Những điều mẹ bầu cần biết về tiểu đường thai kỳ

Bệnh tiểu đường thai kỳ là một trong những vấn đề được các thai phụ quan tâm hàng đầu bởi nếu không điều trị kịp thời bệnh có thể gây nguy hiểm cho mẹ và thai nhi. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này.

Theo thống kê, tại Việt Nam tỷ lệ thai phụ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ lên tới 20,3%. Tiểu đường thai kỳ rất nguy hiểm bởi có thể gây nguy hại cho sức khỏe của mẹ và thai nhỉ cùng với sự phát triển của trẻ sau khi sinh.

benh tieu duong thai ky

Tiểu đường thai kỳ là gì?

Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO, tiểu đường thai kỳ là “tình trạng rối loạn dung nạp glucose ở bất kỳ mức độ nào, khởi phát hoặc được phát hiện lần đầu tiên trong lúc mang thai”. Tình trạng này thường xảy ra ở nửa cuối của thai kỳ, từ khoảng tuần thú 24 trở đi. Tuy nhiên, bệnh thường không có triệu chứng cụ thể. Vì thế đi khám thai định kỳ và kiểm tra đường huyết thường xuyên sẽ giúp mẹ bầu phát hiện bệnh sớm để tránh gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Tại sao mẹ bầu lại dễ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ?

Thông thường, tuyến tụy của chúng ta sẽ tiết ra một lượng insulin thích hợp để vận chuyển glucose từ máu vào tế bào. Cơ chế này sẽ giúp nồng độ glucose được duy trì ở mức bình thường và ổn định. Nhưng khi mang thai, nhau thai tạo ra các hormone làm rối loạn quá trình sản xuất insulin. Do đó, cơ thể người mẹ buộc phải sản xuất nhiều insulin hơn để điều hòa glucose huyết.

Tuy nhiên, ở nhiều phụ nữ mang thai, tuyến tụy không cung cấp đủ hoặc ngưng sản xuất insulin. Hiện tượng này làm nồng độ glucose máu tăng cao và dẫn đến tiểu đường thai kỳ.

benh tieu duong thai ky

Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ cao

  • Có chỉ số BMI trên 30: béo phì, thừa cân
  • Thai phụ tuổi cao (trên 35 tuổi)
  • Có tiền sử tiểu đường trong lần mang thai trước
  • Từng bị thai lưu trong 3 tháng cuối thai kỳ
  • Từng sinh con nặng hơn 4,5 kg
  • Có người thân trong gia đình bị tiểu đường

Biến chứng của tiểu đường thai kỳ

Đối với mẹ

  • Tăng huyết áp: là khởi đầu chp nhiều bệnh lý nghiêm trong về sau như tiền sản giật, tai biến mạch máu não, suy gan, suy thận,…
  • Dễ gặp các biến chứng thai kỳ như tiền sản giật, nhiễm trùng, băng huyết sau sinh,…
  • Khó sinh
  • Dễ sinh non, thai lưu, đa ối và vỡ ối
  • Thai phụ mắc tiểu đường thai kỳ nếu không kiểm soát đường huyết tốt sẽ dễ nhiễm khuẩn niệu.

benh tieu duong thai ky

Đối với thai nhi

  • Dễ bị hội chứng hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh
  • Có nguy cơ dị tật hoặc tử vong
  • Dễ bị thừa cân gấp 3,5 lần so với các bé khác
  • Dễ bị vàng da trong khoảng 1 tháng đầu sau sinh

Dấu hiệu của bệnh tiểu đường thai kỳ

benh tieu duong thai ky

  • Luôn cảm thấy khát nước
  • Khô miệng
  • Mệt mỏi kéo dài
  • Đói và ăn nhiều hơn
  • Đi tiểu nhiều lần trong ngày, nước tiểu có mùi lạ
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân
  • Vết thương khó lành

Nguồn : bau.vn