Nhận diện chính xác dấu hiệu trẻ bị viêm tai giữa

Trẻ bị viêm tai giữa là căn bệnh rất phổ biến. Bệnh không chỉ làm cho bé bị đau, giảm khả năng nghe mà còn ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé.

Theo số liệu thống kê của các cơ quan chức năng, trẻ bị viêm tai giữa là bệnh trẻ em phổ biến đến mức 75% bé sơ sinh và trẻ 1 – 3 tuổi mắc phải. Tuy phổ biến nhưng nếu phát hiện và điều trị sớm bệnh có thể khỏi mà không cần dùng thuốc kháng sinh.

1. Viêm tai giữa ở trẻ là bệnh gì?

Trong tai mỗi bé sẽ có một đường ống tai nhỏ. Đây gọi là vòi nhĩ (chuyên khoa gọi là ống Eustachian), có nhiệm vụ kết nối vùng tai giữa với phần sau của họng và mũi. Đồng thời giúp cân bằng áp lực. Nhưng khi họng và mũi bị ẩm ướt do tiết dịch nhầy, nơi đây sẽ trở thành vùng đất màu mỡ cho vi khuẩn phát triển.

trẻ bị viêm tai giữa

Tai của trẻ rất dễ bị các loại vi khuẩn tấn công

Dịch lỏng từ mũi họng bị mắc kẹt tại bất kì vị trí nào trong khoang tai (chẳng hạn như vùng giữa tai) sẽ đều là cơ hội cho vi khuẩn sinh sôi. Vì vậy, trẻ nhỏ thường dễ bị mắc bệnh viêm tai giữa.

2. Nguyên nhân trẻ tuổi bị viêm tai giữa

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm tai giữa ở trẻ nhỏ. Cha mẹ cần xem xét lại quá trình chăm sóc bé. Có thể là do những bất cẩn nào đó dẫn đến các yếu tố nguy cơ tấn công:

  • Nhiễm bệnh từ nhà trẻ
  • Nằm xuống trong khi ăn và uống
  • Tiếp xúc với khói thuốc lá
  • Khí hậu lạnh, bị cảm cúm, viêm xoang hoặc trẻ bị cảm lạnh trước đó.

3. Triệu chứng viêm tai giữa ở trẻ

  • Đau tai

Đau tai là một dấu hiệu chung thường găp của viêm tai giữa ở trẻ. Việc sớm điều trị bệnh cho bé sẽ mang lại nhiều kết quả tươi sáng hơn. Do đó, việc chúng ta cần học cách đọc được “ngôn ngữ đau tai” của bé. Một dấu hiệu bạn sẽ dường như không thấy khi bé bị viêm tai giữa, đó là trẻ bị sốt. Trừ khi bé bị viêm đường hô hấp nặng thì thân nhiệt của bé lúc này mới tăng lên.

trẻ bị viêm tai giữa

Đau tai là tín hiệu đầu tiên cho thất bé đang bị viêm tai giữa

  • Chảy dịch mũi

Mũi của bé là nơi sẽ báo tín hiệu cho bạn biết bé bị viêm tai giữa. Vì lúc viêm tai giữa thường diễn ra sau khi bé bị cảm lạnh. Do đó dịch nhầy chảy ra từ mũi sẽ chính là dịch nhầy có trong tai bé.

Một kịch bản thường thấy ở trẻ là đầu tiên mũi bé hơi nghẹt rồi chảy nước trong. Lúc này bé chưa bệnh. Cho đến một vài ngày sau đó, khi dịch nhầy chảy ra chuyển sang màu vàng hay xanh lá cây là lúc bé bắt đầu nhiễm bệnh và trở nên cáu kỉnh, đồng thời nguy cơ viêm tai giữa tăng cao.

Ngoài ra, bé sẽ thường thức giấc vào ban đêm và tỏ ra đau đớn, nhất là khi thời tiết trở lạnh, lúc này là lúc bé phát tín hiệu “khẩn cấp” cho bạn rồi đấy.

Khi bé nằm ngửa, chất dịch trong tai bé sẽ đổ dồn về phía màng nhĩ, gây khó chịu cho bé. Vì vậy, lúc này bé sẽ không muốn nằm ngửa khi ngủ mà sẽ trở mình liên tục, lăn qua lăn lại để giảm bớt áp lực trong tai lúc này cũng như để làm cho cơn đau tai giảm bớt.

  • Mắt đổ ghèn

Một dấu hiệu khác khi trẻ bị viêm tai giữa là mắt của bé sẽ đổ ghèn. Khi bạn thấy bé vừa bị cảm lạnh vừa bị ghèn ở mắt, bạn có thể nghĩ đến khả năng bé bị viêm tai giữa. Ở những tháng đầu đời, mắt của bé có thể ra ghèn, trường hợp này đơn giản là bé bị tắc tuyến lệ nhưng khi đi kèm với biểu hiện này là một cơn cảm lạnh, nhất là khi bé đã lớn hơn, điều này cho thấy một vùng xoang nào đó hay tai của bé đang bị viêm.

3. Cách vệ sinh tai cho trẻ bị viêm tai giữa

Khi trẻ bị viêm tai giữa hay viêm tai giữa cấp đều cần vệ sinh tai sạch sẽ theo hướng dẫn cụ thể của bác sĩ. Mẹ có thể tham khảo hướng dẫn sơ bộ như sau:

  • Dùng khăn mặt rửa bằng nước ấm và vắt sạch nước để lau tai
  • Sau đó nhỏ 1 đến 2 giọt nước muối sinh lý vào tai
  • Hoặc dùng thuốc rửa tai hằng ngày để bệnh mau khỏi.
trẻ bị viêm tai giữa
Vệ sinh khi trẻ bị viêm tai giữa

4. Cách phòng tránh viêm tai giữa cho trẻ sơ sinh

Sau đây là một số chỉ dẫn nhằm giúp chất dịch nhiễm khuẩn không tấn công khu vực phía sau màng nhĩ của bé, tránh cho trẻ bị viêm tai giữa:

  • Cho bé bú mẹ: sữa mẹ cung cấp và tăng cường khả năng miễn dịch tự nhiên cho bé
  • Cho bé bú bình ở tư thế thẳng đứng (tạo thành gó nghiêng ít nhất 30 độ) và giữ tư thế đó ít nhất là 30 phút sau khi bú xong.
  • Giữ bé tránh xa các chất có khả năng kích ứng tạo ra dịch nhầy trong hốc mũi và tai giữa của bé. Để thú nhồi bông, vật nuôi và bất cứ đồ vật gì có lông ở xa chỗ bé ngủ. Và tuyệt đối không được hút thuốc xung quanh bé.
  • Hạn chế cho bé ngậm núm vú giả khi bé ngủ ban đêm, nhất là với bé từ 6 tháng trở lên vì nghiên cứu đã cho thấy có mối tương quan giữa việc ngậm núm vú giả và viêm tai giữa.
  • Tăng cường khả năng miễn dịch cho bé bằng cách cho bé ăn nhiều trái cây, rau củ quả và hải sản.
  • Chăm cho bé mau lớn! Tin vui cho bạn là khi bé lớn lên thì vòi nhĩ (ống eustachian) sẽ ngày càng dài hơn, hẹp lại và nghiêng hơn. Chính điều này sẽ gây cản trở cho vi khuẩn và dịch nhầy “hành quân” vào tai giữa của bé.

Viêm tai giữa ở trẻ em hoàn toàn có thể tránh được bằng các biện pháp đơn giản ở nhà mà không sử dụng đến các loại thuốc kháng sinh. Điều quan trọng chính là nhận diện chính xác các triệu chứng, mẹ nhé!

Nguồn : Sức khoẻ cộng đồng