Nhau tiền đạo là tình trạng xảy ra khi một phần hoặc tất cả bánh nhau nằm vắt ngang qua cổ tử cung thay vì bám cao hơn trên thành tử cung của người mẹ. Trong bệnh lý nhau tiền đạo, hoàn toàn đúng theo nghĩa đen là nhau thai nằm “ngay phía trước” đầu em bé, hay nói khác hơn là nằm chặn ngay cổ tử cung người mẹ, làm cản đường ra của em bé. Nhau tiền đạo xảy ra trên thực tế với tỉ lệ một trên khoảng 200 ca mang thai.
Nhau tiền đạo là gì?
Nhau tiền đạo là bệnh lý của bánh nhau trong đó bánh nhau bám ở vị trí bất thường. Trong thai kỳ bình thường, bánh nhau thường bám vào phần đáy tử cung, có thể là mặt trước hoặc mặt sau. Trong nhau tiền đạo, bánh nhau bám vào đoạn dưới tử cung và cổ tử cung, một phần hay toàn bộ, được xác định kể từ sau tuần thai thứ 28. Tùy theo vị trí bám, nhau tiền đạo được chia ra làm 4 loại:
-
Nhau bám thấp: khi bờ bánh nhau bám ở đoạn dưới tử cung, chưa đến lổ trong cổ tử cung
-
Nhau bám mép: bờ bánh nhau bám đến lỗ trong cổ tử cung nhưng chưa che kín lỗ trong.
-
Nhau tiền đạo trung tâm: bánh nhau bám ở đoạn dưới tử cung và che kín một phần lỗ trong cổ tử cung.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân gây ra điều này là do nhau bám vào cổ tử cung nhưng lại không dịch chuyển lên phía trên trong suốt thai kỳ mà vẫn bám và phát triển tại cổ tử cung. Một vài nguyên nhân khác có thể bao gồm:
-
Sẹo ở niêm mạc tử cung (có thể do bạn đã từng thực hiện phẫu thuật, sinh mổ hoặc phá thai)
-
Nhau thai lớn, có thể do bạn mang đa thai
-
Bạn hơn 35 tuổi khi mang thai
-
Đã nhiều lần mang thai trước đó
-
Tử cung có hình dạng bất thường
Triệu chứng thường gặp
Triệu chứng thường gặp nhất là xuất huyết âm đạo bất thường. Tình trạng này thường xảy ra vào 3 tháng cuối của thai kỳ. Xuất huyết có thể ít hoặc nhiều và có thể tự hết mà không cần được điều trị. Tuy nhiên, bạn có thể bị xuất huyết tái phát sau vài ngày hoặc vài tuần sau đó.
Trong một số trường hợp, bạn có thể sẽ bị xuất huyết trước hoặc sau khi bắt đầu chuyển dạ. Ngoài ra, các cơn co thắt tử cung cũng là một trong các dấu hiệu cho thấy bạn có khả năng cao.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh
Có rất nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bị mắc bệnh, bao gồm:
-
Đã từng sinh mổ trước đây
-
Đã từng mang đa thai trước đây
-
Đã từng phẫu thuật cắt bỏ u xơ tử cung
-
Đã từng nạo, phá thai
-
Đã từng phẫu thuật nhau tiền đạo hoặc tử cung
-
Phụ nữ từ 35 tuổi trở lên
-
Hút thuốc nhiều
Nguồn : bau.vn