Nguyên nhân và cách khắc phục khi bà bầu bị hen suyễn

Bệnh hen suyễn là một căn bệnh mãn tính ảnh hưởng đến đường dẫn khí ở phổi, gây thu hẹp đường thở. Liệu điều này có ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu?

Hen phế quản (hen suyễn) là tình trạng đường thở bị thu hẹp lại và sưng lên, có thể tiết ra nhiều chất nhầy. Điều này làm cho bạn cảm thấy khó thở và kích thích cơn ho xuất hiện. Bạn thường nghe thấy âm thanh như tiếng huýt sáo khi thở ra và thở nông.

Nguyên nhân bà bầu bị hen suyễn

Hen phế quản do vận động

Hen suyễn rất thường xảy ra ở những người có cường độ tập luyện cao. Khi vận động mạnh cần nhiều không khí sẽ dẫn đến việc thở nhanh qua miệng. Chính lúc này, đường thở dễ bị hẹp do phải phản ứng nhiều với không khí khô hanh.

Hen phế quản do dị ứng

Nguyên nhân bà bầu bị hen suyễn có thể do bị dị ứng với ô nhiễm môi trường, phấn hoa, bụi, hóa chất trong các sản phẩm vệ sinh (bột giặt, nước xả vải…), hoặc do dùng thực phẩm gây dị ứng (thịt bò, trứng, hải sản…).

Hen phế quản do vận động

Hen phế quản rất thường xảy ra ở những người có cường độ tập luyện cao. Khi vận động mạnh cần nhiều không khí sẽ dẫn đến việc thở nhanh qua miệng. Chính lúc này, đường thở dễ bị hẹp do phải phản ứng nhiều với không khí khô hanh.

Virus gây hen suyễn

Bệnh hen suyễn thường gặp phải sau khi bị nhiễm trùng đường hô hấp do virus có tên gọi RSV hay parainfluenza gây ra.

Những dấu hiệu khi bà bầu bị hen suyễn

Giai đoạn khởi đầu hen:

  • Triệu chứng hen phế quản thường xảy ra buổi đêm và sáng sớm.

  • Triệu chứng hen phế quản báo trước: Nhức đầu, hắt hơi, chảy mũi, rối loạn tiêu hóa nhẹ…

Giai đoạn phát bệnh ác tính:

  • Khó thở: Thở thấy khó khăn, đặc biệt là lúc thở ra. Khi đó, người bệnh có thể gặp triệu chứng hốt hoảng, vật vã, nói câu ngắn hoặc từng từ, toát vã mồ hôi…

  • Trong cơn khó thở nghe có tiếng khò khè: Đây là dấu hiệu điển hình khi bà bầu bị hen suyễn. Triệu chứng này thường xuất hiện khi có yếu tố kích thích, thay đổi thời tiết, …

  • Thông thường, cơn khó thở sẽ kết thúc bằng những đợt ho (có nhiều đờm): Đờm màu trắng, dính khi không có nhiễm trùng; khi đờm có màu vàng hoặc xanh là triệu chứng nhiễm trùng đường hô hấp.

Bà bầu bị hen suyễn nên làm gì?

  • Tuân thủ nghiêm ngặt kế hoạch điều trị dự phòng do bác sĩ chỉ định và được bác sĩ phụ khoa phê duyệt để tình trạng viêm mạn tính của đường thở được kiểm soát.

  • Tránh xa các yếu tố kích hoạt phản ứng dị ứng hoặc hen phế quản, cũng như luôn hỏi ý kiến ​​chuyên gia trước khi dùng thuốc.

  • Luyện tập các bài tập thể chất trong chừng mực, miễn là chúng không làm nặng thêm tình trạng hen. Các bài tập thể chất này cũng phải được kiểm soát bởi một chuyên gia.

  • Tiêm vắc-xin chống lại vi-rút cúm nếu ba tháng thứ hai hoặc thứ ba của thai kỳ rơi vào mùa thu hoặc mùa đông. Ô nhiễm môi trường và thay đổi khí hậu là hai trong số các yếu tố đã nhân lên các trường hợp mắc bệnh này trên thế giới.

Nguồn : Sức khỏe cộng đồng