Những bệnh lây qua đường tiêu hóa thường gặp

Có những bệnh lây qua đường tiêu hóa nào phổ biến? Hãy cùng Bau.vn tìm hiểu kỹ về các bệnh lây qua đường tiêu hóa để biết cách phòng ngừa bệnh hiệu quả nhé.

Bệnh lây qua đường tiêu hóa sẽ bao gồm tất cả các bệnh lý xảy ra ở hệ tiêu hóa. Các bệnh này thường có khả năng lây nhiễm qua đường tiêu hóa, qua nguồn thực phẩm, nguồn nước ăn, đồ uống…

Nguyên nhân gây bệnh lây qua đường tiêu hóa

  • Lây từ người sang người: Tình trạng này hay gặp tại vùng sâu vùng xa, hay những khu vực nông thôn không có điều kiện xây dựng nơi vệ sinh đảm bảo an toàn. Chất thải của những người mang bệnh tiêu hóa không được xử lý, dẫn đến nhiều loại động vật hay thậm chí con người sẽ tiếp xúc phải, gây nên tình trạng nhiễm bệnh sang người lành.
  • Ăn uống không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm: Chế độ ăn uống không đảm bảo vệ sinh gây mất an toàn thường gặp khi sử dụng thức ăn bị ôi thiu, thức ăn gây những kích thích về niêm mạc, sử dụng thức ăn còn sống, thao tác chế biến mất vệ sinh… cũng có thể gây nên tình trạng bị tiêu chảy hoặc các bệnh khác lây qua đường tiêu hóa.

benh lay qua duong tieu hoa

  • Tình trạng kém hấp thu các loại đường: Tình trạng kém hấp thu các loại đường như đường lactose, đường glucose-galactose, đường fructose sẽ dễ dẫn đến tình trạng bị tiêu chảy nhiều ngày.
  • Môi trường sống: Khi vệ sinh môi trường xung quanh không đảm bảo cũng là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh lây qua đường tiêu hóa. Khi những vật trung gian xuất hiện để truyền bệnh từ người bệnh sang người lành đó là ruồi nhặng.

Một số bệnh lây qua đường tiêu hóa thường gặp

Bệnh lỵ trực khuẩn

benh lay qua duong tieu hoa

Bệnh lỵ trực khuẩn là một bệnh lý nhiễm trùng cấp tính đường tiêu hoá, chủ yếu gây ra những tổn thương ở vùng ruột già. Nguyên nhân chính gây nên bệnh là do vi khuẩn Shigella thuộc họ Enterobacteriacae – loại vi khuẩn gram âm gây nên.

Bệnh này thường sẽ lưu hành ở những vùng nhiệt đới và những vùng ôn đới; có khả năng lưu hành tản phát nguồn lây quanh năm ở rất nhiều địa phương. Nhưng sẽ thường xuyên gia tăng và phát triển nhanh vào mùa hè –  thu; đồng thời nó có thể làm xảy ra các dịch bệnh lỵ trực trùng ở một số nơi. Bệnh lý này thường sẽ có những dấu hiệu liên quan đến nguồn thực phẩm và nguồn nước mà người bệnh đã sử dụng.

Những biểu hiện thường gặp của bệnh đó là: sốt cao, đi tiêu phân lỏng hoặc bị nhầy máu, đi đại tiện nhiều lần và bình quân số lần có thể lên tới từ 20-30 lần/ngày, kèm theo đó là mót rặn, đau quặn bụng dọc theo khung đại tràng.

Bệnh lây qua đường tiêu hóa thường gặp: tiêu chảy

 

Đây là một bệnh lý thường gặp vào mùa hè với nguyên nhân chính là do ruồi nhặng  và việc sử dụng nguồn nước không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Biểu hiện của bệnh được thống kê lại như sau: Số lần đi đại tiện từ 3 lần/ngày trở lên, tuy nhiên đối với trẻ sơ sinh chưa cai sữa thì sẽ là trên 5 lần/ngày. Với những biểu hiện thường gặp khác đó là bị đi ngoài sống phân, sền sệt, lỏng hoặc toàn nước, đôi khi lẫn máu, màng nhầy như đờm.

Bệnh lây qua đường tiêu hóa thường gặp: tả

benh lay qua duong tieu hoa

Bệnh tả là bệnh nhiễm khuẩn đường ruột cấp tính rất nguy hiểm dễ lây lan qua đường tiêu hóa và rất dễ phát triển thành đại dịch.

Nguyên nhân gây bệnh tả là do vi khuẩn Vibrio cholerae thường được gọi là phẩy khuẩn tả gây nên. Khi không may mắc bệnh tả, những độc tố của vi khuẩn sẽ gây nôn mửa và đi tiêu chảy nặng kèm theo mất nước nhiều. Bệnh rất dễ có nguy cơ phát triển, lây lan nhanh trong cộng đồng, gây ra dịch bệnh và cũng dễ dàng dẫn đến tử vong nếu không có được những xử trí điều trị kịp thời và tích cực.

Biểu hiện thường thấy đó là: đi đại tiện liên tục, từ 20 đến 50 lần/ ngày, phân có mùi tanh rất khó chịu, có khi lại là toàn nước hay phân trắng đục như nước vo gạo. Bệnh nhân không may mắc phải bệnh này rất dễ bị sốc do bị mất quá nhiều mất nước và điện giải. Do đó, cần có những kiến thức để có thể cấp cứu kịp thời.

Bệnh lỵ Amip

Vệ sinh an toàn trong ăn uống của chúng ta là vô cùng quan trọng, nếu bạn ăn uống không đảm bảo vệ sinh thì sẽ rất dễ mắc phải bệnh lỵ Amip gây rất nhiều nguy hiểm. Nguyên nhân gây bệnh lỵ Amip là do các ký sinh trùng Entamoeba histolytica. Những triệu chứng của người mắc bệnh này là xuất hiện những cơn mót rặn khi đi đại tiện, bị đau quặn bụng, đi đại tiện ra các chất nhầy lẫn máu.

Bệnh lây qua đường tiêu hóa thường gặp: thương hàn

Đây là bệnh nhiễm trùng, gây nhiễm độc toàn thân, bệnh thường lây qua đường tiêu hoá do trực khuẩn Salmonella gây nên. Với những triệu chứng kèm theo của những người mắc bệnh này đó là bị sốt cao kéo dài, bụng đau quặn và đi đại tiện nhiều lần trong cùng 1 ngày.

Khi phát hiện bệnh, cần phải được đưa đi cấp cứu kịp thời. Nếu không kịp thời sẽ rất dễ bị thủng dạ dày và  gây nên các biến chứng xấu về xuất huyết tiêu hóa.

Nguồn : bau.vn

  • 10-3-2-1-0: Công thức vàng cho giấc ngủ ngon không cần thuốc

    10-3-2-1-0: Công thức vàng cho giấc ngủ ngon không cần thuốc

    Giấc ngủ chất lượng là yếu tố then chốt giúp cơ thể phục hồi, tinh thần minh mẫn và cải thiện hiệu suất làm việc lẫn học tập. Tuy nhiên, trong nhịp sống hiện đại, nhiều người vật lộn với tình trạng khó ngủ, ngủ không sâu, thức dậy mệt mỏi.Một quy tắc được chia sẻ rộng rãi trong cộng đồng sức khỏe, đặc biệt bởi huấn luyện viên thể hình Craig Ballantyne, được gọi là "quy tắc 10-3-2-1-0" – như một lộ trình đơn giản giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ. Dù ban đầu được giới thể hình áp dụng, quy tắc này ngày càng phổ biến trong đời sống thường nhật vì dễ nhớ, dễ làm và mang lại hiệu quả rõ rệ
  • Ăn gì để không ngủ ngáy? Chế độ ăn giúp bạn yên giấc cả đêm

    Ăn gì để không ngủ ngáy? Chế độ ăn giúp bạn yên giấc cả đêm

    Ngủ ngáy – một vấn đề tưởng chừng nhỏ nhặt nhưng lại gây ra không ít phiền toái. Không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của chính người ngáy, nó còn khiến người nằm cạnh "khóc thét" vì những tiếng gầm gừ như... động cơ. Tin vui là, ngoài việc thay đổi tư thế ngủ hay tìm đến các biện pháp y khoa, chế độ ăn uống cũng có thể giúp bạn giảm đáng kể tình trạng ngủ ngáy.
  • Vì sao càng ăn chất béo lành mạnh, bạn càng dễ giảm cân?

    Vì sao càng ăn chất béo lành mạnh, bạn càng dễ giảm cân?

    Khi bắt đầu hành trình giảm cân, nhiều người thường hiểu lầm rằng càng kiêng chất béo càng tốt. Tuy nhiên, việc loại bỏ hoàn toàn chất béo ra khỏi khẩu phần ăn không chỉ gây hại cho sức khỏe mà còn cản trở tiến trình giảm cân một cách hiệu quả và bền vững. Sự thật là: chất béo “tốt” không những không gây béo mà còn hỗ trợ giảm cân, kiểm soát cảm giác thèm ăn và cải thiện quá trình trao đổi chất.Vậy, chất béo tốt là gì và tại sao cơ thể bạn vẫn rất cần nó khi đang giảm cân?
  • Du lịch biển mê hải sản, đừng chủ quan với 6 loại dễ gây dị ứng này

    Du lịch biển mê hải sản, đừng chủ quan với 6 loại dễ gây dị ứng này

    Với khí hậu nóng bức, những chuyến du lịch biển luôn là lựa chọn hàng đầu vào mùa hè. Không chỉ tắm biển, nghỉ dưỡng, mà việc thưởng thức hải sản tươi sống cũng là một “đặc sản” không thể thiếu. Tuy nhiên, với nhiều người, hải sản lại tiềm ẩn nguy cơ gây dị ứng – từ nhẹ đến nghiêm trọng – nếu không biết lựa chọn và ăn đúng cách.Dưới đây là 6 loại hải sản phổ biến nhưng có khả năng gây dị ứng cao, đặc biệt với người có cơ địa nhạy cảm:
  • Tập luyện không chỉ dáng đẹp – còn giúp da sáng mịn bất ngờ!

    Tập luyện không chỉ dáng đẹp – còn giúp da sáng mịn bất ngờ!

    Chúng ta thường biết đến lợi ích của vận động đối với sức khỏe tim mạch, cân nặng hay tinh thần. Tuy nhiên, ít ai ngờ rằng việc duy trì thói quen vận động đều đặn còn mang lại một “tác dụng phụ” tuyệt vời: làn da sáng khỏe, tươi tắn từ bên trong. Vậy cơ chế nào khiến việc vận động giúp cải thiện làn da? Hãy cùng tìm hiểu.
  • Matcha và nguy cơ thiếu máu: Sự thật cần biết trước khi uống mỗi ngày

    Matcha và nguy cơ thiếu máu: Sự thật cần biết trước khi uống mỗi ngày

    Matcha – loại bột trà xanh nổi tiếng của Nhật Bản – từ lâu đã được yêu thích nhờ hương vị đặc trưng và các lợi ích sức khỏe như chống oxy hóa, tăng cường năng lượng và hỗ trợ giảm cân. Tuy nhiên, gần đây xuất hiện một số lo ngại rằng việc tiêu thụ matcha quá thường xuyên có thể gây thiếu máu do thiếu sắt. Liệu điều này có cơ sở khoa học?