Nhiễm trùng rốn ở trẻ sơ sinh: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị

Nhiễm trùng rốn ở trẻ sơ sinh không phải là vấn đề thường gặp ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, bệnh gây ra nhiều ảnh hưởng không có tốt cho sức khỏe.
  1. Tình trạng trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng rốn hiện nay đã phần nào được khắc phục bởi các vấn đề về nơi sinh, kỹ thuật và cách chăm sóc. Vậy để tìm hiểu về vấn đề này, hãy cùng đọc bài viết ngay sau đây của Bau.vn mẹ nhé!

Nhiễm trùng rốn là gì?

Nhiễm trùng rốn là nhiễm trùng cuống rốn sau khi sinh, có thể khu trú hoặc lan rộng, không còn ranh giới bình thường giữa da và niêm mạc rốn chỗ thắt hẹp và vùng sung huyết sẽ lan rộng ra thành bụng kèm phù nề, rỉ dịch hôi, đôi khi có mủ.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhiễm trùng rốn ở trẻ sơ sinh

Nguyên nhân chính gây nhiễm khuẩn nhiễm trùng rốn là do các mẹ không vệ sinh cuốn rốn cho bé hàng ngày và thay băng rốn cho bé. Vì rốn là cửa ngõ để vi khuẩn xâm nhập cơ thể trẻ và như vậy rốn bị nhiễm khuẩn. Ngoài ra vẫn còn tồn tại một số nguyên nhân khác như:

  • Một số trường hợp mẹ sinh tại nhà, sử dụng dụng cụ cắt rốn trẻ không được vô trùng.
  • Sử dụng một số cách dân gian như bôi hoặc đắp đắp lá, rắc phấn rôm hay dùng các chất lạ lên rốn trẻ sơ sinh.
  •  Hoặc do cha mẹ thiếu kiến thức trong quá trình chăm sóc bé.

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị nhiễm trùng rốn

Rốn thường rụng muộn, ướt, có mùi hôi. Giai đoạn đầu chưa có mủ, sưng tấy toàn thân, bụng chướng, rối loạn tiêu hóa. Ngay tại chân rốn của trẻ sơ sinh bị đỏ và sưng. Tại vùng rốn trẻ sơ sinh có tiết ra chất dịch mủ có mùi hôi. Ngoài ra, một số dấu hiệu khác kèm theo như trẻ bị sốt cao trên 38 độ C hay bé thở nhanh, bé bị vàng da.

Cách điều trị

Cha mẹ cần chăm sóc rốn kỹ càng cho trẻ vì đây là một việc rất quan trọng cần làm mỗi ngày nhằm mục đích: giảm tình trạng nhiễm trùng, rốn mau khô và rụng. Cũng tùy vào mức độ nhiễm trùng ở trẻ mà các bác sĩ sẽ có những cách xử lý cụ thể khác nhau. Mức độ nhẹ thường sẽ được cho uống kháng sinh kết hợp với việc vệ sinh vùng rốn tại chỗ bằng dung dịch cồn 70%.

nhiem trung ron

Đối với mức độ trung bình, trẻ sơ sinh bắt buộc phải nhập viện để tiến hành điều trị bằng cách chích kháng sinh tĩnh mạch. Thời gian điều trị có thể kéo dài khoảng 7 ngày. Mức độ nặng, việc điều trị diễn ra khác phức tạp bởi không chỉ chích kháng sinh chữa nhiễm trùng rốn mà còn kết hợp điều trị các triệu chứng đi kèm khác.

Hy vọng với bài viết trên của Bau.vn sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn thông tin về vấn đề này. Nếu thấy trẻ có những dấu hiệu bất thường về rốn, cha mẹ nên lập tức đưa trẻ đi khám để được điều trị kịp thời.

Nguồn : bau.vn

  • 6 sai lầm cha mẹ hay mắc khiến trẻ dễ ốm vặt quanh năm

    6 sai lầm cha mẹ hay mắc khiến trẻ dễ ốm vặt quanh năm

    Nhiều bậc phụ huynh vẫn luôn lo lắng vì con hay bị cảm, ho, sốt vặt, nhưng lại không ngờ rằng chính những thói quen chăm sóc sai cách hàng ngày đang âm thầm bào mòn hệ miễn dịch của trẻ. Dưới đây là 6 sai lầm phổ biến khiến trẻ nhỏ dễ ốm – và điều chỉnh kịp thời có thể giúp con khỏe mạnh hơn mỗi ngày.
  • Nằm lòng cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh an toàn và hiệu quả

    Nằm lòng cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh an toàn và hiệu quả

    Tắm nắng cho trẻ sơ sinh giúp nâng cao sức đề kháng. Tuy nhiên mẹ cũng nên nắm rõ các lưu ý dưới đây để việc tắm nắng diễn ra an toàn và hiệu quả nhất.
  • 4 dấu hiệu “lạ” khi ngủ tiết lộ trẻ đang phát triển trí não vượt bậc

    4 dấu hiệu “lạ” khi ngủ tiết lộ trẻ đang phát triển trí não vượt bậc

    Nhiều bố mẹ thường lo lắng khi thấy con ngủ mà hay nhăn mặt, lẩm bẩm hoặc giật mình. Nhưng theo các chuyên gia thần kinh học nhi, một số hành vi tưởng như bất thường trong giấc ngủ lại là dấu hiệu cho thấy não bộ trẻ đang hoạt động mạnh mẽ và phát triển vượt bậc. Dưới đây là 4 biểu hiện rõ nhất mà bố mẹ nên chú ý – không để lo lắng, mà để tự hào.
  • Dạy con không roi vọt: Cách yêu và dạy phù hợp theo từng độ tuổi từ 0–6

    Dạy con không roi vọt: Cách yêu và dạy phù hợp theo từng độ tuổi từ 0–6

    Nuôi dạy con trong giai đoạn từ sơ sinh đến 6 tuổi là một hành trình đặc biệt. Đây là “thời điểm vàng” để đặt nền móng về thể chất, cảm xúc và nhân cách cho cả cuộc đời trẻ. Tuy nhiên, nhiều cha mẹ lại rơi vào hai thái cực: hoặc quá nuông chiều khiến trẻ thiếu ranh giới, hoặc quá nghiêm khắc khiến trẻ mất đi sự tự tin, hồn nhiên.Vậy làm sao để vừa yêu thương con đúng cách, vừa dạy con có kỷ luật phù hợp theo từng giai đoạn phát triển? Dưới đây là những nguyên tắc nuôi dạy con từ 0–6 tuổi mà cha mẹ nào cũng nên biết.
  • Cha mẹ thông thái: Nắm bắt giai đoạn phát triển chiều cao để con phát triển tối ưu

    Cha mẹ thông thái: Nắm bắt giai đoạn phát triển chiều cao để con phát triển tối ưu

    Chiều cao là yếu tố quan trọng không chỉ giúp trẻ phát triển khỏe mạnh mà còn tạo tiền đề vững chắc cho sự tự tin và hình ảnh bản thân trong tương lai. Tuy nhiên, không phải cha mẹ nào cũng hiểu rõ các giai đoạn phát triển chiều cao của trẻ để có thể hỗ trợ đúng cách. Việc bỏ lỡ những “cửa sổ vàng” tăng trưởng có thể làm giảm đi tiềm năng phát triển chiều cao tối đa của con.
  • Vi chất dinh dưỡng – “chìa khóa vàng” giúp trẻ phát triển toàn diện

    Vi chất dinh dưỡng – “chìa khóa vàng” giúp trẻ phát triển toàn diện

    Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân đối là chìa khóa để trẻ em phát triển khỏe mạnh cả về thể chất lẫn trí tuệ. Tuy nhiên, bên cạnh các nhóm chất dinh dưỡng chính như protein, chất béo, carbohydrate, nhiều bậc phụ huynh vẫn thường bỏ qua vai trò quan trọng của các vi chất dinh dưỡng – “những người hùng thầm lặng” đối với sự tăng trưởng và miễn dịch của trẻ.