Những điều cần lưu ý khi ăn lẩu để không mang bệnh vào người

Vào mùa thu và mùa đông, món lẩu đặc biệt được mọi người yêu thích. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau để không ảnh hưởng sức khỏe.

Gần đây thời tiết bắt đầu trở lạnh hơn nên một nồi lẩu ấm cúng ngồi quây quần tám chuyện cùng bạn bè, người thân sẽ là sự lựa chọn lý tưởng vào buổi tối. Nhưng trước khi có ý định ăn lẩu vào ngày lạnh, bạn nên thuộc lòng 5 lưu ý khi ăn lẩu dưới đây để bảo vệ sức khỏe an toàn.

Những lưu ý khi ăn lẩu để không ảnh hưởng đến sức khỏe:

1. Không ăn quá nhanh vì dễ gây tổn thương đường tiêu hóa

lưu ý khi ăn lẩu

Nhiệt độ bình thường của trà và các món ăn nóng sẽ dao động ở khoảng 35 – 40 độ C. Tuy nhiên, nhiệt độ của nước lẩu đang sôi sùng sục lại có thể chạm mức tới 110 độ C. Chính vì vậy, các nguyên liệu vừa mới vớt ra khỏi nồi lẩu thường rất nóng. Nếu ngay lập tức cho vào miệng thì chắc chắn sẽ làm tổn thương màng nhầy của đường tiêu hóa và khoang miệng. Hậu quả là dễ gây viêm loét dạ dày nên bạn cần chú ý đợi nguội hoặc chấm chút gia vị rồi mới ăn nhé!

2. Không ăn đồ nhúng còn tái, đỏ

Khi ăn lẩu sẽ không thể thiếu những món thịt nhúng hấp dẫn như thịt bò, cá, thịt gà… Nhiều người thích vị tươi mềm nên ngay khi thả thịt sống vào nồi đã nhanh chóng gắp ra ăn ngay lúc còn tái mà không để ý xem đã chín kỹ bên trong chưa. Việc ăn thịt nhúng còn tái, đỏ rất dễ làm vi khuẩn và ký sinh trùng dễ dàng xâm nhập vào đường tiêu hóa.

lưu ý khi ăn lẩu

Do đó, bạn cần chú ý với thịt thái mỏng thì nên nhúng trong nồi đun khoảng 1 phút để thịt chín kỹ hoàn toàn. Còn với các loại viên hay tôm, sò, ốc thì nên nhúng trên 5 phút. Tất nhiên thì bạn cũng cần đợi nồi lẩu sôi cao thì mới thả đồ nhúng vào để bảo đảm đồ ăn đã được làm nóng kỹ.

3. Không ăn lẩu rồi uống đồ lạnh cùng lúc

lưu ý khi ăn lẩu

Lẩu chua cay thường dễ gây toát mồ hôi khi ăn nên nhiều người thường uống thêm nước lạnh để giải tỏa cảm giác nóng trong người. Tuy nhiên, cách ăn này lại dễ gây hại tới đường ruột và dạ dày. Khi ăn lẩu mà uống nước đá có thể kích thích dạ dày co bóp, giảm tiết dịch tiêu hóa và làm giảm thời lượng làm việc của men tiêu hóa, từ đó gây cản trở quá trình tiêu hóa.

4. Không dùng chung một đôi đũa để gắp đồ sống, đồ chín

Khi nhúng đồ ăn vào nồi lẩu, đũa thường chạm vào cả nguyên liệu sống và chín. Thậm chí, có người còn dùng chung một đôi đũa để vừa nhúng thịt sống, vừa gắp thịt chín ra ăn. Điều này rất dễ đưa vi khuẩn trong thức ăn sống đi vào khoang miệng. Vậy nên, bạn cần chú ý chuẩn bị 2 đôi đũa chuyên dùng để gắp đồ sống và đồ chín riêng khi ăn.

5. Thay nước lẩu nếu ăn lâu

Rất nhiều người cho rằng, nước lẩu là tập hợp tinh hoa từ các thực phẩm khác nhau, ngon và bổ dưỡng, nhưng thực tế không phải như vậy. Nồi lẩu sôi đi sôi lại thì vitamin và các yếu tố có lợi khác đã bị phá hủy, trong khi lượng chất béo bão hòa, natri, purine và các thành phần gây hại khác sẽ tăng cao, là nguy cơ gây béo phì, xơ vữa động mạch, gout, tiểu đường hoặc một số bệnh khác. Nếu trong lúc ăn lẩu còn uống bia, rượu thì hại càng thêm hại.

Nên uống ít nước lẩu và nên uống khi mới nấu. Khi nồi lẩu nấu quá 60 phút, nó sẽ chứa rất nhiều nitrit, nếu muốn ngồi tiếp thì nên thay nước lẩu.

Nguồn : bau.vn

  • Tập luyện không chỉ dáng đẹp – còn giúp da sáng mịn bất ngờ!

    Tập luyện không chỉ dáng đẹp – còn giúp da sáng mịn bất ngờ!

    Chúng ta thường biết đến lợi ích của vận động đối với sức khỏe tim mạch, cân nặng hay tinh thần. Tuy nhiên, ít ai ngờ rằng việc duy trì thói quen vận động đều đặn còn mang lại một “tác dụng phụ” tuyệt vời: làn da sáng khỏe, tươi tắn từ bên trong. Vậy cơ chế nào khiến việc vận động giúp cải thiện làn da? Hãy cùng tìm hiểu.
  • Matcha và nguy cơ thiếu máu: Sự thật cần biết trước khi uống mỗi ngày

    Matcha và nguy cơ thiếu máu: Sự thật cần biết trước khi uống mỗi ngày

    Matcha – loại bột trà xanh nổi tiếng của Nhật Bản – từ lâu đã được yêu thích nhờ hương vị đặc trưng và các lợi ích sức khỏe như chống oxy hóa, tăng cường năng lượng và hỗ trợ giảm cân. Tuy nhiên, gần đây xuất hiện một số lo ngại rằng việc tiêu thụ matcha quá thường xuyên có thể gây thiếu máu do thiếu sắt. Liệu điều này có cơ sở khoa học?
  • Lối đi riêng cho người dễ béo: Mẹo giảm cân khoa học an toàn

    Lối đi riêng cho người dễ béo: Mẹo giảm cân khoa học an toàn

    Giảm cân vốn đã là một hành trình gian nan, nhưng với những người có cơ địa dễ tăng cân – hay còn gọi là “dễ hấp thu, khó tiêu hao” – thì cuộc chiến với cân nặng càng trở nên cam go hơn. Tuy nhiên, với những chiến lược khoa học và kỷ luật hợp lý, bạn hoàn toàn có thể làm chủ vóc dáng của mình.Dưới đây là một số mẹo giảm cân hiệu quả dành riêng cho người có cơ địa dễ tăng cân:
  • Thức uống rẻ tiền nhưng lợi hại: Nước dừa và loạt công dụng ít ai ngờ

    Thức uống rẻ tiền nhưng lợi hại: Nước dừa và loạt công dụng ít ai ngờ

    Trong những ngày hè oi bức hoặc sau một buổi vận động mệt nhoài, một ly nước dừa mát lạnh có thể khiến bạn lập tức thấy khỏe khoắn và tỉnh táo hơn. Nhưng ít ai biết rằng, nước dừa không chỉ là thức uống giải khát thông thường, mà còn là một "thức uống tự nhiên kỳ diệu" nhờ hàm lượng dinh dưỡng đa dạng và lợi ích sức khỏe mà nó mang lại.
  • Nên làm gì để cơ thể phục hồi nhanh hơn sau khi bị cúm ?

    Nên làm gì để cơ thể phục hồi nhanh hơn sau khi bị cúm ?

    Khi bị cúm, cơ thể cần năng lượng để chiến đấu với virus.Vậy nên,để cơ thể phục hồi nhanh hơn sau khi bị cúm, bạn có thể làm những việc sau:
  • Đừng uống nước dứa tùy tiện! Đây là thời điểm tốt nhất theo chuyên gia dinh dưỡng

    Đừng uống nước dứa tùy tiện! Đây là thời điểm tốt nhất theo chuyên gia dinh dưỡng

    Dứa (hay còn gọi là thơm, khóm) không chỉ là loại trái cây nhiệt đới thơm ngon mà còn là “kho dinh dưỡng” tự nhiên với nhiều lợi ích cho sức khỏe. Uống nước dứa mang lại nhiều công dụng như tăng cường miễn dịch, hỗ trợ tiêu hóa, làm đẹp da và kháng viêm. Tuy nhiên, để tận dụng tối đa các lợi ích này, việc lựa chọn thời điểm uống nước dứa rất quan trọng.