Tiêu xương răng là một trong những hậu quả nghiêm trọng sau khi mất răng. Tình trạn này kéo dài sẽ dẫn đến đau đơn, ảnh hưởng đến chất lượng và số lượng xương hàm. Đồng thời, gây mất thẩm mỹ và hạn chế khả năng nhai và việc làm răng giả sau này. Vậy nguyên nhân và cách phòng tránh tình trạng này như thế nào? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây của Bau.vn nhé!
1. Tiêu xương răng là gì?
Tiêu xương răng là tình trạng giảm mật độ, chiều cao cũng như số lượng và thể tích của xương ổ răng, xung quanh chân răng. Xương ổ khá mềm, là liên kết của hợp chất muối kháng nên chúng dễ bị tiêu hủy khi có vi khuẩn xâm nhập. Tuy nhiên, có 2 nguyên nhân dẫn đến tiêu xương răng:
- Nhiều cao răng và viêm nướu: Khi bị viêm nướu và nhiều cao răng tích tụ lâu ngày, đó chính là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, làm đứt các dây nha chu dần dần. Sau đó, chúng sẽ lan rộng xuống chân răng, hình thành nên các túi nha chu, xâm nhập vào ổ răng và làm tiêu xương răng.
- Mất răng: Khi răng bị mất, ổ răng rỗng nếu không được đắp lại bằng 1 chân răng mới thì xương ổ mềm không tự tái tạo kịp. Mà chúng có xu hướng xảy ra tình trạng xương bị sụt dần vào khoảng trống và thấp dần đi so với chiều cao ban đầu. Tình trạng này có thể dẫn đến nhiều vấn đề răng miệng và ảnh hưởng đến cấu trúc xương-răng tổng thể.
2. Tiêu xương ổ răng gây ra hậu quả gì?
Tiêu xương hàm: Tiêu xương răng sẽ dẫn đến tiêu xương hàm trên và hàm dưới. Điều này có thể thay đổi kích thước bao đầu của hàm răng và thay đổi tổng thể khuôn mặt bạn. Hiện tượng này dễ thấy ở những người mất nhiều răng hoặc mất răng toàn hàm, người đang đeo răng giả toàn hàm.
Tụt nướu: Xương ổ răng bị tiêu làm cho chiều cao và độ rộng của xương bị giảm theo, từ đó không nâng đỡ được nướu nên chúng sẽ bị thấp và tụt dần, lộ ra phần chân răng và tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn tấn công. Điều này làm cho khoảng nướu bị tiêu xương trũng xuống gây mất thẩm mỹ.
Răng dễ bị lung lay: Răng đứng thẳng và chắc chắn được là nhờ xương hàm nâng đỡ. Khi xương hàm bị tiêu và sụp xuống, chân răng sẽ bị lệch sang phần trống của xương đã mất nên răng bị xô lệch, dễ lung lay.
Suy giảm chức năng ăn và nhai: Tiêu xương ổ răng sẽ làm cho răng bị lệch, dẫn đến yếu đi và quai hàm trũng xuống nên khớp cắn bị lệch. Điều đó làm cho răng không đủ lực nhai và nghiền thức ăn như bình thường.
3. Các biện pháp phòng ngừa
Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh
Thiết lập cho bản thân chế độ ăn uống đầy đủ các dưỡng chất và lành mạnh để giúp răng chắc khỏe hơn. Bởi khi thiếu chất, sức khỏe răng miệng bị ảnh hưởng tiêu cực. Ví dụ như thiếu vitamin C, sẽ gây ra bệnh viêm nướu và chảy máu chân răng thường xuyên.
Bổ sung vitamin D
Vitamin D có tác dụng hỗ trợ cơ thể hấp thụ canxi, vì thế chúng rất quan trọng với sức khỏe của xương. Bạn có thể bổ sung qua các thực đơn ăn uống hằng ngày như lòng đỏ trứng, hàu, thịt, tôm, cá ngừ, sữa và các chế phẩm từ sữa…
Vệ sinh răng miệng đúng cách
Làm sạch răng miệng ngày 2 lần sáng và tối trước khi đi ngủ. Bạn nên chọn những bàn chải có đầu lông mềm, nhỏ để có thể đánh sạch mọi ngóc ngách, không để lại thức ăn thừa.
Đối với những người bị lợi yếu, không nên sử dụng tăm mà hãy dùng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn ở các kẽ răng.
Hãy khám răng định kỳ. Nhiều người thường bỏ qua hoặc coi nhẹ vấn đề này, nhưng hãy cố gắng 6 tháng đi khám răng để phát hiện các vấn đề về răng lợi sớm hơn.
Trên đây là các cách phòng tránh bệnh tiêu xương hàm để bạn có hàm răng khỏe mạnh hơn.
Nguồn : bau.vn