Những cách nhanh hết sản dịch cho phụ nữ sau sinh, tránh ứ dịch lòng tử cung

Sản dịch nếu kéo dài, ra quá ít hoặc quá nhiều sẽ nguy hiểm cho phụ nữ sau sinh. Vậy nên, các mẹ cần biết cách nhanh hết sản dịch

Sau khi sinh là lúc tử cung hoàn thành sứ mệnh, bắt đầu hồi phục. Thời điểm này, niêm mạc tử cung bị hoại tử, xơ hóa, bong ra lẫn với những cục máu đông nhỏ từ vết thương nơi nhau bám, cùng chất nhầy tử cung thoát ra ngoài. Đó chính là sản dịch. Khi sản dịch kéo dài, cách nhanh hết sản dịch thế nào được nhiều chị em sau sinh quan tâm.

Thực phẩm nhanh hết sản dịch

1. Ăn rau ngót là cách nhanh hết sản dịch

Đây là cách tống sản dịch sau sinh mổ được rất nhiều bà mẹ bỉm sữa truyền tai nhau bởi ăn rau ngót thường xuyên sẽ giúp co thắt tử cung, làm tống sản dịch ra ngoài.

nhanh het san dich

Cách làm sạch sản dịch sau sinh mổ bằng nước rau ngót rất đơn giản với các bước sau:

  • Rau ngót ngâm nước muối, rửa thật sạch dưới vòi nước và để ráo.
  • Dùng máy xay sinh tố xay nhuyễn với một chút muối.
  • Uống mỗi ngày một cốc, duy trì 3-5 ngày sẽ giúp tống sản dịch, trị sót nhau cũng như giúp tử cung nhanh hồi phục.

Các mẹ cũng có thể ăn canh rau ngót với thịt bằm, hoặc nấu nước rau ngót để uống. 

2. Ăn trứng và đậu phụ

Đây là món ăn cực kỳ đơn giản, dễ làm đã được rất nhiều mẹ áp dụng để tống sản dịch ra ngoài nhanh hơn.

Mẹ chỉ cần chuẩn bị 2 bìa đậu phụ trắng, 2 quả trứng gà, 1 chút đường trắng. Đậu phụ cắt miếng nhỏ rồi nấu cùng trứng thành canh, nêm nếm một chút đường và ăn như bình thường.

Mỗi ngày ăn một lần vào sáng sớm khi mà bụng đang đói, liên tục trong 4 ngày sẽ giúp sản dịch ra nhanh hơn.

nhanh het san dich

3. Uống nước chè vằng để nhanh hết sản dịch

Đây là cách chữa ứ sản dịch dân gian đã được ông bà ta áp dụng từ xưa đến nay. Các mẹ hãy mua chè vằng được bán ở các cửa hàng thuốc bắc. Hãm giống như trà để uống mỗi ngày thay cho nước lọc.

nhanh het san dich

Nước chè vằng không chỉ giúp đẩy sản dịch ra ngoài mà còn hỗ trợ tiêu hóa, giảm cân, bổ máu, lợi sữa. Vậy nên rất nhiều phụ nữ sau sinh đã duy trì việc uống nước chè vằng trong suốt thời gian ở cữ.

Chế độ sinh hoạt để nhanh hết sản dịch sau sinh

1. Vệ sinh vùng kín sạch sẽ

Sau khi sinh, tử cung tiếp tục co bóp đẩy sản dịch ra ngoài. Lúc này, vi khuẩn bên ngoài dễ xâm nhập vào tử cung qua đường sinh dục, tử cung lúc này trở thành môi trường thuận lợi để gây nhiễm trùng âm đạo.

Việc vệ sinh vùng kín sau sinh lúc này rất quan trọng. Nên thay băng vệ sinh 3 giờ/lần, mỗi lần thay cần vệ sinh vùng kín bằng nước ấm, sau đó thì lau khô. Tốt nhất nên dùng nước đun sôi để nguội hoặc nước ấm. Có thể vệ sinh bằng dung dịch sát khuẩn betadine pha loãng.

Cần tắm gội hàng ngày, nhưng tắm nhanh trong phòng kín gió, sau đó lau khô người, sấy tóc.

nhanh het san dich

2. Vận động và nghỉ ngơi thích hợp

Sản phụ cần phải nghỉ ngơi để phục hồi năng lượng. Tuy nhiên, cũng không nên nằm quá nhiều. Nếu mệt, bạn hãy cử động chân tay nhẹ nhàng trước khi ngồi dậy. Khi đã đỡ mệt, nên vận động nhẹ nhàng, nằm nhiều khiến cho máu huyết khó lưu thông.

Với những sản phụ sinh mổ ngay khi ống thông tiểu được lấy ra, sản phụ có thể bước xuống giường, tập đi lại nhẹ nhàng. Lười vận động sau khi sinh mổ làm nhu động ruột chậm hồi phục, dẫn đến chứng táo bón khó chịu.

3. Không nằm gác chân, nịt bụng quá chặt

Nhiều sản phụ sau sinh thường nằm gác chân lên nhau vì nghĩ sẽ giúp âm đạo khép lại. Nhưng thực tế điều này sẽ khiến sản dịch không thoát được ra ngoài (bế sản dịch).

Bạn cũng không nên thắt lưng hoặc nịt bụng quá chặt. Vì như vậy sẽ cản trở quá trình phục hồi thành bụng, các cơ quan sinh sản trở về đúng vị trí. Nịt bụng quá chặt gây sa tử cung, phình âm đạo, sản dịch không thoát hết ra ngoài.

Đây là các cách để nhanh chóng đẩy sản dịch ra ngoài. Nếu quá trính sản dịch kéo dài, kèm theo các triệu chứng lạ, bạn nên tới các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị.

Nguồn : bau.vn

  • Ba tháng đầu thai kì mẹ bầu nên và không nên ăn gì ?

    Ba tháng đầu thai kì mẹ bầu nên và không nên ăn gì ?

    Mang thai 3 tháng đầu là giai đoạn quan trọng vì đây là thời điểm thai nhi hình thành các cơ quan chính. Chế độ ăn uống hợp lý giúp mẹ bầu khỏe mạnh và hỗ trợ sự phát triển toàn diện của bé. Dưới đây là những thực phẩm nên và không nên ăn trong tam cá nguyệt đầu tiên.
  • 7

    7 "tuyệt chiêu" giảm cân sau sinh

    Lấy lại vóc dáng sau khi sinh con là mong muốn của nhiều bà mẹ. Sau đây là 7 "tuyệt chiêu" về chế độ ăn sau sinh, giúp các chị em thành công và luôn cảm thấy thoải mái trong suốt chặng đường giảm cân sau sinh.
  • Mẹ bầu cần tiêm những loại vắc xin nào ?

    Mẹ bầu cần tiêm những loại vắc xin nào ?

    Tiêm vắc xin cho bà bầu là “lá chắn kép” bảo vệ toàn diện cho sức khỏe mẹ bầu và ngăn chặn nguy cơ biến chứng nặng, dị tật thai nhi,… cho em bé trong suốt hành trình hơn 9 tháng thai kỳ và sinh con khỏe mạnh.
  • Ba mẹ cần chuẩn bị gì trước khi có em bé ?

    Ba mẹ cần chuẩn bị gì trước khi có em bé ?

    Quá trình chuẩn bị có em bé là khoảng thời gian vô cùng háo hức và thú vị. Tuy nhiên đi kèm theo đó là vô vàn nỗi lo như tình trạng sức khỏe, chế độ ăn uống, thuốc men và trách nhiệm làm cha mẹ khi chuẩn bị chào đón thành viên mới sắp chào đời của gia đình. Vậy ba mẹ cần chuẩn bị những gì trước khi có em bé ?
  • Mẹ bầu nên hạn chế ăn những loại trái cây nào khi mang thai ?

    Mẹ bầu nên hạn chế ăn những loại trái cây nào khi mang thai ?

    Trái cây rất tốt cho sức khỏe mẹ bầu vì cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ, nhưng không phải loại nào cũng an toàn. Một số trái cây có thể gây co thắt tử cung, tăng nguy cơ sảy thai hoặc ảnh hưởng đến thai nhi nếu ăn quá nhiều. Dưới đây là những loại mẹ bầu nên hạn chế hoặc tránh ăn:
  • Nguyên nhân gì khiến phụ nữ sau sinh dễ bị đau nhức xương khớp ?

    Nguyên nhân gì khiến phụ nữ sau sinh dễ bị đau nhức xương khớp ?

    Sau khi sinh, nhiều phụ nữ gặp phải tình trạng đau nhức xương khớp, đặc biệt ở lưng, gối, cổ tay và hông. Đây là vấn đề phổ biến nhưng không phải ai cũng hiểu rõ nguyên nhân. Dưới đây là những lý do chính giải thích vì sao mẹ bỉm dễ bị đau nhức xương khớp sau sinh.