Nhiều chị em thắc mắc: Đẻ mổ sau bao lâu thì được ăn cá?

Theo quan niệm xưa, phụ nữ sau sinh mổ hay sinh thường đều phải kiêng ăn cá đến 3 tháng để tránh bị đau bụng, tiêu chảy, mất sữa. Tuy nhiên, các chuyên gia đã khẳng định quan điểm này là không khoa học. Vậy phụ nữ đẻ mổ sau bao lâu thì được ăn cá?

Cá là nguồn thực phẩm bổ dưỡng rất tốt cho phụ nữ sau sinh và trẻ em bởi chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin D, omega-3 và vitamin B3 (niacin). Nếu bạn đang băn khoăn đẻ mổ sau bao lâu thì được ăn cá và những lưu ý khi ăn cá sau sinh thì hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé.

Đẻ mổ sau bao lâu thì được ăn cá?

Theo các chuyên gia, những ngày đầu sau sinh mổ, việc kiêng khem các thực phẩm khó tiêu, đồ tanh trong chế độ ăn uống là rất cần thiết cho các sản phụ. Phụ nữ sau sinh ăn cá lúc này sẽ làm ức chế quá trình đông máu và khiến vết thương lâu lành hơn. Đôi khi, mẹ còn gặp hiện tượng ngứa ngáy, khó chịu.

duoc an ca

Vậy sau sinh mổ sau bao lâu thì được ăn cá? Sau sinh mổ nên ăn cá gì? Dưới đây là những lời khuyên mà bác sĩ đã khuyến cáo:

Trong tháng đầu: Mẹ không nên ăn cá và đồ tanh bởi đây là khoảng thời gian cần thiết để vết mổđược lành lặn.

Tháng thứ 2 và 3: Mẹ có thể bắt đầu ăn cá nhưng với số lượng ít và chỉ 1-2 lần/tuần.

Sau 3 tháng: Lúc này vết mổ của mẹ đã lành lặn, cơ thể đã hồi phục một mức nhất định nên mẹ có thể ăn được cá. Tuy vậy, mẹ vẫn nên chọn loại cá thích hợp và không ăn cá quá nhiều. Bạn hãy sắp xếp thực đơn với món cá rải rác trong ngày để cơ thể hấp thu dinh dưỡng tốt nhất.

Lưu ý khi ăn cá sau sinh mổ

Khi đã biết đẻ mổ sau bao lâu thì được ăn cá, bạn cũng nên biết cách xây dựng một thực đơn cá phù hợp bởi không phải loại cá nào cũng tốt và giàu dinh dưỡng. Vậy sau sinh mổ thì mẹ cần ăn cá như thế nào? Dưới đây là một số lưu ý mẹ cần biết:

Tuyệt đối không ăn cá sống: Bởi lúc này, cá vẫn còn khá nhiều ký sinh trùng dễ gây nguy hiểm đến sức khỏe cả mẹ và bé. Bạn nấu chín cá là cách đơn giản nhất giúp loại bỏ những mầm bệnh có thể gây ra bởi cá sống.

duoc an ca

Chọn cá có hàm lượng thủy ngân thấp: Mẹ nên chọn các loại cá có hàm lượng thủy ngân thấp hoặc không có trong bữa ăn của mình như cá hồi. Đây là loại cá vừa giàu omega-3 lại có hàm lượng thủy ngân thấp hơn các loại cá khác như cá thu, cá ngừ, cá kiếm…

Tránh ăn cá nếu bị dị ứng: Nếu mẹ có tiền sử bị dị ứng cá thì cần tránh không sử dụng trong giai đoạn nhạy cảm này.

Chọn nguồn cung cấp cá tươi, rõ nguồn gốc xuất xứ: Những cá đã ươn và ôi, mẹ không nên ăn bởi chúng có chứa chất histamin có thể gây ngộ độc, tệ hơn là tử vong.

Không cho quá nhiều muối vào cá biển: Nếu mẹ chọn cá biển thì không cần phải cho thêm quá nhiều muối bởi hàm lượng i-ốt trong cá đã khá nhiều rồi.

Cá phù hợp cho mẹ sau sinh mổ: Những loại cá tốt cho sức khỏe của chị em sau sinh mổ là cá chích, cá hồi, cá thu, cá chép,… Tuy nhiên, chị em cần cân đối và lựa chọn các loại cá phù hợp cho bản thân.

Mẹ cũng đừng quên làm phong phú thực đơn của mình bằng cách thêm các nguồn thực phẩm bổ dưỡng khác như trứng, thịt gà, sữa, rau xanh để cơ thể hồi phục nhanh chóng và bé phát triển tốt. Song song đó, bạn cũng cần lưu ý hạn chế ăn hải sản, rau muống, gạo nếp… Những thực phẩm này có thể gây ảnh hưởng khiến cho vết mổ lâu lành hơn.

Qua đây, chắc hẳn bạn đã có câu trả lời cho vấn đề “đẻ mổ sau bao lâu thì được ăn cá”. Cá có thể cung cấp cho phụ nữ sau sinh nguồn omega-3 dồi dào và chất này sẽ theo sữa mẹ truyền sang cho bé trong lúc bú. Tác dụng của omega-3 sẽ giúp trí não và thị lực của bé yêu phát triển khỏe mạnh đấy. Vì thế, mẹ hãy ăn cá đúng cách để có đủ dinh dưỡng nuôi con yêu tốt nhất nhé.

Nguồn : bau.vn

  • 8 lợi ích từ việc ăn táo mà không phải bà bầu nào cũng biết

    8 lợi ích từ việc ăn táo mà không phải bà bầu nào cũng biết

    Nhiều mẹ bầu rất thích ăn táo nhưng lại sợ ảnh hưởng đến thai nhi. Họ cho rằng loại trái cây này đối với bà bầu khó hấp thụ, không có lợi ích nhiều nên có thể không sử dụng. Nếu bạn nhận định như vậy thì hoàn toàn sai lầm.
  • Dị tật ống thần kinh thai nhi nếu mẹ thiếu máu thai kỳ

    Dị tật ống thần kinh thai nhi nếu mẹ thiếu máu thai kỳ

    Thiếu máu thai kỳ là một báo động rằng bạn cần chú ý đến sức khỏe nhiều hơn. Bởi nếu chủ quan sức khỏe thai nhi sẽ phải chịu tác động xấu.
  • Giải đáp nguyên nhân tại sao khi mang thai các mẹ bầu lại hay khóc

    Giải đáp nguyên nhân tại sao khi mang thai các mẹ bầu lại hay khóc

    Nhiều phụ nữ khi mang thai tâm trạng thay đổi thất thường và nhạy cảm hơn trước. Lliệu có thay đổi gì khi mang thai khiến mẹ bầu hay khóc không?
  • Vì sao phụ nữ mang thai bị nôn nghén? Những yếu tố bạn cần biết

    Vì sao phụ nữ mang thai bị nôn nghén? Những yếu tố bạn cần biết

    Nôn nghén là một trong những biểu hiện thường gặp nhất trong thai kỳ, đặc biệt trong ba tháng đầu. Mặc dù là hiện tượng sinh lý bình thường, nhưng với một số phụ nữ, nôn nghén có thể ảnh hưởng đáng kể đến sinh hoạt, dinh dưỡng và chất lượng cuộc sống. Vậy nguyên nhân do đâu và những yếu tố nào khiến mẹ bầu dễ bị nôn nghén hơn người khác?
  • Mẹ nhiều sữa, con khỏe mạnh: 6 thực phẩm lợi sữa mẹ nên biết

    Mẹ nhiều sữa, con khỏe mạnh: 6 thực phẩm lợi sữa mẹ nên biết

    Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quý giá nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển toàn diện. Tuy nhiên, không phải mẹ nào cũng có nguồn sữa dồi dào sau sinh. Bên cạnh việc nghỉ ngơi đầy đủ và cho con bú đúng cách, chế độ ăn uống khoa học đóng vai trò quan trọng trong việc tăng tiết sữa. Dưới đây là 6 loại thực phẩm giúp lợi sữa hiệu quả mà các mẹ nên bổ sung vào thực đơn hằng ngày.
  • Ăn nhẹ đúng cách: 7 lựa chọn vàng cho sức khỏe thai kỳ

    Ăn nhẹ đúng cách: 7 lựa chọn vàng cho sức khỏe thai kỳ

    Trong suốt thai kỳ, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Ngoài ba bữa ăn chính mỗi ngày, những bữa ăn nhẹ lành mạnh không chỉ giúp mẹ bầu giảm cảm giác buồn nôn, mệt mỏi mà còn bổ sung thêm dưỡng chất thiết yếu. Dưới đây là 7 món ăn nhẹ vừa ngon miệng vừa tốt cho sức khỏe mà phụ nữ mang thai nên bổ sung vào thực đơn hằng ngày.