Những điều mẹ nên và không nên làm khi bị rụng tóc sau sinh

Bài viết nêu ra những điều mẹ nên và không nên làm khi bị rụng tóc sau sinh để các mẹ có được một mái tóc khỏe đẹp. Các mẹ hãy cùng làm theo nhé!

Dưới đây là những điều mẹ nên và không nên làm khi bị rụng tóc sau sinh:

1. Không nên làm gì khi bị rụng tóc sau sinh?

Đừng vội vàng cắt tóc ngắn để giảm thiểu lượng tóc gẫy rụng mỗi khi chải, bạn vẫn có cơ hội bảo vệ và phục hồi mái tóc dài đã kỳ công chăm sóc của mình nếu áp dụng những hướng dẫn ở phần sau.

Đừng để mái tóc bị buộc quá chặt. Buộc tóc sẽ tiện và gọn gàng hơn, nhưng thay vì buộc chặt bạn hãy buộc nó thật lỏng để giản tình trạng gãy rụng thêm.

Đừng để mái tóc của bạn bị thiệt hại nhiều hơn từ thuốc nhuộm và các loại tác động khác từ máy uốn. máy sấy, hoặc kéo tóc.

Đừng đi ngủ khi đang buộc tóc trên đầu vì nó có thể làm lay gốc tóc, ở thời điểm da đầu đang nhạy cảm như lúc này, bất kì tác động nào cũng nên hạn chế.

Những điều mẹ nên và không nên làm khi bị rụng tóc sau sinh hình 1

Không ngừng cho con bú sữa mẹ chỉ vì bạn đã nghe nói rằng việc cho con bú làm cho rụng tóc hậu sản tồi tệ hơn – không có nghiên cứu nào chứng minh điều này và cho con bú thật sự mang lại rất nhiều lợi ích cho bạn và cả em bé.

2. Nên làm gì khi bị rụng tóc sau sinh?

Có 2 việc bạn cần làm để tìm lại được vẻ đẹp cho mái tóc như thời son rỗi. Đó là:

Giảm tóc rụng và kích thích tóc mọc thêm.

Hãy thử kiểu tóc khác nhau để che giấu sự mất mát của tóc, như rẽ ngôi tóc ở một vị trí khác chẳng hạn.

Để giảm thiểu tóc rụng, cố gắng chỉ tác động nhẹ nhàng lên tóc. Không gội đầu nhiều hơn mức cần thiết, và khi gội nên lựa chọn loại dầu gội, xả tóc có nguồn gốc thiên nhiên,

Tránh các can thiệp lên tóc cho tới khi hiện tượng tóc rụng ngưng lại, như làm thẳng, uốn xoăn và nhuộm.

Cũng không nên sử dụng các dụng cụ tác động nhiệt lên tóc như máy là, máy uốn hay máy sấy tới khi tóc ngừng rụng.

Cố gắng ngủ khi có thể, những lúc em bé ngủ bạn cũng tranh thủ chợp mắt vì thiếu ngủ sẽ làm cho hiện tượng rụng tóc thêm ảnh hưởng.

San sẻ công việc với chồng và gia đình, cho mình chút không gian thư giãn.

Ngăn ngừa stress: Phụ nữ sau sinh do thay đổi nội tiết tố cơ thể nên rất dễ bị kích động và stress. Để hạn chế tình trạng này, các mẹ nên cố gắng thư giãn đầu óc, không suy nghĩ nhiều. Massage thư giãn khi chải tóc sẽ làm bạn giảm đau đầu và rụng tóc.

Những điều mẹ nên và không nên làm khi bị rụng tóc sau sinh hình 2

Bổ sung dưỡng chất cho cơ thể. Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh. Bạn đang nuôi con bằng sữa của mình vì vậy cần được bổ sung đầy đủ dưỡng chất: sắt, kẽm, protein, vitamin..là những chất cần thiết. Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh với rau củ và trái cây. Những thực phẩm này không chỉ tốt cho sức khỏe của bạn mà còn chứa flavonoid và các chất chống oxy hóa giúp bảo vệ nang tóc của bạn. Thêm vào đó, chúng cũng kích thích tóc mọc nhanh hơn, có thể bù đắp nhanh lượng tóc rụng đi sau khi sinh.

Bổ sung Keratin, dưỡng chất không thể thiếu cho mái tóc

Có thể bạn chưa biết, Keratin – thành phần kết cấu chính của tóc, chiếm 70% cấu tạo của sợi tóc giúp tóc bóng khỏe và chống lại tác động của môi trường cùng các điều kiện bất lợi bên ngoài.

Keratin là lớp phủ ngoài có tác dụng như tấm áo bảo vệ cho tóc. Sợi tóc chắc khỏe hay yếu gãy, óng mượt hay khô xơ phần lớn đều dựa vào chất sừng Keratin ở phần biểu bì này.

Bạn có thể cung cấp Keratin qua 2 cách: sử dụng các sản phẩm chăm sóc có chứa thành phần Keratin trong quá trình gội đầu và bổ sung những dưỡng chất cấu thành nên Keratin thông qua chế độ ăn uống.

Với cách thứ nhất, bạn nên chọn lựa các sản phẩm dầu gội, xả, hấp có bổ sung collagen và Keratin để bù lấp những khoảng trống trên thân tóc do hư tổn để lại. Cách này có thể mang đến kết quả nhìn thấy ngay lập tức, tuy nhiên cách này chỉ có kết quả trong thời gian ngắn, mái tóc có thể suôn mượt hơn trong thời gian đầu nhưng không giảm rụng và đặc biệt không kích thích tóc con mọc thêm.

Với cách thứ hai, sẽ đạt được kết quả lâu dài, bạn có thể bổ sung dưỡng chất thông qua thực phẩm cơ thể hấp thụ hằng ngày. Tuy nhiên, nếu chỉ bổ sung những dưỡng chất cấu thành nên Keratin thông qua chế độ ăn uống thì rất khó để đảm bảo cung cấp đủ lượng Keratin mà cơ thể cần để nuôi tóc. Bởi vì ngoài việc cơ thể có thể không hấp thụ đủ chất, tình trạng thực phẩm bẩn tràn lan cũng khiến lượng dưỡng chất bị mất đi đáng kể trước khi được đưa vào cơ thể người. Do đó, ngoài việc cố gắng ăn uống thật nhiều các loại thực phẩm tốt cho tóc thì bạn có thể bổ sung trực tiếp Keratin bằng đường uống.

Những điều mẹ nên và không nên làm khi bị rụng tóc sau sinh hình 3

Sử dụng thực phẩm giàu Keratin trong bữa ăn hàng ngày

Hy vọng rằng với những điều mẹ nên và không nên làm khi bị rụng tóc sau sinh mà Bau.vn nêu ở trong bài viết trên sẽ giúp ích cho các mẹ. Các mẹ hãy làm theo để có được một mái tóc khỏe đẹp nhé! Chúc các mẹ sớm có một mái tóc như ý!

Nguồn : bau.vn

  • Vượt qua nỗi ám ảnh rụng tóc sau sinh chỉ với vài mẹo đơn giản

    Vượt qua nỗi ám ảnh rụng tóc sau sinh chỉ với vài mẹo đơn giản

    Sau sinh, mái tóc bỗng trở nên thưa thớt, yếu ớt và rụng từng mảng khiến nhiều bà mẹ lo lắng. Đây là tình trạng phổ biến, nhưng có thể cải thiện nếu biết cách chăm sóc đúng. Vậy tóc rụng sau sinh là do đâu và làm sao để phục hồi?
  • Tại sao sữa mẹ là nguồn thức ăn tốt nhất cho trẻ ?

    Tại sao sữa mẹ là nguồn thức ăn tốt nhất cho trẻ ?

    Sữa mẹ là thức ăn hoàn chỉnh nhất, thích hợp nhất đối với trẻ, vì trong sữa mẹ có đủ chất dinh dưỡng cần thiết như đạm, đường, mỡ, năng lượng, vitamin và muối khoáng với tỷ lệ thích hợp cho sự hấp thụ và phát triển cơ thể trẻ. Bú mẹ, trẻ sẽ lớn nhanh, phòng được suy dinh dưỡng
  • Mẹ bầu thèm ăn suốt ngày: Bình thường hay dấu hiệu bất ổn?

    Mẹ bầu thèm ăn suốt ngày: Bình thường hay dấu hiệu bất ổn?

    Trong suốt thai kỳ, nhiều mẹ bầu thường xuyên cảm thấy đói hoặc thèm ăn một cách bất thường — thậm chí chỉ vừa ăn xong vẫn thấy muốn ăn tiếp. Cảm giác này có thể khiến mẹ bối rối, lo lắng không biết cơ thể mình có đang gặp vấn đề gì không, liệu có ảnh hưởng đến thai nhi không. Vậy, hiện tượng thèm ăn liên tục khi mang thai có phải là điều bất thường?
  • Mẹ bầu đái tháo đường nên ăn gì? Gợi ý thực phẩm giàu vi chất, an toàn cho thai kỳ

    Mẹ bầu đái tháo đường nên ăn gì? Gợi ý thực phẩm giàu vi chất, an toàn cho thai kỳ

    Trong thai kỳ, việc kiểm soát đường huyết là vô cùng quan trọng đối với những mẹ bầu mắc đái tháo đường. Bên cạnh việc tuân thủ chỉ định y khoa, chế độ dinh dưỡng hợp lý chính là "chìa khóa vàng" giúp đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, không ít mẹ bầu băn khoăn: ăn gì để vừa kiểm soát đường huyết, vừa bổ sung đủ vi chất thiết yếu cho sự phát triển của em bé?Dưới đây là danh sách những thực phẩm giàu vi chất nhưng vẫn an toàn cho mẹ bầu bị đái tháo đường, được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị.
  • Vì sao mẹ bầu hay mất ngủ? 6 nguyên nhân thường gặp và cách cải thiện tự nhiên

    Vì sao mẹ bầu hay mất ngủ? 6 nguyên nhân thường gặp và cách cải thiện tự nhiên

    Mang thai là một hành trình kỳ diệu nhưng cũng đầy thử thách, đặc biệt là với giấc ngủ. Rất nhiều mẹ bầu than phiền về tình trạng mất ngủ, khó ngủ hoặc ngủ chập chờn trong suốt thai kỳ. Giấc ngủ không chất lượng không chỉ khiến mẹ mệt mỏi, cáu gắt mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Dưới đây là 6 nguyên nhân phổ biến gây mất ngủ khi mang thai và những cách khắc phục tự nhiên, an toàn mà mẹ bầu có thể áp dụng ngay tại nhà.
  • Trầm cảm sau sinh không chỉ là nỗi buồn – mà là lời kêu cứu thầm lặng cần được ôm lấy

    Trầm cảm sau sinh không chỉ là nỗi buồn – mà là lời kêu cứu thầm lặng cần được ôm lấy

    Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khoảng 10–15% phụ nữ sau sinh có thể trải qua trầm cảm, với các biểu hiện như: buồn bã kéo dài, mất hứng thú, lo âu cực độ, mất ngủ, và trong một số trường hợp nặng – có ý nghĩ làm hại bản thân hoặc em bé.Nếu không được phát hiện và hỗ trợ kịp thời, trầm cảm sau sinh có thể làm gián đoạn quá trình gắn bó giữa mẹ và con, từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển cảm xúc, nhận thức và an toàn của đứa trẻ.