“Tuyệt chiêu” giảm bớt cơn đau đẻ mà mẹ bầu cần biết

Bật mí cho mẹ 6 tư thế giúp những cơn co thắt chuyển dạ bớt đau đớn và đón bé yêu chào đời nhanh hơn.

Cơn đau đẻ là nỗi ám ảnh lớn nhất đối với những bà mẹ đã từng mang thai và sinh con tự nhiên. Từng đợt đau cứ “xúm xít” kéo nhau dồn dập, mẹ chỉ có thể cắn răng chịu đựng một mình. Vượt qua quá trình chuyển dạ này thì mới hạnh phúc ngắm nhìn thiên thần nhỏ được. Mẹ thường tự động viên mình như thế!

Khi lên bàn sinh, hầu hết các bà đẻ đều nằm ngửa – ngạc nhiên thay đây không phải là tư thế thích hợp khi đang chuyển dạ. Khi bạn nằm ngửa, tử cung sẽ đè nén các mạch máu lớn, làm giảm khí oxy đưa đến thai nhi, đồng thời gây ra cảm giác chóng mặt, buồn nôn ở mẹ bầu. Hơn nữa, khi bạn nằm ngửa, đầu của em bé gây áp lực lên các dây thần kinh vùng chậu nằm ở xương cùng, làm tăng các cơn đau co thắt.

Dưới đây là 6 tư thế mẹ bầu nên trang bị cho mình trước khi bước vào phòng sinh để giảm cơn đau đẻ trong quá trình chuyển dạ

Khiêu vũ chậm

Đứng đối diện anh ấy, vòng hai tay ôm lên cổ hoặc ngang eo anh ấy, sau đó lắc lư người nhẹ nhàng như đang khiêu vũ chậm. Động tác này giúp giảm cường độ của các cơn co thắt tử cung. Nhớ nhờ anh ấy massage lưng khi đang ở tư thế này để giảm đau lưng phần nào.

Ngồi tựa lưng vào tường

Tư thế đơn giản này làm mẹ bầu dễ chịu hơn vì có thể giảm đau lưng khi cơn co thắt xuất hiện. Mẹ bầu có thể kê thêm gối tựa lưng, hoặc dựa vào người anh ấy hay người thân để cảm thấy dễ chịu nhất.

Mẹ bầu có thể chọn ra những tư thế làm mình thoải mái nhất, và nhờ người thân giúp đỡ. Cơn đau đẻ giảm bớt và cuộc vượt cạn sẽ không đáng sợ như nhiều người vẫn nghĩ để mẹ có thể đón bé yêu trong niềm vui sướng nhất.

Gác chân lên ghế

Nâng cao một chân lên ghế, nên chọn ghế không quá cao để chân còn lại có thể đứng vững trên sàn. Mẹ bầu đứng thẳng, có thể hơi nghiêng người về trước, đổi chân khi thấy mỏi. Tư thế này giúp em bé xoay đúng vị trí để ra ngoài nhanh hơn.

Quỳ gối, chống tay

Từ từ quỳ gối, chống 2 tay lên giường, sàn nhà hoặc thảm tập Yoga. Trong quá trình chuyển dạ, tư thế này sẽ giúp thiên thần nhỏ của bạn nhận được nhiều oxy nhất. Quỳ gối chống tay cũng làm giảm áp lực lên cột sống, nhờ đó mẹ bầu cảm thấy cơn đau lưng giảm bớt.

Ngồi xổm

Chọn một chiếc ghế chắc chắn, giữ chặt lưng ghế, sau đó từ từ ngồi xổm xuống. Do bụng hơi to nên mẹ bầu sẽ cảm thấy khó khăn khi thực hiện tư thế này. Mẹ bầu có thể nhờ anh ấy giúp bằng cách: Anh ấy ngồi vào một chiếc ghế, sau đó mẹ bầu tì hay tay ra sau chân anh ấy, từ từ ngồi xuống. Tư thế này giúp khung xương chậu mở dễ dàng hơn.

Lắc lư người

Ngồi trên ghế hoặc mép giường, hai bàn chân chạm hẳn vào sàn, mẹ bầu nhẹ nhàng lắc lư người ra trước và về sau. Cử động này có tác dụng giảm đau lưng và làm nhẹ các cơn cơ thắt.

Nguồn : bau.vn

  • 8 lợi ích từ việc ăn táo mà không phải bà bầu nào cũng biết

    8 lợi ích từ việc ăn táo mà không phải bà bầu nào cũng biết

    Nhiều mẹ bầu rất thích ăn táo nhưng lại sợ ảnh hưởng đến thai nhi. Họ cho rằng loại trái cây này đối với bà bầu khó hấp thụ, không có lợi ích nhiều nên có thể không sử dụng. Nếu bạn nhận định như vậy thì hoàn toàn sai lầm.
  • Dị tật ống thần kinh thai nhi nếu mẹ thiếu máu thai kỳ

    Dị tật ống thần kinh thai nhi nếu mẹ thiếu máu thai kỳ

    Thiếu máu thai kỳ là một báo động rằng bạn cần chú ý đến sức khỏe nhiều hơn. Bởi nếu chủ quan sức khỏe thai nhi sẽ phải chịu tác động xấu.
  • Giải đáp nguyên nhân tại sao khi mang thai các mẹ bầu lại hay khóc

    Giải đáp nguyên nhân tại sao khi mang thai các mẹ bầu lại hay khóc

    Nhiều phụ nữ khi mang thai tâm trạng thay đổi thất thường và nhạy cảm hơn trước. Lliệu có thay đổi gì khi mang thai khiến mẹ bầu hay khóc không?
  • Vì sao phụ nữ mang thai bị nôn nghén? Những yếu tố bạn cần biết

    Vì sao phụ nữ mang thai bị nôn nghén? Những yếu tố bạn cần biết

    Nôn nghén là một trong những biểu hiện thường gặp nhất trong thai kỳ, đặc biệt trong ba tháng đầu. Mặc dù là hiện tượng sinh lý bình thường, nhưng với một số phụ nữ, nôn nghén có thể ảnh hưởng đáng kể đến sinh hoạt, dinh dưỡng và chất lượng cuộc sống. Vậy nguyên nhân do đâu và những yếu tố nào khiến mẹ bầu dễ bị nôn nghén hơn người khác?
  • Ăn nhẹ đúng cách: 7 lựa chọn vàng cho sức khỏe thai kỳ

    Ăn nhẹ đúng cách: 7 lựa chọn vàng cho sức khỏe thai kỳ

    Trong suốt thai kỳ, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Ngoài ba bữa ăn chính mỗi ngày, những bữa ăn nhẹ lành mạnh không chỉ giúp mẹ bầu giảm cảm giác buồn nôn, mệt mỏi mà còn bổ sung thêm dưỡng chất thiết yếu. Dưới đây là 7 món ăn nhẹ vừa ngon miệng vừa tốt cho sức khỏe mà phụ nữ mang thai nên bổ sung vào thực đơn hằng ngày.
  • Sữa và chế phẩm từ sữa: Dinh dưỡng thiết yếu cho mẹ bầu và mẹ cho con bú

    Sữa và chế phẩm từ sữa: Dinh dưỡng thiết yếu cho mẹ bầu và mẹ cho con bú

    Sữa là nguồn thực phẩm giàu canxi, đạm, vitamin D, B12, photpho, cùng nhiều vi chất cần thiết cho quá trình hình thành xương, phát triển não bộ và tăng cường sức đề kháng. Ngoài ra, sữa còn cung cấp năng lượng dễ hấp thu, rất phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng cao của phụ nữ mang thai và cho con bú.