống và luyện tập thể thao.

Chế độ ăn uống lành mạnh

nguyen nhan gay tieu duong thai ky

Chế độ ăn uống hợp lý đóng vai trò rất quan trọng trong việc kiểm soát đường huyết của mẹ bầu. Do đó, mẹ bầu nên lập thực đơn ăn uống mỗi ngày theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để kiểm soát lượng tinh bột và đảm bảo đủ các chất dinh dưỡng cần thiết. Theo các chuyên gia mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ cần chia nhỏ bữa ăn để tránh đường huyết tăng quá cao sau khi ăn.

Mẹ bầu nên ổ sung chất xơ trong chế độ ăn hàng ngày để phòng ngừa táo bón, cải thiện hoạt động của insulin, làm chậm sự hấp thu đường vào máu. Các loại hạt, yến mạch, bông cải xanh, cải bó xôi, táo, chuối… là nguồn cung cấp chất xơ và các vitamin cực kỳ tốt cho phụ nữ tiểu đường thai kỳ.

Khi mang thai, cơ thể mẹ sẽ cần thêm rất nhiều vitamin và khoáng chất của cơ thể tăng lên rất nhiều. Vì vậy, mẹ bầu cần chú ý chọn các loại thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất mà không ảnh hưởng đến đường huyết. Nếu uống các loại thực phẩm bổ sung vitamin thì hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Bệnh nhân mắc tiểu đường thai kỳ cũng cần bổ sung chất đạm- nguồn axit amin giúp xây dựng cấu trúc tế bào, hình thành các cơ quan và tăng trưởng cơ thể. Đặc biệt đối với phụ nữ mang thai bị tiểu đường, nguồn năng lượng từ chất đạm chiếm tỷ lệ khoảng 20% tổng năng lượng hàng ngày. Do đó, mẹ nên lựa chọn nguồn đạm dễ tiêu hóa từ cá, gia cầm hoặc trứng, sữa.

Nên chọn các nguồn tinh bột thô như ngũ cốc nguyên cám, các loại hạt, đậu… và tránh các loại tinh bột tinh chế. Các loại tinh bột thô vào cơ thể sẽ hấp thu chậm hơn, nên đường huyết sẽ không tăng vọt quá mức sau ăn. Bên cạnh đó, vỏ cám của các loại gạo còn cung cấp rất nhiều vitamin nhóm B – một loại vitamin cần cho cơ thể.

Mẹ bầu nên giảm lượng đường nêm trong thức ăn và tránh dùng đồ ngọt để giúp kiểm soát đường huyết. Đặc biệt, hãy tránh xa các các loại bánh ngọt, nước có ga, nước năng lực,…có hại cho sức khỏe.

Chế độ tập luyện thể thao

nguyen nhan gay tieu duong thai ky

Trong thời gian mang thai, mẹ bầu nên cố gắng tập luyện càng sớm càng tốt. Hãy đặt ra mục tiêu luyện tập đều đặn ít nhất 30 phút mỗi ngày. Bạn có thể chọn các môn thể thao như bơi lội, đạp xe, đi bộ, yoga,… Tuy nhiên hãy nhớ rằng luyện tập vừa phải và tránh những môn thể thao, bài tập với cường độ mạnh.

Nguồn : bau.vn

  • Không chỉ cá hồi, loại quả dân dã này cũng chứa đầy omega-3, cực tốt cho mẹ bầu

    Không chỉ cá hồi, loại quả dân dã này cũng chứa đầy omega-3, cực tốt cho mẹ bầu

    Không cần tìm đến những món ăn đắt đỏ như cá hồi, mẹ bầu hoàn toàn có thể bổ sung omega-3 – dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của thai nhi – thông qua một loại quả quen thuộc, dễ tìm, giá cả phải chăng. Loại quả này còn được giới chuyên gia dinh dưỡng mệnh danh là “thuốc bổ tự nhiên” nhờ những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe.
  • Bí quyết giữ dáng và thư giãn tinh thần cho mẹ bầu qua các bài tập đơn giản

    Bí quyết giữ dáng và thư giãn tinh thần cho mẹ bầu qua các bài tập đơn giản

    Mang thai là hành trình kỳ diệu nhưng cũng đầy thử thách với cơ thể và tinh thần của người phụ nữ. Để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh, bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp lý, việc vận động nhẹ nhàng và đúng cách đóng vai trò vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số bài tập được khuyến nghị giúp mẹ bầu duy trì sức khỏe và cảm thấy thư giãn trong suốt thai kỳ
  • Chỉ cần thay đổi vài thói quen, mẹ bầu đã có thể tránh ốm suốt 9 tháng thai kỳ

    Chỉ cần thay đổi vài thói quen, mẹ bầu đã có thể tránh ốm suốt 9 tháng thai kỳ

    Mang thai là giai đoạn cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về nội tiết và miễn dịch, khiến họ dễ bị cảm cúm, ho sốt, nhiễm siêu vi hơn bình thường. Làm sao để mẹ bầu vẫn khỏe mạnh suốt thai kỳ, ít ốm vặt mà không cần dùng đến thuốc? Dưới đây là những cách đơn giản, khoa học giúp tăng cường hệ miễn dịch an toàn cho bà bầu, đã được bác sĩ khuyến khích áp dụng.
  • Mẹ bầu thèm ăn suốt ngày: Bình thường hay dấu hiệu bất ổn?

    Mẹ bầu thèm ăn suốt ngày: Bình thường hay dấu hiệu bất ổn?

    Trong suốt thai kỳ, nhiều mẹ bầu thường xuyên cảm thấy đói hoặc thèm ăn một cách bất thường — thậm chí chỉ vừa ăn xong vẫn thấy muốn ăn tiếp. Cảm giác này có thể khiến mẹ bối rối, lo lắng không biết cơ thể mình có đang gặp vấn đề gì không, liệu có ảnh hưởng đến thai nhi không. Vậy, hiện tượng thèm ăn liên tục khi mang thai có phải là điều bất thường?
  • Mẹ bầu đái tháo đường nên ăn gì? Gợi ý thực phẩm giàu vi chất, an toàn cho thai kỳ

    Mẹ bầu đái tháo đường nên ăn gì? Gợi ý thực phẩm giàu vi chất, an toàn cho thai kỳ

    Trong thai kỳ, việc kiểm soát đường huyết là vô cùng quan trọng đối với những mẹ bầu mắc đái tháo đường. Bên cạnh việc tuân thủ chỉ định y khoa, chế độ dinh dưỡng hợp lý chính là "chìa khóa vàng" giúp đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, không ít mẹ bầu băn khoăn: ăn gì để vừa kiểm soát đường huyết, vừa bổ sung đủ vi chất thiết yếu cho sự phát triển của em bé?Dưới đây là danh sách những thực phẩm giàu vi chất nhưng vẫn an toàn cho mẹ bầu bị đái tháo đường, được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị.
  • Vì sao mẹ bầu hay mất ngủ? 6 nguyên nhân thường gặp và cách cải thiện tự nhiên

    Vì sao mẹ bầu hay mất ngủ? 6 nguyên nhân thường gặp và cách cải thiện tự nhiên

    Mang thai là một hành trình kỳ diệu nhưng cũng đầy thử thách, đặc biệt là với giấc ngủ. Rất nhiều mẹ bầu than phiền về tình trạng mất ngủ, khó ngủ hoặc ngủ chập chờn trong suốt thai kỳ. Giấc ngủ không chất lượng không chỉ khiến mẹ mệt mỏi, cáu gắt mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Dưới đây là 6 nguyên nhân phổ biến gây mất ngủ khi mang thai và những cách khắc phục tự nhiên, an toàn mà mẹ bầu có thể áp dụng ngay tại nhà.