Trẻ sơ sinh sốt và những ngộ nhận về cách giảm thân nhiệt cho bé

Trẻ sơ sinh sốt vốn không phải câu chuyện quá lạ lùng của các bà mẹ bỉm sữa nhưng chính cách xử lý sai lầm lại gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Liệu mẹ có đang ngộ nhận về điều gì không?

Với trẻ nhỏ, chuyện sốt mỗi tháng là rất bình thường. Cha mẹ cần học cách làm quen là “sống chung” với những vấn đề về thân nhiệt này. Làm quen ở đây tức phải bình tĩnh để xử lý đúng khi trẻ sơ sinh sốt cao chứ không phải là lúng túng, hoảng loạn tìm mọi cách để hạ sốt cho bé. Thiếu kinh nghiệm và ngộ nhận sẽ “hại” bé!

1. Nhận diện sốt mọc răng và sốt bệnh

Ngộ nhận:

Với những ai lần đầu làm mẹ thật khó mà phân biệt được sốt mọc răng và sốt bệnh. Về cơ bản, khi bé mọc răng thường thân nhiệt tăng cao, sốt nhẹ, khó chịu và quấy khóc liên tục.

Nhưng nếu đã  qua một vài lần trẻ mọc răng mẹ sẽ nhận thất các triệu chứng có thể tự khỏi khi răng bé nhú lên. Phải thật tinh ý quan sát bé một vài ngày mới biết bé có đang bị bệnh hay không. Rất có thể trùng thời điểm mọc răng trẻ bị sốt bởi những nguyên nhân khác nhưng mẹ lại nhầm lẫn sang sốt do mọc răng và không có sự can thiệp kịp thời, dẫn đến nguy hiểm cho các bé.

Cách xử lý:

Chắc chắn những trường hợp bé sốt quá 39 độ không xuất phát điểm từ nguyên nhân mọc răng. Thêm triệu chứng trẻ bị tiêu chảy liên tục thì mẹ cũng cần quên ngay cơn sốt là do mọc răng.

Một số triệu chứng cần chú ý khác như chảy mũi và nước bọt quá nhiều, sốt kèm phát ban nhưng quan sát nướu trẻ không thấy răng nhú lên thì hẳn là do bệnh lý “hoành hành”.

Việc đầu tiên ba mẹ cần làm là cho trẻ uống thuốc hạ sốt và quan sát kỹ, nếu thật sự cơn sốt hạ xuống thì chính xác là mọc răng. Nếu như không hạ sốt thì là do bệnh lý khác và phải đưa trẻ đến bác sĩ để thăm khám và điều trị nhanh chóng.

 

trẻ sơ sinh sốt

Trẻ bị sốt nên được uống thuốc đúng cách để tránh gây hậu quả nghiêm trọng

 

2. Bé sốt cao có nên tắm nước ấm để hạ thân nhiệt?

Ngộ nhận:

Theo quan niệm dân gian từ trước đến nay trẻ cứ bị sốt là phải ở nơi kín gió, không tắm rửa gì. Đây là ngộ nhận sai lầm kinh điển. Nếu đưa trẻ đến bệnh viện các bác sĩ sẽ chỉ ra rõ ràng nên tắm cho trẻ để giúp bé hạ sốt nhanh và mau khoẻ hơn.

Cách xử lý:

Tắm cho trẻ đúng cách theo các bước cụ thể sau:

– Đóng kín cửa sổ và cửa chính để tránh gió lùa

– Tốt nhất là tắm nước ấm nhưng nhiệt độ nước phải đảm bảo thấp hơn nhiệt độ của cơ thể khoảng 2 độ. Chẳng hạn, bé sốt 39 độ C thì mẹ pha nước ấm ở mức 37 độ C và nhiệt độ này cần được duy trì trong suốt quá trình tắm

– Khi đã chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng mẹ mới bắt đầu tắm cho bé, lưu ý cho cơ thể tiếp xúc với nước từ từ để kịp thích nghi. Có thể tắm từ đầu trở xuống, các thao tác cần thực hiện nhanh chóng và không kéo dài quá 5 phút

– Sau khi tắm xong lau khô người bé thật nhanh và quấn trong một chiếc khăn. Vì đang bị sốt, bé cần mặc những bộ quần áo rộng rãi, thoáng mát và có khả năng thấm hút tốt.

trẻ sơ sinh sốt

Tắm cho bé đúng cách sẽ giúp hạ nhanh cơn sốt

3. Trẻ sốt cao co giật

Ngộ nhận:

Khi cơn co giật xảy ra tuyệt nhiên không cố ôm chặt hay hạn chế hành vi co giật của trẻ. Không đặt bất cứ vật gì vào trong miệng trẻ hoặc vắt chanh vào miệng. Điều này có thể gây tổn thương tới miệng, răng, và thậm chí là nôn mửa.

Cách xử lý:

Khi cơn co giật bắt đầu sẽ không dừng lại dù có bất kì sự can thiệp nào. Nếu trẻ tạm thời ngừng thở trong 5 – 10 giây, hãy giữ mũi, miệng trẻ thông thoáng để hít thở. Hãy sử dụng thuốc giảm sốt theo hướng dẫn của bác sĩ, cho trẻ uống thuốc giảm sốt cứ mỗi 6 tiêng nếu nhiệt độ không hạ sau đó đưa bé đến bệnh viện gần nhất.

4. Trẻ bị mồ hôi trộm thường sốt về đêm?

Ngộ nhận:

trẻ sơ sinh sốt

Ra mồ hôi nhiều khi ngủ vào ban đêm, gọi theo dân gian là chứng ra mồ hôi trộm, thường xuất hiện ở trẻ nhỏ.

Đây là tình trạng khá phổ biến, do hệ thần kinh đang trong giai đoạn hoàn thiện và phát triển nên không đáng phải lo ngại.

Chứng đổ mồ hôi đêm ở trẻ em nếu không lau kịp, mồ hôi ra nhiều ướt đẫm bề mặt da và ngấm vào bên trong cơ thể, khiến trẻ bị nhiễm lạnh gây ho, viêm phế quản, viêm phổi.

Cách xử lý:

Cha mẹ nên để ý và theo dõi thường xuyên, nếu trẻ có dấu hiệu đổ mồ hôi thì nên dùng khăn mềm lau khô mồ hôi. Đồng thời nên giữ cho nhiệt độ phòng luôn thoáng mát để trẻ có thể ngủ ngon hơn và bớt ra mồ hôi vào ban đêm.

Trẻ sơ sinh sốt vốn là chuyện bình thường nhưng cứ ngộ nhận về cách xử lý thì lại hoàn toàn không bình thường chút nào. Chỉ sai sót một chút cũng để lại hậu quả lâu dài, ba mẹ chớ liều!

 

Nguồn : Sức khoẻ cộng đồng