Nguyên nhân và dấu hiệu khi mẹ bị dải sợi ối trong thời gian thai kỳ

Dải sợi ối là một bất thường bẩm sinh, có thể gặp với tỷ lệ gặp từ 1:12000 đến 1/15000 trẻ, trẻ nam và nữ có nguy cơ như nhau; biểu hiện ở các chi.

Dải sợi ối (hay còn gọi là vách ngăn buồng ối) là hiện tượng xuất hiện một hoặc nhiều sợi dây bắt ngang buồng ối. Cho đến nay, y học cũng chưa xác định được nguyên nhân nào khiến dải sợi ối xuất hiện. Chúng được xác định là xuất hiện ngẫu nhiên, không phải do di truyền, cũng không phải do bất cứ vấn đề gì từ sức khỏe người mẹ tạo nên. Vì vậy, một người mẹ không may đã có một đứa con dị tật do dải sợi ối thì cũng không ảnh hưởng đến lần mang thai tiếp theo. Điều này đồng nghĩa với việc người mẹ đó vẫn hoàn toàn có thể sinh ra những đứa con khỏe mạnh bình thường.

Nguyên nhân gây nên hội chứng dải sợi ối

Lý thuyết bên ngoài

Đây là lý thuyết phổ biến rộng rãi để giải thích sự xuất hiện của dải sợi túi ối. Túi ối bao gồm một lớp bên ngoài và bên trong. Đôi lúc dẫu cho lớp bên ngoài không bị tổn thương nhưng lớp lót tường bên trong lại bị rách và bắt đầu nổi trong nước ối. Điều này tạo ra tình huống nguy hiểm cho thai nhi vì các dải của màng ối có thể bị vướng vào cơ thể bé bỏng của bé.

Lý thuyết nội tại

Mặt khác, lý thuyết trên không giải thích được tất cả nguyên nhân của hội chứng trong các trường hợp túi ối còn nguyên vẹn. Lý thuyết nội tại đưa ra nhận định rằng chính lưu lượng máu kém gây ra các dị tật trong túi ối.

Chẩn đoán hội chứng dải sợi ối

Chẩn đoán trước sinh:

Chẩn đoán ở 3 tháng đầu, siêu âm có thể phát hiện ra các vòng xoắn, cắt cụt chi, khuyết tật thành cơ thể hoặc khuyết tật sọ mặt, phần xa của chi bị phù lên. Một chẩn đoán trước sinh chính xác thường trong các trường hợp nghiêm trọng: có nhiều bất thường lớn như ở chi và thân mình (dây rốn ngắn, dải ối). Ở 3 tháng cuối thai kỳ, siêu âm 3D hay chụp cộng hưởng từ là các kỹ thuật bổ trợ có thể cung cấp thông tin, giúp xác định chẩn đoán. Trên hình ảnh cộng hưởng từ ở T2 các dải ối được quan sát như các dải mỏng.

Chẩn đoán sau sinh:

Nghi ngờ ở trẻ bị cắt cụt chi, dị tật thân mình và các khuyết tật sọ ở các vị trí bất thường. Việc kiểm tra màng ối và rau thai là rất quan trọng. Tìm được các sợi ối sẽ hỗ trợ chẩn đoán.

Chẩn đoán phân biệt:

+ Trước sinh: phân biệt với vách ngăn buồng ối và bất thường phức hợp cơ thể.

+ Sau sinh: Chi ở các trẻ bụ bẫm…

Dấu hiệu của hội chứng dải sợi ối

Nếu muốn biết liệu trẻ sơ sinh có gặp phải hội chứng dải sợi ối trong bụng mẹ hay không, bạn có thể tham khảo những triệu chứng dưới đây:

  • Tứ chi không đều nhau

  • Các vết nhăn trên các bộ phận trên cơ thể con bạn như bàn tay, chân hoặc ngón tay

  • Có khoảng cách trên đầu hoặc thân mình

  • Sưng các bộ phận khác nhau của cơ thể do các dải ối quấn vào.

Biến chứng có thể xảy ra

Tác động của hội chứng dải sợi ối thay đổi tùy theo từng trường hợp. Mặt khác, bé yêu có nguy cơ gặp phải các tình trạng sau đây: Sứt môi, da nhăn nheo, móng tay bị biến dạng, tay chân có chiều dài khác nhau, các ngón tay hoặc ngón chân có màng, trẻ sơ sinh chào đời vẫn còn vướng sợi ối, các ngón tay hoặc ngón chân dính liền với nhau, dải ối quấn quanh cổ hoặc dây rốn khiến thai chết lưu và dải ối có thể vướng vào một trong hai chân và hạn chế khả năng di chuyển của thai nhi, khiến chân bé trở nên cong vẹo hoặc thậm chí hoại tử.

Nguồn : bau.vn

  • Không chỉ cá hồi, loại quả dân dã này cũng chứa đầy omega-3, cực tốt cho mẹ bầu

    Không chỉ cá hồi, loại quả dân dã này cũng chứa đầy omega-3, cực tốt cho mẹ bầu

    Không cần tìm đến những món ăn đắt đỏ như cá hồi, mẹ bầu hoàn toàn có thể bổ sung omega-3 – dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của thai nhi – thông qua một loại quả quen thuộc, dễ tìm, giá cả phải chăng. Loại quả này còn được giới chuyên gia dinh dưỡng mệnh danh là “thuốc bổ tự nhiên” nhờ những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe.
  • Bí quyết giữ dáng và thư giãn tinh thần cho mẹ bầu qua các bài tập đơn giản

    Bí quyết giữ dáng và thư giãn tinh thần cho mẹ bầu qua các bài tập đơn giản

    Mang thai là hành trình kỳ diệu nhưng cũng đầy thử thách với cơ thể và tinh thần của người phụ nữ. Để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh, bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp lý, việc vận động nhẹ nhàng và đúng cách đóng vai trò vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số bài tập được khuyến nghị giúp mẹ bầu duy trì sức khỏe và cảm thấy thư giãn trong suốt thai kỳ
  • Chỉ cần thay đổi vài thói quen, mẹ bầu đã có thể tránh ốm suốt 9 tháng thai kỳ

    Chỉ cần thay đổi vài thói quen, mẹ bầu đã có thể tránh ốm suốt 9 tháng thai kỳ

    Mang thai là giai đoạn cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về nội tiết và miễn dịch, khiến họ dễ bị cảm cúm, ho sốt, nhiễm siêu vi hơn bình thường. Làm sao để mẹ bầu vẫn khỏe mạnh suốt thai kỳ, ít ốm vặt mà không cần dùng đến thuốc? Dưới đây là những cách đơn giản, khoa học giúp tăng cường hệ miễn dịch an toàn cho bà bầu, đã được bác sĩ khuyến khích áp dụng.
  • Mẹ bầu thèm ăn suốt ngày: Bình thường hay dấu hiệu bất ổn?

    Mẹ bầu thèm ăn suốt ngày: Bình thường hay dấu hiệu bất ổn?

    Trong suốt thai kỳ, nhiều mẹ bầu thường xuyên cảm thấy đói hoặc thèm ăn một cách bất thường — thậm chí chỉ vừa ăn xong vẫn thấy muốn ăn tiếp. Cảm giác này có thể khiến mẹ bối rối, lo lắng không biết cơ thể mình có đang gặp vấn đề gì không, liệu có ảnh hưởng đến thai nhi không. Vậy, hiện tượng thèm ăn liên tục khi mang thai có phải là điều bất thường?
  • Mẹ bầu đái tháo đường nên ăn gì? Gợi ý thực phẩm giàu vi chất, an toàn cho thai kỳ

    Mẹ bầu đái tháo đường nên ăn gì? Gợi ý thực phẩm giàu vi chất, an toàn cho thai kỳ

    Trong thai kỳ, việc kiểm soát đường huyết là vô cùng quan trọng đối với những mẹ bầu mắc đái tháo đường. Bên cạnh việc tuân thủ chỉ định y khoa, chế độ dinh dưỡng hợp lý chính là "chìa khóa vàng" giúp đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, không ít mẹ bầu băn khoăn: ăn gì để vừa kiểm soát đường huyết, vừa bổ sung đủ vi chất thiết yếu cho sự phát triển của em bé?Dưới đây là danh sách những thực phẩm giàu vi chất nhưng vẫn an toàn cho mẹ bầu bị đái tháo đường, được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị.
  • Vì sao mẹ bầu hay mất ngủ? 6 nguyên nhân thường gặp và cách cải thiện tự nhiên

    Vì sao mẹ bầu hay mất ngủ? 6 nguyên nhân thường gặp và cách cải thiện tự nhiên

    Mang thai là một hành trình kỳ diệu nhưng cũng đầy thử thách, đặc biệt là với giấc ngủ. Rất nhiều mẹ bầu than phiền về tình trạng mất ngủ, khó ngủ hoặc ngủ chập chờn trong suốt thai kỳ. Giấc ngủ không chất lượng không chỉ khiến mẹ mệt mỏi, cáu gắt mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Dưới đây là 6 nguyên nhân phổ biến gây mất ngủ khi mang thai và những cách khắc phục tự nhiên, an toàn mà mẹ bầu có thể áp dụng ngay tại nhà.